Viscose là gì? vải viscose có tốt không?

  • 20/08/2021
  • 3750

Viscose có vẻ ngoài khá giống lụa, thấm hút mồ hôi tốt gấp đôi cotton. Hiện nay, vải viscose được rất nhiều doanh nghiệp may mặc và khách hàng ưa chuộng

Viscose là loại vải khá mềm mại và co giãn tốt khi chạm vào. Nó là một trong những loại vải được yêu thích nhất trên thế giới. Nhưng chính xác thì vải viscose là vải gì? Nó được sản xuất và sử dụng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Tóm tắt:

1. Visco là gì?
2. Vải visco có tốt không?
3. Quy trình sản xuất
4. Phân loại
5. Ứng dụng
6. Cách bảo quản

1. Viscose là gì?

Viscose là hay còn gọi là rayon, một loại sợi bán tổng hợp, được sử dụng để sản xuất vải. Viscose dịch sang tiếng Việt là "nhớt", tên gọi này xuất phát từ quá trình sản xuất ra nó, ở một công đoạn sản xuất nào đó, chất này được lắng xuống thành một chất lỏng sánh như nhớt, sau đó chuyển thành thể rắn.

Thành phần chính của rayon là bột gỗ, trải qua quá trình xử lý lâu dài trước khi trở thành một loại sợi dùng để dệt vải. Do tính chất đặc biệt của nó, khó để xác định được rayon có phải là vải tổng hợp hay vải tự nhiên, trong khi nguyên liệu sản xuất đều là chất hữu cơ. Vì vậy, nó được gọi chung là sợi bán tổng hợp.

- Lịch sử ra đời:

Vào đầu thế kỷ 19, lụa tơ tằm Trung Quốc bắt đầu du nhập vào Châu Âu, nhanh chóng trở trành mặt hàng được ưa chuộng của giới quý tộc. Tuy nhiên, một mét lụa lúc này dường như là vô giá, khi quá trình sản xuất ra nó rất kỳ công và được vận chuyển từ phương Đông xa xôi.

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, các nhà khoa học đã nghiêm cứu sản xuất ra một loại vải có tính chất mề mại, co giãn và thấm hút mồ hôi tốt như lụa. Vào năm 1890, lụa nhân tạo ra đời và phát triển thành một ngành công nghiệp dệt may ở Châu Âu. Loại lụa nhân tạo này rất mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt như lụa tơ tằm, nhưng chi phí sản xuất thấp hơn rất nhiều. Tên gọi của nó là viscose hoặc Rayon.

Mẫu vải thun visco mềm mại co giãn tốt
Mẫu vải thun visco mềm mại co giãn tốt

2. Vải viscose có tốt không?

Vải viscose được dệt từ sợi rayon, với tính chất là sợi bán tổng hợp hay sợi bán nhân tạo. Rayon được sản xuất từ bột gỗ hoặc từ vỏ vây có có các thành phần cenllulose tự nhiên và được xử lý qua một số công đoạn hóa học để kéo thành sợi.

Vải được sản xuất từ sợi cenllulose tái sinh, vì thành phần cenllulose bên trong đã được thay đổi cấu trúc hoặc tái tạo lại. Do đó, chúng ít tạp chất hơn và có một số đặc tính khác hơn so với sợi cotton, sợi lanh hoặc sợi đay tự nhiên.

Dưới đây một số ưu điểm nổi bật của chất vải này:

  • Vải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt hơn hẳn vải cotton và vô rất thoáng mát, dễ chịu.
  • Bền mặt vải rất láng mịn, bóng đẹp.
  • Độ co giãn của vải cực kỳ tốt, đem lại cảm giác vô cùng dễ chịu cho người mặc.

Tuy nhiên, vải cũng có một số hạn chế là:

  • Cấu trúc sợi rayon yếu hơn sợi cotton, nên kém bền hơn. 
  • Sợ vải bị phồng lên và nở ra khi bị ướt, do đó độ bền của vải khi bị ướt cũng sẽ kém hơn khi khô. 
  • Khả năng chịu nhiệt của vải không cao(<120 độ C).

Vải visco có nhiều màu sắc chọn lựa
Vải visco có nhiều màu sắc chọn lựa

3. Quy trình sản xuất

Quy trình sản xuất ra vải viscose trải qua rất nhiều công công đoạn như:

1. Khai thác cenllulose: Quá trình sản xuất bắt đầu với việc lấy cenllulose từ bột gỗ. Để tạo ra được loại vải tốt, người ta sử dụng bộ gỗ xay nhuyễn trên 90% nguyên chất.

