Bảng giá tham khảo

Vải áo

Size áo

Mẫu áo

Liên hệ

Các chi tiết về Áo thun đồng phục

0938 272 353 (Call, Zalo..)

Giới thiệu các chi tiết phụ áo thun - bo áo, trụ áo, tà áo, đắp cổ

Đây là bài viết tổng hợp các kiến thức về áo thun đồng phục nói riêng và áo thun nói chung. 
Các bạn có thể tìm hiểu rõ về các chi tiết phụ trong 1 chiếc áo thun sau khi đọc xong bài này.

Hy vọng các bạn có thêm được nhiều kiến thức bổ ích cho mình.
Xin cảm ơn bạn đã ghé qua.

2. Bo cổ, bo tay dệt may áo cổ bẻ

3. Xẻ lai áo - Xẻ tà áo thun cá sấu

5. Trụ áo thun, kích thước chi tiết

7. Nút áo thun - nút & vị trí nút

8. Cổ áo sơ mi - cổ áo vải thun

Mục lục bài viết:

1. Giới thiệu về áo thun cổ tròn & áo thun cổ bẻ

4. Đắp cổ áo, đắp cổ mặt trăng

6. Túi áo thun - kích cỡ, vị trí

9. Bo ríp, bo áo thun cổ tròn

10. Tem size áo thun, nhãn cổ, nhãn sườn

11. Tay áo kansai áo thun - không may bo

12. Dây cổ áo thun

13. Vai thường và vai chồm áo thun

14. In ấn & các vị trí in trên áo thun

15. Thêu vi tính & các vị trí thêu

16. Chỉ may áo thun &  các loại chỉ thường dùng

17. Máy may áo thun & các loại máy thường dùng

18. Hoàn thiện áo thun - cắt chỉ, ủi áo, đóng gói áo

19. Size áo thun & hai loại size cơ bản

20. Thời gian may áo thun đồng phục bao lâu?

1. Giới thiệu về áo thun cổ tròn & áo thun cổ bẻ

Áo thun ngày nay thường dùng để chỉ những chiếc áo được mặc tròng đầu không cần gài nút. Áo thun có thể trơn hoặc có họa tiết hình in /thêu trên áo.
Áo thun là từ phổ biến, ở một số vùng miền phía Bắc Việt Nam, có vài nơi sử dụng cụm từ áo phông (tiếng địa phương), thay cho áo thun. Tại miền nam, có nơi gọi Áo phông thay cho áo t-shirt màu trắng trơn.

Áo thun cổ tròn là gì?

Áo thun cổ tròn

Mẫu thiết kế áo nhóm đẹp tham khảo

Áo thun cổ bẻ (cổ trụ) là gì? Áo thun polo là gì? Áo thun Lascote là gì?

Áo thun có cổ (hay còn gọi là áo thun cổ bẻ) là loại áo thun có cổ áo giống như cổ áo sơ mi, tay ngắn và bo tròn, đính cùng 2 đến 3 chiếc cúc áo. Đây là một loại áo thời trang với phong cách thể thao rất được ưa chuộng hiện nay.
Áo thun cổ trụ (cổ bẻ có gài nút gọi là trụ áo) thường được dệt bo từ sợi cotton hoặc sợi PE (Polyeste). Áo thun cổ bẻ thường có tay bo hoặc không có bâu tay.
Một số người vẫn hay gọi loại áo này là Áo thun polo hoặc áo thun cá sấu - tên này được đặt theo tên của những nhà tiên phong trong lĩnh vực áo thun dùng loại vải Lascote để may lên form áo này.

2. Bo cổ, bo tay dệt may áo cổ bẻ

Bo cổ dệt may áo thun cổ bẻ

Bo cổ, bo tay là gì?

Bo cổ áo là một loại vải được dệt theo kiểu đặt biệt để nó có thể co giãn 1 chiều, được thiết kế ra để may với mẫu áo thun có cổ, tạo nên form áo thun cổ bẻ.
Bo tay áo cũng như bo cổ, được thiết kế riêng cho form áo thun cổ bẻ, dùng để ổng tay áo ôm vào cánh tay cũng như tạo điểm nhấn cho tay áo.

Bo cổ, bo tay thường là đi theo thành 1 cặp, trong lĩnh vực áo thun đồng phục thì sẽ có 2 loại chính đó là:
- Bo cổ cùng màu: Thường được dệt bởi cơ sở sản xuất, nhuộm vải - để làm gì? mục đích là để màu của bo áo trùng với màu vải 100% khi may thành áo sẽ đẹp, chỉnh chu. Nếu dùng bo không cũng màu sẽ trông rất phản cảm.
- Bo cổ dệt sẵn: Đây là loại bo dệt riêng ở các cơ sở không sản xuất vải, thường dệt các loại bo đặc thù theo yêu cầu, ví dụ: Bo 1 sọc, 2 sọc khác nhau, bo nữa xanh nữa trắng... là các kiểu bo đặt biệt dệt theo yêu cầu.

