Lụa tơ tằm là gì?Kháp phá chất liệu lụa tơ tằm

  • 04/05/2021
  • 3091

Lụa tơ tằm được sử dụng rất phổ biến hiện nay, tuy nhiên nguồn gốc xuất xứ và đặc điểm của lụa tơ tằm thì không phải ai cũng biết.Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé

Trong những loại vải được sử dụng để may trang phục thì lụa tơ tằm được ví như nữ hoàng đứng đầu trong danh sách tất cả các loại vải, gấm góc. Lụa là chất liệu không thể thiếu để may tà áo dài truyền thống Việt Nam, giúp tạo nên nét đẹp duyên dáng, tinh tế cho phụ nữ Việt.

Lụa tơ tằm thiên nhiên là loại vải được dệt từ sợi tơ của con tằm, lụa có độ mềm mại, bóng, xốp. Nhờ chất liệu vải lụa này đã góp phần hình thành nhiều làng nghề nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa truyền thống. Đằng sau những bộ áo dài thước tha, óng ả ẩn chứa cả một quá trình lao động cần mẫn với nhiều công đoạn tỉ mỉ của người sản xuất.

Tóm tắt:

1. Quy trình sản xuất lụa tơ tằm
   1.1 Nuôi tằm
   1.2 Tạo kén
   1.3 Ươm tơ
   1.4 Dệt lụa và nhuộm màu
2. Cách loại vải lụa tại Việt Nam
   2.1 Lụa satanh
   2.2 Lụa Charmeuse
   2.3 Lụa habotai
   2.4 Lụa Crape
   2.5 Lụa taffeta
   2.6 Lụa doupioni
   2.7 Lụa Organza
   2.8 Lụa Chiffon(voan lụa)
   2.9 Lụa Twill
   2.10 Lụa tơ tằm pha
   2.11 Lụa Damask
   2.12 Lụa tussah(tusore,tuytxo)
   2.13 Đũi 
3. Làng nghề dệt lụa tại Việt Nam
   3.1 Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc(Hà Nội).
   3.2 Làng nghề dệt lụa Mã Châu(Duy xuyên-Quảng Nam).
   3.3 Làng nghề dệt lụa Tân Châu(An Giang).
   3.4 Làng nghề dệt lụa Nha Xá
   3.5 Làng nghề dệt lụa Bảo Lộc(Lâm Đồng).

Lụa tơ tằm sử dụng may áo dài Việt Nam
Lụa tơ tằm sử dụng may áo dài Việt Nam

1. Quy trình sản xuất lụa tơ tằm

Quy trình sản xuất lụa trải qua rất nhiều công đoạn, từ nuôi tằm, tạo kén, ươm tơ, dệt lụa. Để có được những thước vải lụa óng ả là cả một quá trình kỳ công bắt đầu từ công đoạn quan trọng nhất là nuôi tằm hay còn gọi với cái tên khác là "chăn tằm".

1.1 Nuôi tằm

Việc nuôi tằm cũng có rất nhiều công đoạn, trước tiên phải chọn thời điểm hoặc nơi có khí hậu mát mẻ, không có nắng mưa, nóng lạnh thất thường vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của tằm. Thời gian thích hợp nhất để nuôi tằm lấy tơ là vào mùa xuân và mùa thu, thời gian nuôi tằm khoản 23-25 ngày và trải qua 4 lần lột xác.

Thức ăn chính của tằm là lá dâu, tằm ăn lá dâu sẽ có ra sợi tơ tốt nhất, màu tơ đẹp nhất, bởi vì tằm ăn lá dâu sẽ có đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển tốt. Cây dâu thường được trồng trên những ruộng đất phù sa màu mỡ, mỗi năm được cắt tỉa 2 lần để cây phát triển khỏe mạnh, cung cấp đầy đủ lá cho lứa tằm. Việc hái lá dâu cũng phải dựa vào độ tuổi của tằm, bao giờ cũng hái lá từ trên ngọn xuống, tằm nhỏ ăn lá non và tằm lớn hái lá bánh tẻ. Cây dâu chỉ sau một tuần thu hoạch là cây lại mọc kín lá, mỗi lần hái lá dâu cho tằm ăn cánh nhau 1-2 ngày rồi mới hái tiếp.

