Vải jean thun là gì?Nó có đặc điểm gì?

  • 10/09/2020
  • 2834

Vải jean thun là chất liệu được sử dụng phổ biến để may quần áo, đầm váy cho nữ.Vậy có bao giờ bạn thắc mắc vải jean thun là gì không?Cùng tìm hiểu ngay nhé

Chất liệu jean thun có lẽ đã không còn xa lại đối với phái nữ, vải có độ mềm mại, co giãn vừa phải và giúp người mặc tôn lên vóc dáng, đường cong của cơ thể. Mặc dù vải giả jean này được sử dụng rất phổ biến, tuy nhiên vẫn có nhiều người không biết vải jean thun là gì? Nó có đặc điểm gì? Thành phần cấu tạo của nó là gì?... Nếu như các bạn cũng đang thắc mắc điều này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé.

Tóm tắt:

1. Jean thun là gì?
2. Quy trình sản xuất 
   2.1 Kéo sợi
   2.2 Dệt vải và xử lý hóa chất
   2.3 Nhuộm và hoàn thiện
3. Đặc điểm của vải
4. Ứng dụng 
5. Cách bảo quản

Chân váy may bằng chất liệu jean thun
Chân váy may bằng chất liệu jean thun

1. Vải jean thun là gì?

Jean thun(vải giả jean) là loại vải thun demin, có thành phần cấu tạo gồm sợi cotton, polyestersợi spandex. Nhìn bề ngoài thì nó không khác gì vải jean, nhưng vải thun giả jean này có độ co giãn cao nên mặc rất mát mẻ, dễ chịu và tôn dáng người mặc, đặc biệt rất phù hợp dể may quần áo cho phụ nữ, trẻ em. Thông thường vải jean thun chỉ sử dụng 1-3% sợi spandex để tăng độ mềm mại, co giãn vừa phải, giúp cho người mặc cảm thấy thoải mái, nhưng vẫn giữ được độ cứng cáp của vải jean.

2. Quy trình sản xuất

Quy trình dệt vải giả jean trải qua rất nhiều công đoạn sản xuất, nhưng chủ yếu là trải qua 3 công đoạn cơ bản sau đây: Kéo sợi - Dệt và Xử lý hóa chất - Nhuộm và hoàn thiện.

2.1 Kéo sợi:

Chất liệu vải jean cotton được làm từ bông xơ thiên nhiên. Quả của cây bông vải được thu hoạch về đánh tung, làm sạch và thu về dưới dạng các tấm phẳng. Sau đó bông vải được kéo thành sợi thô có kích thước đồng đều và đánh thành ống. Các sợi vải thô tiếp tục được nhúng qua lớp hồ keo tao màng hồ bao quanh sợi bông, giúp tăng độ bền, độ trơn bóng của sợi.

Công đoạn dệt vải
Công đoạn dệt vải

2.2 Dệt vải và xử lý hóa chất

Cách dệt của vải jean thun là sự kết hợp giữa sợi ngang và sợi dọc, công đoạn này được làm hoàn toàn bằng máy móc. Ngay khi dệt xong, vải được nấu ở nhiệt độ và áp xuất cao trong dung dịch hóa chất để tách phần hồ keo và loại bỏ các tạp chất thiên nhiên có trong sợi. Vải tiếp tục được làm bóng để tăng độ trương nở cho sợi cotton, giúp tăng khả năng thấm nước và bắt màu nhuộm. Công đoạn cuối cùng là tẩy trắng để làm mất màu tự nhiên của vải.

2.3 Nhuộm vải và hoàn thiện:

Vải được nhuộm bằng thuốc nhuộm và các chất phụ gia hữu cơ để tăng độ cầm màu cho vải. Sau đó vải được giặt nhiều lần để tách các hợp chất, bụi bẩn còn sót lại trên vải, công đoạn xử lý sau khi nhuộm này nhằm mục đích làm sạch vải, giúp cho vải mềm mại hơn, bền màu hơn.

3. Đặc điểm của vải jean thun là gì?

  • Vải có màu sắc giống hệt như vải jean.
  • Vải cũng có độ dày và rất bền
  • Vải có khả năng co giãn tốt, rất dễ mặc, phù hợp với nhiều vóc dáng, ôm sát cơ thể giúp dễ dàng vận động.
  • Vải làm từ sợi cotton nên mặc rất mát mẻ, phù hợp với nhiều điều kiện khí hậu.

Mẫu vải giả jean
Mẫu vải giả jean

4. Ứng dụng  

  • May quần áo cho nữ và trẻ em: Vải được sử dụng phổ biến để may quần áo, đầm váy cho phái nữ và trẻ em, bởi vì vải này rất dễ mặc, dễ vận động và giúp tôn lên vóc dáng, đường cong của cơ thể.
  • May quần áo cho nam: Với nam giới thì ít ưa chuộng vải jean thun hơn, loại vải sử dụng cho nam co pha sợi spandex, nhưng chỉ khoản 1% nên độ co giãn rất thấp.
  • May túi xách và trang trí nội thất: Chất liệu vải này còn được sử dụng để may túi xách thời trang và trang trí nội thất.

Mẫu áo khoác trẻ em may bằng vải giả jean 
Mẫu áo khoác trẻ em may bằng vải giả jean 

5. Cách bảo quản

Vải jean thun có độ bền khá cao nên việc bảo quản chúng cũng rất đơn giản. Tuy nhiên, để giữa cho vải luôn được tươi mới, bền lâu thì cần lưu ý một số mẹo nhỏ sau đây:

  • Ngâm sản phẩm may bằng jean thun qua đêm bằng nước muối mặn, việc này sẽ giúp sản phẩm giữa được độ bền màu hơn.
  • Hạn chế giặt quần áo jean thun bằng máy
  • Không ngâm đồ jean thun quá lâu trong nước
  • Không giặt chúng bằng nước nóng vì sẽ làm giảm độ đàn hồi của vải.
  • Không dùng chất tẩy rửa mạnh và không giặt chung với qunaf áo màu sáng.
  • Nên lộn trái vải ra khi phơi và hạn chế phởi dưới ánh nắng gắt.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây của đồng phục Song Phú đã có thể giúp bạn dễ dàng hiểu được vải jean thun là gì rồi phải không nào, từ đó giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về đặc điểm chất liệu vải này. Nếu như các bạn còn có thắc mắc điều gì liên quan đến các loại vải thun thì hãy liên hệ ngay với Song Phú hoặc comment bên dưới để chúng tôi giúp bạn giải đáp thắc mắc nhé.

 

[Xêm thêm]  Bảng màu & chất vải vải thun Cá sấu, Cotton, thun Mè, Thun lạnh

[Xem thêm]  Bảng size áo thun Nam, Nữ, trẻ em

[Xem thêm]  Bộ sưu tập mẫu áo thun đồng phục đẹp

Tags : vải jean