Bo cổ, bo tay dệt là gì?

Các loại bo cổ, tay thường gặp trên thị trường

Trên thị trường có nhiều kiểu bo khác nhau, loại bo thường được sử dụng trong may áo thun nhiều nhất đó là bo dệt, bo được sản xuất bằng phương pháp dệt phổ thông từ sợi vải, nên gọi chung là bo dệt. Hỉnh ảnh các bạn có thể tham khảo bên dưới.

Bo cổ dệt sẵn thường bán ở các chợ bo sỉ

Chất lượng bo cổ, bo tay?

Đối với chất lượng bo áo, bo tay thì phải kể đến loại sợi dệt nên loại bo nay, nếu dùng loại sợi tốt như sợi có tỷ lệ cotton 65/35 thì bo sẽ đẹp hơn, cứng cáp hơn. Nếu dùng sợi Poly để dệt thì bo sẽ mềm hơn, dễ bị giãn hơn, thời gian sử dụng cũng ngắn hơn.
Thường thì bo theo xưởng dệt vải thì độ bền sẽ cao và tương đồng với vải thun hơn.
Còn nếu dùng bo mua sẵn ở chợ thì chất lượng sẽ thấp hơn, nhưng nếu bạn tự đặt dệt bo với số lượng lớn và yêu cầu sợi dệt tốt thì bo vẫn chất lượng nhé.

Bo cổ xanh 2 sọc trắng, thường được bán sẵn ở các chợ

3. Xẻ lai áo - Xẻ tà áo thun cá sấu

Trong form áo thun cá sấu - polo ở vị trí lai áo sẽ xẻ hai lai hai bên 1 rảnh nhỏ để trang trí và cũng là để tiện sử dụng phần lai áo rộng rãi thoải mái, không bị gò bó.
Cũng có nhiều cách xẻ lai áo, nhưng chủ đa số là may theo kiểu như ảnh bên dưới. 
Dùng 1 sợi dây, gọi là dây dù cùng màu để cố định và trang trí. Thường thì dây dù sẽ cùng màu với lại bo tay, bo cổ, dây cổ áo.

Xẻ lai áo, xẻ tà áo cá sấu là gì?

Khi nào thì xẻ tà, khi nào thì không?

Thường nếu không có yêu cầu gì đặt biệt thì xẻ tà lai áo thun chỉ áp dụng trên áo thun cá sấu, đối với loại vải này thì xẻ tà là đẹp nhất, còn đối với các loại vải mềm mại hơn như cotton, thun mè, thun lạnh thì thường không xẻ lai áo.
Nhưng nếu mẫu thiết kế có yêu cầu thì vẫn xẻ tà ở các loại vải đó vẫn được may như mẫu áo thun cá sấu. Ngoài ra ta thấy có nhiều kiểu xẻ tà trên các mẫu áo thời trang như áo polo xẻ lệch tà trước và sau áo 1 đoạn. Một số áo thời trang thì may lệch tà trước với tà sau 1 đoạn khá dài để tạo điểm nhấn cho trang phục.

Xẻ tà lai áo thun cá sấu

4. Đắp cổ áo, đắp cổ mặt trăng

Đắp cố là một miếng vải may thêm ngay vị trí sau cổ áo, thường là hình dáng mặt trăng thường được gọi là đắp cổ mặt trăng.
Công dụng: Khi mẫu áo thêu 1 chi tiết ở vị trí đắp cổ, ví dụ là áo Tommy, khi chúng ta mặt thì hình thêu sẽ cấn vào da của chúng ta, nên nhà cung cấp may thêm một mảng vải ở vị trí đó, mặt trong áo để ngăn cách sự cọ sát của hình thêu và da của chúng ta. Từ đó xuất hiện vị trí đắp cổ mặt trăng mà bạn thường thấy.
Sau này một số nơi thích chi tiết đó và muốn may để trang trí + giúp phần cố áo cứng cáp hơn.

Đắp cổ là gì? tại sao phải may đắp cổ?

May đắp cổ ở mặt sau của áo thun

5. Trụ áo thun, kích thước chi tiết

Trụ áo thun là vị trí được tạo ra để mở rộng ra giúp mặc áo thun thuận tiện hơn, được đóng mở bằng nút áo. Vừa dùng làm trang trí vừa dùng làm bị trí đóng mở khi mặc áo.
Trụ áo thun sẽ có 1 nẹp, 1 nẹp trên và 1 nẹp dưới, được bố trí theo 3 kiểu như hình bên dưới, mà trụ lá tiêu chuẩn là kiểu được sử dụng phổ biến nhất.