Lưu ý: Lá dâu cho tằm ăn phải sạch, không có mùi thuốc trừ sâu nhưng không được rửa lá bằng nước. Tằm ăn dâu suốt ngày đêm, cứ hết lớp lá này thì rắc lớp lá khác, đúng như câu nói "nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng". 

Sau khoản 3 tuần, tằm phát triển đến nước tối đa, da căn bóng, trong suốt thì tằm ngừng ăn và đó là lúc tằm chín. Lúc này tằm có xu hướng ngoi đầu lên, bỏ đi tìm nơi làm tổ nhả tơ. Lúc này người nuôi phải kịp thời đưa tằm lên "né" ngay để tằm nhả tơ tạo kén, nhà nào có tằm nuôi chín lúc nữa đêm thì phải thức suốt đêm để bắt tằm lên né.

Công đoạn nuôi tằm
Công đoạn nuôi tằm

1.2 Tạo kén

Né là một chiếc khuôn làm bằng cây đay, gồm 5 lớp, các thân cây đay được xếp thành hình chữ nhật thông thoáng và buột chặt với nhau nhau. Giờ là lúc tằm được đưa ra khỏi phòng kín, bởi vì né được đặt ngoài sân thoáng gió hong nắng dịu hoặc phải sấy bằng bếp thang vì trước khi nhả tơ, tằm thường bài tiết ra rất nhiều sợi tơ, những sợi tơ tằm nhả cần phải khô thật nhanh thì kén mới đẹp, cứng cáp. Tằm nhả tơ trong vòng 4 ngày liên tiếp bằng cách xoay cơ thể chuyển động thành hình số 8 khoản 300.000 lần, chiều dài sợi tơ có thể dài lên đến 1km. 

Sợi tơ tằm thực chất là một loại sợi protein động vật dạng lỏng, nhớ và trong suốt, được tiết ra từ cặp tuyến nước bọt khi tằm chín, những sợi tơ này tiếp xúc với không khí sẽ đông cứng lại để tạo thành một cặp sợi tơ. Ngoài ra, tằm còn tiết ra một loại chất lỏng thứ hai là sericin, chính là loại kem để dính chặt 2 nhánh sợ tơ mảnh thành 1 sợi tơ. 

Thu hoạch kén tằm trên né
Thu hoạch kén tằm trên né

1.3 Ươm tơ

Để bắt đầu ươm tơ, người ta sẽ thả kén vào nồi nước sôi hay chảo miệng rộng, sau đó đảo nhẹ để làm lớp keo sericin tan ra một phần, kén mềm, lớp lót áo kén bên ngoài bắt đầu bong ra thì mới tìm được mối tơ gốc để kéo sợi. 10 sợi tơ mảnh trong suốt được người thợ ươm kéo ra từ 10 cái kén để chập lại với nhau thành một sợi chỉ tơ. 

Mỗi cái kén sẽ được kéo hết tơ cho đến khi chỉ còn lại một lớp xốp mềm, dựa vào loại tơ lấy đầu, giữa hay lấy sát con nhộng thì người ta chia ra làm 3 loại là: Tơ nõn, tư nái và tơ đũi(tơ gốc). Những sợi chỉ tơ được quấn vào những con suốt giống như lõi ống chỉ, xếp thành hàng thẳng đứng thành hàng ngang, rồi cho chạy vào những guồng tơ tròn bằng gỗ nằm bắc ngang trên nồi nước sôi để cuộn thành các bó tơ sống rồi mang ra phơi nắng.

Ươm tơ kéo sợi
Ươm tơ kéo sợi

1.4 Dệt lụa và nhuộm màu

Tùy vào chất lượng sợi tơ, cách xoắn sợi sẽ có tên gọi khác nhau. Khi dệt lụa, người ta điều chỉnh độ dày mỏng sợi dệt để tạo nên nhiều loại lụa phong phú với đủ độ mỏng, mềm, óng ánh. Kiểu dệt lụa cổ điển tại Việt Nam là phối hợp các sợi dọc và sợi ngang để dệt lụa. Ngày nay, đã có thêm nhiều máy dệt kỹ thuật mới giúp tạo ra hoa văn ngay trên bề mặt tấm vải lụa, những hoa văn này thường là những họa tiết trang trí như đồ vật, hình ảnh, biểu tượng trong đời sống văn hóa của người Việt Nam, góp phần tạo nên nét đẹp truyền thống của làng nghề dệt lụa tơ tằm.