Trụ áo thun là gì? các loại trụ áo thun

Các loại trụ áo thun cơ bản

Mẫu trụ áo nữ cá sấu cổ bẻ

Kích thước trụ áo thun

Tùy theo form áo mà độ dài trụ sẽ khác nhau, loại trụ cơ bản sẽ có kích thước như sau:
- Dài trụ áo: 14-17cm
- Rộng trụ áo: 2.5 - 3.0 cm
Đối với áo thun nam trụ sẽ rộng hơn, chiều ngang 3.0cm và chiều dài là 16cm, đóng 2 nút áo.
Đối với áo thun nữ thì trụ sẽ nhỏ hơn, chiều ngang 2.5cm và chiều dài là 16cm, đóng 3 nút áo.

6. Túi áo thun - kích cỡ, vị trí

Túi áo thun là vị trí ở ngực trái hoặc ngực phái có bố trí dùng để chứa các vật dụng như bút, thước nhỏ, thuốc lá.
Túi thường được may cùng màu áo và đặt ở ngực trái.
Đôi khi ở ngực trái có trang trí logo lớn quá thì có thể may ở túi phía bên phải của áo.
Kích thước túi nam cơ bản là ngang 11cm x cao 12.5cm, túi áo nữ thì nhỏ hơn.
Túi có thể trang trí bằng cách in hoặc thêu trên nền túi rồi may lên trên áo.

Kích thước túi áo trước 

Túi áo thun là gì?

7. Nút áo thun - nút & vị trí nút

Nút áo thun 3 vị trí ở áo cá sấu nữ

Nút áo thun là công cụ dùng để đóng mở trụ áo thun ở dạng trụ lá cơ bản. 
Nút thì chúng ta đã gặp rất nhiều ở hầu hết các áo sơ mi, và nút của áo thun thì cũng tương tự, chỉ khác về màu sắc, kích thước một chút.

Nút áo thun là gì?

Nút áo thun thường dùng tương tự như loại này, chỉ thay đổi màu sắc

Nút áo thun có rất nhiều loại, cũng không cầu kỳ, mỗi một nơi đều có thể chọn loại nút mà mình cho là phù hợp nhất để sử dụng.
Giá trị của nút áo cũng không cao, thêm mỗi áo chỉ sử dụng từ 2-3 nút nên không đáng kể, khuyến cáo nên sử dụng loại nút tốt, 4 lỗ để đảm bảo đính nút được chặt, ít bị hư hỏng, bể trong quá trình thao tác cũng như sử dụng hằng ngày.

Có nhiều loại nút áo thun không?

8. Cổ áo sơ mi - cổ áo vải thun

Khi chúng ta không muốn dùng bo dệt để may áo thun thì có thêm một lựa chọn nữa, cũng thường được dùng đó là may lá cổ bằng vải thun cùng loại với vải may áo, sau đó dùng lá cổ ráp thành áo thay vì dùng bo vải dệt sẵn.
Loại này thường áp dụng khi nào? thường dùng cho loại vải mềm, mỏng như vải cotton, vải thun mè, vải thun lạnh... chống chỉ định với vải thun dày như vải cá sấu, vải cá mập.
Tại sao lại gọi là cổ sơ mi? bởi vì đó là kiểu may cổ của áo sơ mi, chúng ta mang sử dụng qua áo thun nên gọi là cổ sơ mi.

Cố áo sơ mi, cổ áo vải thun là gì?

Tại sao may bằng cổ vải thay vì bo dệt?

Trụ áo, tay áo được may bằng vải thun cùng loại khác màu

Khi người mặc muốn thay đổi phong cách so với kiểu bo dệt truyền thống thì sẽ đổi.
Khi người mặc muốn may áo mà bo áo và màu vải trùng 100% với nhau, trong trường hợp không có bo dệt cùng màu thích hợp thì sẽ dùng cách này.
Kiểu may này nhìn áo sẽ trở nên cứng cáp hơn, pha lẫn phong cách áo thun và sự cứng cáp ở phần cổ áo của sơ mi, tạo nên một phong cách mới lạ.

9. Bo rib, bo áo thun cổ tròn

Bo rib là gì?

Bo vải thun cổ tròn là gì?

Thông thường, với áo không cổ thì bo cổ trùng màu áo, và áo tay suông (không bo tay). 
Với áo không cổ thì bo cổ, bo tay phù hợp với bo rib hoặc bo vải.

Bo rib là loại bo được cắt từ vải thun rib. Vải thun Rib là loại đan với các sọc thẳng đứng xen kẽ hai loại viền khác nhau. Vải rib thường được cộng thêm sợi spandex để tăng chất lượng và co giãn của vải. Vì độ co giãn cao nên bo rib thường được may áo thun cho trẻ em để, tạo cảm giác thoải mái khi vận động , không bị gò bó, để lại vết hằn lên da.