Lụa sao khi dệt xong được gọi là lụa mộc, có màu trắng ngà của sợi tơ và vẫn còn thô cứng vì còn chất keo sericin. Trước khi nhuộm màu, người ta ngân lụa trong nước nóng để làm sach hết lớp kéo sericin bám trên lụa, công đoạn này còn gọi là chuội tơ. 

Những vuông lụa mới dệt xong gọi là lụa mộc, chỉ có màu trắng ngà của tơ, vẫn còn thô cứng vì còn keo sericin. Qua công đoạn nhuộm màu các tấm lụa sẽ có thêm nhiều sắc màu độc đáo. Trước khi nhuộm màu các tấm lụa được ngâm trong nước nóng để làm sạch hết lớp keo bám trên lụa, đây gọi là chuội tơ. 

Hồi xưa, lụa được nhuộm bằng nguyên liệu lấy từ thiên nhiên như vỏ cây, lá cây, củ nâu,... Nhưng hiện nay, lụa được nhuộm bằng phẩm màu công nghiệp để tạo ra màu sắc đa dạng và rực rõ hơn. Nhờ những cải tiến trong dệt nhuộm đã góp phần tạo nên những loại lụa tơ tằm cao cấp với nhiều màu sắc, hoa văn độc đáo.

Công đoạn dệt lụa
Công đoạn dệt lụa

2. Cách loại lụa tơ tằm tại Việt Nam

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tơ lụa có nhiều đặc điểm, tính chất, nhưng nhìn chung đều được dệt bằng 4 kiểu dệt thoi cơ bản là: Dệt vân điểm(plain weave), dệt vân đoạn(satin weave), dệt vân chéo(twill weave) và dệt jacquard(tạo vân hình trên vải). Từ những kiểu dệt cơ bản trên người ta có thể tạo ra vô số các loại lụa khác nhau.

2.1 Lụa satanh

Được dệt theo kiểu vân đoạn, vải có dệt có mật độ sợi ngang lớn hơn mật độ sợi dọc từ 1.5-2.5 lần để đảm bảo độ bền chắc cơ học. Do kiểu dệt này có mỗi liên kết giữa sợi dọc và sợi ngang không cao nên có vẻ bề ngoài trơn bóng rất đẹp, mặt vải rất đều.

Lụa satanh có bề mặt bóng mượt
Lụa satanh có bề mặt bóng mượt

2.2 Lụa Charmeuse

Đây là loại lụa Crape kết hợp satin, là loai lụa dệt kết hợp giữa satin và crape. Mặt trược dệt theo kiểu satin bóng mượt, phản xạ ánh sáng tốt, còn mặt sau thì bóng mờ. Đây là loại lụa sử dụng phổ biến trong các loại lụa tơ tằm, thích hợp may các loại váy, quần áo ngủ và đồ lót cho nữ.

Lụa Charmeuse thích hợp sử dụng may đồ ngủ
Lụa Charmeuse thích hợp sử dụng may đồ ngủ

2.3 Lụa habotai

Đây là loại lụa đã có từ rất lâu đời, habotai là loại lụa có nguồn gốc từ Nhật Bản, tuy nhiên đôi khi cũng được hiểu là lụa Trung Quốc vì loại lụa này được dệt tại Trung Quốc với số lượng lớn. Lụa haibotai được dệt theo kiểu vân điểm, có màu tự nhiên và ít nếp nhăn hơn các loại lụa khác. Bền bặt lụa haibotai óng ả, mềm mại, trơn mịn, rất thích hợp sử dụng để may các loại váy, áo, đồ lót, áo khoác nhẹ.

2.4 Lụa Crape

Cũng được dệt theo kiểu vân điểm nhưng sử dụng loại sợi lớn và độ săn cao, độ săn của sợi crape thường là 1200-4000 vòng/m.Lụa Crape có bề mặt nhăn, mềm min hoặc thô, cầm trên tay cảm giác như có phủ hạt hay phủ rêu, thậm chí có loại giống vỏ cây. Hiệu ứng Crape có được nhờ sử dụng xen kẽ các sợi ngang có hướng xoắn khác nhau.