Bo vải là loại bo dùng bằng chính loại vải may áo để làm bo.
Vải sử dụng phải là loại vải thun co giãn 4 chiều thì mới có đủ độ co giãn phù hợp để làm bo.

Cổ áo tròn được may bằng bo Rib

Cổ áo tròn được may bằng bo vải

10. Tem size áo thun, nhãn cổ, nhãn sườn

Tem dùng để phân biệt size áo thun với nhau gọi là tem size, thường gắn ở cổ áo là chủ yếu.
Một số nơi có thể gắn ở vị trí khác, có thể là in luôn trên áo, hoặc là dùng tem dán để gắn lên áo, bao bì.
Tem size của người lớn: Dùng size theo tiêu chuẩn của Việt Nam thường là các size như S, M, L, XL, XXL, XXL là chủ yếu.
Còn đối với trẻ em thì dùng size số: ví dụ số 1, số 2, số 3, số 4 ... cho tới số 11, số 12.
Ngoài ra đối với một số áo người lớn tuổi dùng hệ size số, ví dụ số 50, số 52, số 54...

Tem size áo thun là gì?

Nhãn size, nhãn cổ, nhãn sườn là gì?

Tem size áo gắn ở ở áo thường được sử dụng

Nhãn size là nhãn vừa có ghi chú size áo + thông tin về thương hiệu, sản phẩm kèm theo - thường được gắn ở trên cổ áo.
Nhãn cổ là nhãn giới thiệu về thông tin thương hiệu, loại vải, xuất xứ... mà được gắn ở trên cổ áo.
Nhãn sườn là nhãn giới thiệu về thông tin thương hiệu, loại vải, xuất xứ, hướng dẫn sử dụng... được gắn ở sườn áo gọi là nhãn sườn.
Ngoài ra còn có loại nhãn gắn ở lai áo như là trang trí, thường thể hiện thông tin thương hiệu của sản phẩm.

Nhãn size cổ áo và nhãn sườn hướng dẫn sử dụng

Nhãn sườn thường hay được sử dụng

Nhãn thương hiệu gắn ở lai áo

11. Tay áo kansai áo thun - không may bo

Áo thun cổ tròn thường không dùng bo tay mà chỉ gấp lai tay áo lại và may cố định lại.
Thường sẽ sử dụng máy Kansai để may nên mọi người hay gọi là tay kansai.
Nhìn vào hình ảnh bên dưới các bạn sẽ hình dung rõ hơn về tay kansai.

Tay áo may kansai

Khi nào thì may tay kansai?

Thông thường đối với một số vải mềm mại như cotton, thun lạnh, thun mè hoặc các vải tương tự thì thường sẽ may tay kansai, may như vậy để cho tay áo thẳng thớm, đẹp hơn so với kiểu may bo.
Tại sao ư? Bởi vì đối với các loại vải mềm thì may bo sẽ làm nhăn vị trí nối giữa bo áo và vải áo, làm như vậy áo trông sẽ gò bó và không đẹp, nên thường là may kansai.
Ngoài ra với phong cách thoải mái thì người mặc cũng không muốn dùng bo tay ôm vào cánh tay, để suông cảm thấy thoải mái, tự do hơn.

12. Dây cổ áo thun

Dây cổ là sợi dây dù được may dọc theo vị trí tiếp nối giữa áo và chân cổ áo, dùng để che đi điểm giao giữa vị trí nối, giúp em nhìn đẹp hơn, thẩm mỹ hơn.
Dây cổ thường được chọn là cùng với màu bo áo, và cũng sẽ cùng màu với tà áo.

Dây cổ là gì?

Dây cổ may trên áo thun cá sấu

13. Vai thường và vai chồm áo thun

Vai chồm là kỹ thuật cắt may ít thông dụng, thường một số ít người rất sành trong lĩnh vực may mặc mới biết được điều này.
Vai chồm là sao? Là vị trí tiếp nối giữa thân sau và thân trước lệch về phía trước, chồm về phía trước, gọi là vai chồm.
Tại sao phải may vai chồm? Bởi vì Khi may áo bâu đứng người ta thường may thân áo vai chồm để vai áo không bị nhăn, giúp form áo ổn định hơn.

Vai chồm là gì?

Vai thường là gì?

Bình thường đa số các nơi đều may theo dạng này, thân trước và thân sau của áo sẽ được cắt bằng nhau, sau khi may thành áo thì vị trí tiếp giáp sẽ nằm ở đỉnh vai áo của người mặc.
Với kỹ thuật may tốt như hiện nay thì may vai thường vẫn đảm bảo form áo ổn định, cũng không khác mấy với may vai chồm cả.

May vai chồm là 1 kỹ thuật lâu đời, cầu kỳ

14. In ấn & các vị trí in trên áo thun

Nếu các bạn chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực in ấn áo thun thì việc xác định vị trí và kích thước của mẫu in là điều không hề dễ dàng tý nào.
Tại sao không dễ? chẳng phải lên mạng search là ra thôi sao? 
Thực tế thì mỗi một xưởng in ấn sẽ có riêng cho mình bộ kích thước theo kinh nghiệm của xưởng và theo yêu cầu của khách hàng.
Tùy mỗi đối tượng khách hàng khác nhau mà kích cỡ in thêu cũng khác nhau. Thường thì hàng giá rẻ thì thích in lớn và hàng cao cấp thì sẽ thích in nhỏ hơn.

Kích thước hình in trên áo

Vị trí hình in trên áo thun

Đây là kinh nghiệm do mình tham khảo ở nhiều xưởng in + kinh nghiệm bản thân trong nghề in ấn, may áo thun đồng phục mà đưa ra con số.
Kích thước các vị trí in:
- Logo ngực: từ 6-12cm, nếu là hình tròn hoặc vuông thì từ 6-8cm, còn nếu là dòng chữ, hoặc logo ngang thì dài hơn từ 8-12cm tùy hình.
- Logo đắp cổ: Đắp cổ thì có thể in hình to hơn ở ngực 1 chút, thường sẽ là từ 12-16cm là đẹp nhất. Nếu là logo nhỏ, dòng chữ ít nét cũng có thể kích thước từ 6-12cm.
- Logo ở tay: Logo ở tay áo thì sẽ rơi vào tầm 8-12cm là vừa, khi mặc có thể nhìn thấy được hết nội dung in trên ống tay áo.
- Mặt trước áo: Mặt trước áo thì tùy hình in thường sẽ rơi vào tầm 23-30cm là đẹp, hình vuông, tròn, hình có chiều cao thì ngang nên là 23-25cm, còn hình dẹp thì ta nâng kích thước lên, cho đến khi nhìn vừa mắt là được.
- Mặt lưng áo: Mặt lưng áo thì tương tự như ở bụng, có thể rộng hơn ngực 1 chút, từ 25-32cm là con số vừa phải, đẹp, phù hợp với nhiều mẫu in.

Ngoài ra, nếu khách hàng có đưa ra yêu cầu thì chúng ta sẽ cân nhắc yêu cầu của khách hàng có hợp lý hay không để tư vấn cho chính xác, và sẽ in theo thông tin thống nhất hai bên để mẫu in đẹp và phù hợp với khách hàng nhất. Lưu ý là phù hợp với khách hàng nhất nha, không phải phù hợp với người in đâu. Đừng lấy quan điểm cá nhân mà áp đặt cho người khác nhé, không tốt đâu đấy.

Các vị trí in:
- Logo ngực:  Có thể là ngực trái hoặc ngực phải, tim của hình in sẽ nằm ở tim vị trí giữa trụ áo và nách khi mặt lên người.
- Logo đắp cổ: Đắp cổ thì cách đỉnh tầm 7cm nếu in bán thành phẩm, sau khi hoàn thiện sẽ tầm 5cm. Đó là cơ bản, còn nếu khách hàng logo nhỏ và muốn in sát lên trên thì thu hẹp khoảng cách lại.
- Logo ở tay: Logo ở tay áo thì cứ chia tim áo ra mà in, nếu in bán thành phẩm thì cách tay áo từ 4-6cm tùy hình in, đường may áo sẽ chém mất 1cm nha.
- Mặt trước áo: Tùy vào hình in và thiết kế để canh, vị trí k xác định
- Mặt lưng áo: Bình thường đỉnh hình in sẽ cách mép trên tầm 15cm đổ xuống là vừa, nếu hình in dẹp, ngang thì chúng ta có thể thu hẹp khoảng cách lại, 12-13cm cũng được.

Ngoài ra, nếu khách hàng có đưa ra yêu cầu thì chúng ta sẽ cân nhắc yêu cầu của khách hàng có hợp lý hay không để tư vấn cho chính xác, và sẽ in theo thông tin thống nhất hai bên để mẫu in đẹp và phù hợp với khách hàng nhất. Lưu ý là phù hợp với khách hàng nhất nha, không phải phù hợp với người in đâu. Đừng lấy quan điểm cá nhân mà áp đặt cho người khác nhé, không tốt đâu đấy.

Mẫu in lụa - vị trí ngực áo

15. Thêu vi tính & các vị trí thêu

Thêu vi tính thì vị trí cũng như in thôi, còn về kích thước thì thêu thường được làm nhỏ gọn hơn, để tiết kiệm chi phí, để tiện sử dụng hơn.