2.5 Lụa taffeta

Cũng là loại lụa dệt theo kiểu vân điểm, bề mặt vải bóng láng, có độ rủ tốt, cấu trúc ổn định. Sợi dọc và sợi ngang của vải taffeta được nhuôm màu khác nhau để tạo hiệu ứng khi nhìn từ các góc khác nhau. Vì vậy, lụa taffeta còn được biết đến với tên gọi là "lụa óng ánh".

2.6 Lụa doupioni

Cũng dệt theo kểu vân điểm với 2 loại sợi màu khác nhau. Đây là loại lụa bóng, lấp lánh và thay đổi màu dưới ánh sáng. Lụa doupioni có vẻ bề ngoài khá trang nhã, không nhăn, chắc chắn và độ giãn không lớn, thường dùng để may quần áo nhẹ, váy, áo choàng,...

2.7 Lụa Organza

Cũng được dệt theo kiểu vân điểm, các sợi xoắn chặn được dệt một cách lỏng lẻo. Bề mặt lụa nhẵn phẳng, bền chắc, vải có độ cứng do các sợi xoắn chặt. Lụa organza thường được sử dụng để trang trí nội thất, làm mạng che mặt, rèm cửa,...

2.8 Lụa Chiffon(voan lụa)

Có bề mặt giống crape, bề mặt vải bóng mờ, vải mỏng, mềm và dẻo dai. Lụa chiffon được dệt theo kiểu vân điểm với sợi dọc và sợi ngang là các sợi xoắn chặt từ 2 sợi crape. Các nếp nhăn đặc trưng được tạo nên bởi xu hướng các sợi ngang bị kéo về một hướng.

2.9 Lụa Twill

Đây là loại lụa dệt theo kiểu vân chéo với bề măt có các đường chéo rõ ràng. Lụa Twill khác mềm mượt và có độ bền cao, được sử dụng chủ yếu để may váy, áo choàng và đặc biệt rất thích hợp may các loại quần áo thể thao.

Lụa Twill với nhiều màu sắc phong phú
Lụa Twill với nhiều màu sắc phong phú

2.10 Lụa tơ tằm pha

Các loại lụa dệt từ 100% sợi tơ tằm có khác thành khá cao, vì vậy người ta thường pha sợi tơ tằm với các loại sợi khác để giảm giá thành và đồng thời nâng cao thêm một số tính năng mới. Ở Việt nam, việt pha trộn được thực hiện trong quá trình dệt, còn ỏ Trung Quốc người ta pha trộn ngay trong quá trình kéo sợi. Các loại vật liệu sử dụng pha với sợi tơ tằm thường là sợi bông, sợi visco, sợ lanh,... 

2.11 Lụa Damask

Hay còn được gọi là "nhiễu", đây là loại lụa jacquard, vải nặng, được sủ dụng làm độ trang trí nội thất, khăn trải giường,...

2.12 Lụa tussah(tusore,tuytxo)

Lụa được dệt từ sợi tơ thô vẫn còn 20-30% keo xerixin nên vải cố độ thô cứng tương tự nhu vải đũi nhưng mịn và nặng hơn.

2.13 Đũi 

Cũng được dệt bằng sợi tơ thô nhưng hầu như không còn keo xerixin nên nhẹ va bông hơn tussah.

Vải đũi dệt từ sợi tơ tằm thô
Vải đũi dệt từ sợi tơ tằm thô

3. Làng nghề dệt lụa tại Việt Nam

Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều làng nghề dệt lụa nổi tiếng như: làng nghề lụa Vạn Phúc, làng lụa Nha Xá, làng lụa Mã Châu,... đều là làng nghề truyền thống có lịch sử từ rất lâu đời. Tuy nhiên, những làn nghề dệt lụa truyền thống tại Việt Nam đang ngày càng bị mai một bởi không phù hợp thị hiếu của thị trường, vì thế đầu ra ngày càng khó khăn, đồng thời tính chất đa dạng của lụa không cao.