Vị trí hình thêu trên áo thun

Các vị trí thêu:
- Logo ngực:  Có thể là ngực trái hoặc ngực phải, tim của hình in sẽ nằm ở tim vị trí giữa trụ áo và nách khi mặt lên người.
- Logo đắp cổ: Đắp cổ thì cách đỉnh tầm 7cm nếu in bán thành phẩm, sau khi hoàn thiện sẽ tầm 5cm. Đó là cơ bản, còn nếu khách hàng logo nhỏ và muốn in sát lên trên thì thu hẹp khoảng cách lại.
- Logo ở tay: Logo ở tay áo thì cứ chia tim áo ra mà in, nếu in bán thành phẩm thì cách tay áo từ 4-6cm tùy hình in, đường may áo sẽ chém mất 1cm nha.
- Mặt trước áo: Tùy vào hình in và thiết kế để canh, vị trí k xác định
- Mặt lưng áo: Bình thường đỉnh hình in sẽ cách mép trên tầm 15cm đổ xuống là vừa, nếu hình in dẹp, ngang thì chúng ta có thể thu hẹp khoảng cách lại, 12-13cm cũng được.

Kích thước hình thêu trên áo

Vị trí thêu ở logo ngực

Đây là kinh nghiệm của cá nhân mình qua nhiều năm làm nghề.
Kích thước các vị trí thêu trên áo:
- Logo ngực: từ 6-10cm, nếu là hình tròn hoặc vuông thì từ 5-8cm, còn nếu là dòng chữ, hoặc logo ngang thì dài hơn từ 8-10cm tùy hình.
- Logo đắp cổ: Đắp cổ thì có thể thêu hình to hơn ở ngực 1 chút, thường sẽ là từ 10-14cm là đẹp nhất. Nếu là logo nhỏ, dòng chữ ít nét cũng có thể kích thước từ 6-12cm.
- Logo ở tay: Logo ở tay áo thì sẽ rơi vào tầm 7-10cm là vừa, khi mặc có thể nhìn thấy được hết nội dung thêu trên ống tay áo.
- Mặt lưng áo: Mặt lưng áo thì tương tự như ở bụng, có thể rộng hơn ngực 1 chút, từ 17-27cm là con số vừa phải, đẹp, phù hợp với nhiều mẫu thêu.

Lưu ý chỉ nên lấy kích thước nhỏ nhất có thể mà thêu ra vẫn đẹp, để tiết kiệm chi phí, để khi mặc đỡ bị cấn hình hinh, hình in quá lớn khi giặt có thể bị co rút, gây mất thẩm mỹ.

16. Chỉ may áo thun & các loại chỉ thường dùng

Chỉ may áo thun là 1 phần rất nhỏ, với chi phí cũng rất nhỏ nhưng góp 1 phần quan trọng trong vẻ đẹp của áo thun, góp phần quan trọng trong ứng dụng của áo thun, hoàn hảo thì k sao, lỡ bung chỉ, sứt nút thì ảnh hưởng tới chất lượng trải nghiệm của áo.

Cotton là một loai sợi có trọng lượng tương đối nhẹ, nó thực sự rất tốt dùng để làm phụ kiện và trang phục cho mùa hè. Nó thực sự là khá thoáng mát và thoải mái cho các loại đồ bó sát. Nó rất dể nhuộm theo mảng màu,vì thế nếu bạn thích bất kỳ màu sắc nào thì bạn cũng có thê nhuộm theo ý muốn của mình.Chất liệu cotton thì bền, dùng được lâu và có thể gặt được, Khi bắt đầu gặt là nó đã mềm và nó thực sự sẽ mềm hơn khi bạn gặt nó.Thường thì loại chất liệu này không đắt nhưng nếu bạn muốn loại có chất lượng tốt hơn thì bạn có thể trả mắc hơn tí, Chất liệu cotton thì dễ bảo quản và không cần dùng hóa chất.Chất liệu cotton thì có thể nhìn rõ các mũi chỉ và đẹp hay không là tùy theo lúc bạn đan nó. Chỉ cotton đươc sản xuất bằng 100% chất liệu cotton, dùng để may tốt và ít bị co giãn, Và loại chỉ này thì không bị kén kim, nó rất tốt cho quần áo chất liệu cotton thuần túy và các loại sản phẩm bắng chất liệu cotton khác Chất liệu cotton 100% nhập khẩu với chất lượng cao, đồ bền và độ căng tốt được sử dụng rộng rãi đề may các trang phục cotton và các loai sản phẩm cotton khác.

Chỉ cotton chuyên dùng để may 1 kim

Chỉ tơ chuyên dùng để vắt sổ

Chỉ Tơ Vắt Sổ Continuous Filament Polyester là loại chỉ may vắt sổ Texrurised Polyester, với cấu trúc dún có độ mềm mại và co giãn cao, thích hợp cho chỉ móc trên các máy may trang trí và máy may vắt sổ. Ngoài ra với độ se thích hợp, Chỉ Tơ Vắt Sổ còn giúp tránh hiện tượng bung tơ filament trong khi may, góp phần tăng cường lực đường may và tăng độ an toàn cho các đường may đánh bông.