Làng nghề dệt lụa tại Việt Nam
Làng nghề dệt lụa tại Việt Nam

3.1 Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc(Hà Nội).

Làng nghề lụa Vạn Phúc có lịch sử lâu đời nhất hiện nay, nhưng sản phẩm lụa được làm ra từ làng nghề Vạn Phúc được cống phẩm cho các vua chúa, quan lại thời xưa. Các sản phẩm dệt lụa tại Vạn Phúc mang nhiều hoa văn độc đáo, mang đậm phong cách dân gian truyền thống. Ngoài ra, các sản phẩm lụa Vạn Phúc - Hà Đông còn được đưa vào các tác phẩm thơ ca như "áo lụa Hà Đông". 

3.2 Làng nghề dệt lụa Mã Châu(Duy xuyên - Quảng Nam).

Làng nghề dệt lụa Mã Châu có truyền thống dệt lụa hơn 300 năm nay, nằm ở địa phận thị xã Hội An - Quảng Nam, nơi có đất đai phù xa màu mỡ để trồng nên những cây dâu chất lượng tốt, điều này tạo nên chất lượng sợ tơ khi tằm nhã ra, đây cũng chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt của lụa Mã Châu đối với các dòng sản phẩm lụa của những làng nghề khác. Mặc dù ngành dệt lụa truyền thống gặp nhiều khó khăn đầu ra, nhưng các nghệ nhân của làng lụa Mã Châu vẫn luôn cố gắn gìn giữ và truyền lại nghề từ đời này sang đời khác.

Làng nghề dệt lụa Mã Châu có truyền thống hơn 300 năm
Làng nghề dệt lụa Mã Châu có truyền thống hơn 300 năm

3.3 Làng nghề dệt lụa Tân Châu(An Giang).

Lụa Tân Châu được biết đến với cái tên thương hiệu là lụa Lãnh Mỹ A nổi tiếng từ trước đến nay. Để tạo ra những sản phẩm lụa cao cấp, các nghệ nhân ở đây bỏ ra rất nhiều tâm huyết trong quá trình trồng dâu nuôi tằm.

Lụa Tâm Châu là một trong những trung tâm tơ lụa lớn nhất ở Việt Nam, người dân nơi đây luôn tự hào về sác sản phẩm từ lụa. Lụa Tân Châu còn được đưa vào thơ ca để tôn vinh lên vẻ đẹp mĩ miều của nó:

“Trai nào thanh bằng trai Sông Của

Gái nào thảo bằng gái Tân Châu

Tháng ngày dệt lụa trồng dâu

Thờ cha, nuôi mẹ quản đâu nhọc nhằn.”

3.4 Làng nghề dệt lụa Nha Xá

Làng nghề Nha Xá được tạo dựng bởi tướng Trần Khánh Dư(tức Nhân Huệ Vương) thời nhà Trần. Nha Xá là làng dệt lụa cực kỳ nổi tiếng từ xưa đến nay và vẫn đang trên đà phát triển bởi cấu trúc chuyên môn hóa được người dân trong làng phát huy, giúp tăng năng xuất và chất lượng sản phẩm.

3.5 Làng nghề dệt lụa Bảo Lộc(Lâm Đồng).

Lụa Bảo Lộc khá mỏng manh nhưng cực kỳ tinh tế, các sản phẩm của làng nghề dệt lụa Bảo Lộc được xuất sang rất nhiều thị trường lớn, đặc biệt khó tính như: Nhật Bản, Pháp, Ý,... Nhờ áp dụng công nghệ dệt hiện đại vào trong quá trình sản xuất lụa tơ tằm, đã giúp lụa Bảo Lộc trở thành sản phẩm lụa vô cùng độc đáo, vô cùng thượng hạng. Tuy nhiên, chất lượng như thế, nhưng lụa Bảo Lộc ít được người Việt sử dụng bởi vì nó chủ yếu xuất đi nước ngoài.

Hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ trên đây của Song phú đã có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về các sản phẩm lụa tơ tằm và các làng nghề dệt lụa nổi tiếng ở Việt Nam. Từ đó giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích khi lựa chọn sản phẩm tơ lụa  phù hợp cho mình. Mời bạn ghé thăm chuyên mục Các loại vải để tham khảo thêm nhiều bài viết hay nhé.