Chỉ cotton chuyên dùng để may máy 1 kim

Chỉ tơ chuyên dùng để chạy máy vắt sổ

17. Máy may áo thun & các loại máy thường dùng

Để may một chiếc áo thun cơ bản thì cần bao nhiêu loại máy may, người đã từng tiếp xúc hoặc trong nghề thì không có gì xa lạ, nay mình xin giới thiệu để một số bạn chưa biết có thể tham khảo thêm kiến thức mới.

Máy may 1 kim điện tử Juki

Là thương hiệu máy may nổi tiếng từ Nhật Bản với độ bền cao và có nhiều dòng sản phẩm, mẫu mã đa dạng. Người tiêu dùng có thể thoải mái lựa chọn nhiều loại máy khác nhau. Máy may 1 kim Juki được thiết kế thêm chức năng tự động xỏ chỉ, giúp cho người thợ may đỡ tốn thời gian vào công đoạn này. Ưu điểm chính của thương hiệu máy may này là đường may chính xác cao và có thể may trên các loại vải dày. Máy may 1 kim điện tử Juki được ưa chuộng chỉ đứng sau máy may Brother vì một nhược điểm nhỏ là kén chân vịt. Do đó, khi mua máy may Juki khách hàng nên lưu ý điều này.

Máy may 1 kim điện tử Juki

Máy vắt sổ Juki

Máy vắt sổ được sử dụng may những đường zíc zắc để hỗ trợ cuốn các mép chi tiết giúp vải sau khi cắt không biị biến dáng và hỏng do các sợi vải rơi ra trong khi may áo thun, điều này khiến cho chất lượng vải đẹp mắt hơn.
Máy may vắt sổ công nghiệp Juki là một trong những thương hiệu chuyên sản xuất và cung cấp các loại máy may công nghiệp với mẫu mã đa dạng và chất lượng hàng đầu thế giới. Trong những dòng sản phẩm của Juki, máy vắt sổ juki được đánh giá cao về tính năng thông minh và hiệu quả vượt trội mà nó mang lại. 

Máy vắt sổ Juki được ưa chuộng

Máy đóng nút - dùng cho áo cổ bẻ

Các loại nút dùng để đính cúc gồm có nút phẳng 2 lỗ, 4 lỗ hoặc nút có chân. Nút này được đính sát với nguyên liệu hoặc hở. Và các nguyên liệu may này được liên kết với nút bằng một chỉ(dạng mũi may mắc xích đơn) hoặc 2 chỉ( dạng mũi may thắt nút).

Máy đóng nút Juki được ưa chuộng

Máy đóng khuy - dùng cho áo cổ bẻ

Các loại nút dùng để đính cúc gồm có nút phẳng 2 lỗ, 4 lỗ hoặc nút có chân. Nút này được đính sát với nguyên liệu hoặc hở. Và các nguyên liệu may này được liên kết với nút bằng một chỉ(dạng mũi may mắc xích đơn) hoặc 2 chỉ( dạng mũi may thắt nút).

Máy đóng khuy

18. Hoàn thiện áo thun - cắt chỉ, ủi áo, đóng gói áo

Khi hoàn thiện 1 chiếc áo để giao tới tay khách hàng thì cần các khâu phụ hoàn thiện nhưng cũng không kém phần quan trọng như là cắt chỉ, ủi, đóng gói.
Sản phẩm của giải đoạn này các bạn chắc là rất rõ rồi, còn về hình ảnh lúc đang làm việc chắc một số bạn chưa thấy được, mình xin giới thiệu một vài hình ảnh, máy móc phục vụ quá trình hoàn thiện này nha.

Khâu đầu tiên: Cắt chỉ quần áo sau khi may xong

Để một chiếc áo thun hoàn thiện đến với khách hàng thì việc đầu tiên cần làm là kiểm tra lại áo xem đã hoàn hảo chưa? có lỗi gì không? trong quá trình may mặc thì việc xảy ra lỗi mà thợ may lại không dể ý cho qua thì tới khâu cắt chỉ đóng gói phải tìm cho ra lỗi đó để khắc phục ngay lập tức.
Cắt chỉ là công tác phụ, chủ yếu là tìm lỗi và đưa khắc phục sản phẩm là điều quan trọng nhất.

Kéo cắt chỉ thông dụng được mọi xưởng sử dụng

Khâu thứ 2: Đó là ủi áo cho thẳng thớm trước khi đóng gói

Khâu này rất quan trọng, vì một chiếc áo may xong các đường mép vải, đường may đều gồ ghề và nhăn do các thao tác cắt in thêu và may... một người thợ ủi chuyên nghiệp cần phải giúp chiếc áo trở nên phẳng đẹp như mới thì mới có thể đóng gói lại được.
Khâu này thường dùng bàn ủi hơi nước công suất cao thì mới làm nhanh và giúp quần áo phẳng lâu được, thường công việc này dành cho các bạn nam.
Đây là một nghề cần thời gian học hỏi không lâu, chỉ cần khéo tay và muốn làm thì sẽ dễ dàng thành thạo công việc trong vòng 3-4 tháng.

Bộ bàn ủi hơi nước phổ thông dùng cho các xưởng đồng phục vừa và nhỏ

Khâu thứ 3: Gấp + đóng gói ao

Đây là một khâu nhẹ nhàng, cần 1 bạn nữ với đôi tay mềm mại là có thể đóng gói một cách nhẹ nhàng gọn lẹ.
Khâu này cần phải cho áo thật đẹp trong chiếc túi đóng gói bằng nilong, có nhiều loại túi đóng gói, thông thường là túi nilong dạng bóng kính hoặc dạng bóng mờ.

Bọc đóng gói có dán keo - dành cho áo thun đồng phục

Khâu thứ 4: Đóng thùng và giao hàng

Sau khi hoàn thành xong các khâu ở trên thì chúng ta tiến hành kiểm tra số lượng hàng đặt với số lượng thực tế xem đã đủ chưa? phân loại tách riêng, dán tem phân loại đầy đủ chưa?
Nếu đủ rồi thì tiến hành đóng thùng để vận chuyển giao hàng cho khách thôi, thường thì sẽ dùng bao tải để đóng gói hoặc dùng thùng carton để đóng lại và gửi đi.

Thùng cartong để đóng gói áo thun trước khi giao

19. Size áo thun & hai loại form size cơ bản

Áo thun trên thị trường có nhiều form áo đủ các kiểu cách thời trang... nhưng chung quy lại sẽ được phát triển ra từ hai loại form áo thun cơ bản đó là Áo thun cổ tròn áo thun cổ bẻ 
Áo thun cổ tròn:
Là form áo không có cổ, chỉ dùng 1 loại bo mềm như vải borip hoặc là vải cùng chủng loại với vải may áo để may lên.
Áo thun cổ bẻ: Form áo này sẽ bố trí một lá cổ, có thể dùng lá cổ bằng vải hoặc lá cổ dệt sẵn (hay còn gọi là bo cổ dệt sẵn) để may thành áo theo form áo thun Polo hoặc lascote.

Trên thị trường có các loại áo free size, cánh dơi, form rộng, tay lỡ... đều chung quy về 2 loại form áo này. 

Form áo thun cổ bẻ, trụ nhỏ - cổ lãnh tụ

Form áo thun cổ tròn cơ bản

20. Thời gian may áo thun đồng phục bao lâu?

Thời gian may áo thun đồng phục bao lâu? thời gian này phụ thuộc vào điều gì? sau đây mình sẽ liệt kê các yếu tố có thể ảnh hưởng tới thời gian may một lô áo lớn hoặc nhỏ nha.

Số lượng áo: Với số lượng ít thì thời gian để cắt may, in ấn... sẽ ít hơn so với số lượng nhiều, thường thì tầm 200 áo trở xuống thì thời gian sẽ không chêch lệch nhau lắm.
Mẫu in/ thêu đơn giản hay phức tạp: Đối với mẫu áo cầu kỳ thì cần nhiều thời gian để gia công hơn, và ngược lại với mẫu đơn giản thì thời gian sẽ được rút ngắn hơn.
Form áo đơn giản hay phức tạp: cũng như mẫu in thêu, nếu càng cầu kỳ thì càng tốn thời gian để may áo, chưa kể cần phải có thời gian để làm áo mẫu, thời gian ra rập và cả thời gian triển khai cho thợ may mẫu mới nữa.
Đó là các yếu tố về sản phẩm, còn về con người, năng lực sản xuất thì sao?

Năng lực sản xuất: Đối với xưởng năng động, thợ giỏi, đông đúc thì việc may năng xuất sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian để hoàn thành một lô hàng cho khách.
Tương tự năng lực sản xuất của xưởng in/ thêu cũng vậy, càng đông người, càng chuyên nghiệp thì tốc độ hoàn thiện, xản xuất sẽ nhanh hơn.

Vậy thời gian sản xuất trung bình là bao lâu?
10-200 áo: Trung bình thường là 8-12 ngày
200-1.000 áo: trung bình là 14-20 ngày

Form đăng ký tư vấn, thiết kế

GỬI ĐI

Liên hệ chúng tôi

Địa chỉ: Tầng 2, tòa nhà Topaz Center - Số 4 Trịnh Đình Thảo, p Hòa Thạnh, q Tân Phú, Tp HCM

Email: maymacsongphu@gmail.com 

Hotline: 0938 272 353