2. Kiềm hóa cenllulose: Bột cenllulose sẽ được hòa tan trong dung dịch natri hydroxit(xút), tạo thành phản ứng hóa học chuyển cenllulose thành cenllulose kiềm. Quá trình này giúp loại bỏ hầu hết các tạp chất khỏi cenllulose và chuẩn bị cho bước tiếp theo.

3. Ép bỏ chất dư thừa: cenllulose kiềm sau đó được ép giữa 2 trục lăn để loại bỏ chất lỏng dư thừa. Những tấm ép này sau đó được cắt thành vụn nhỏ màu trắng. 

4. Xử lý hóa chất và kéo sợi: Những vụn nhỏ màu trắng này được xử lý bằng carbon disulfua để tạo thành cenllulose natrixanthate. Sợi rayon được sản xuất từ những dung dịch từ axit khoáng như axit sunfuric, trong quá trình này các nhóm xanthate sẽ được hủy phân để tái tạo cellulose và giải phóng các axit dithiocarbonic. Sau đó, chúng được kéo thành sợi với hình dạng và kích thước mong muốn.

4. Phân loại

Sợi rayon được sản xuất theo nhiều cách khác nhau, mỗi phương pháp sẽ tạo ra một loại vải nhất định. Dưới đây là một số loại vải rayon được sử dụng phổ biến hiện nay:

- Viscose thông thường: Đây là loại sợi được sử dụng rất phổ biến trong may mặc. Nó rất dễ bị co lại khi ướt, vì vậy, phải sử dụng phương pháp giặt khô thông thường.

- Rayon độ bền cao: Chất liệu này được tìm thấy trong các sản phẩm lốp xe và các mặt hàng dệt may đòi hỏi độ bền cao, chị lực lớn. Đúng như tên gọi, độ bền lớn chính là ưu điểm nổi bật của nó.

- HWM Rayon: Nó có đặc đầy đủ đặc tính của viscose thông thường cùng với khả năng hút ẩm cực kỳ cao. Chất liệu này rất linh hoạt, có thể làm sạch đễ dàng. Có thể giặt máy hoặc giặt khô đều ổn định.

5. Ứng dụng

Vải viscose được sử dụn thay thế vải cotton. Loại vải này rất thích hợp sử dụng cho vùng khí hậu nhiệt đới như nước ta, vải có độ thấm hút mồ hôi cao hơn cotton, vô cùng thoáng mát, dễ chịu. Ngoài ra, vải visco đem lại cảm giác nhẹ nhàng cho người mặc, sẽ không có cảm giác quần áo bám chặt vào cơ thể.

- Vải visco được sử dụng để may quần áo thời trang, váy đầm, váy, áo sơ mi, áo thun, quần dài,... Loại vải này cũng có thể được sử dụng để làm vật dụng trong gia đình như: Khăn tắm, drap tải giường, khăn lau, khăn trải bàn.

- Vải visco còn được sử dụng trong một số ngành công nghiệp vì giá thành rẻ và có thể thay thế cho vải cotton. Ví dụ: Sợi rayon được dùng thay thế cho sợi bông ở nhiều loại lốp xe, dây đai an toàn trong ô tô. Các loại sợi rayon đàn hồi tốt được sử dụng nhiều để sản xuất quần áo.

- Ngoài ra, vải rayon ban đầu được sử dụng thay thế cho lụa. Mặc dù nhiều nhà sản xuất sử dụng rayon để thay thế bông, nhưng vẫn có một số công ty sử dụng vải rayon để thay thế lụa, tạo ra nhiều sản phẩm may mặc như: Váy đầm, áo dài, khăn choàng cổ, váy ngủ,... và được đông đảo khách hàng ưa chuộng.

Vải visco được dùng thay thế cho vải cotton
Vải visco được dùng thay thế cho vải cotton

6. Cách bảo quản

- Nên giặt bằng tay và sử dụng nước lạnh. Nếu giặt bằng máy nên giặt ở chế độ nhẹ nhàng nhất. Bởi vì chất vải này kém bền trong nước.

- Nên giặt vải bằng chất tẩy rửa nhẹ hoặc giặt không bằng nước lạnh, tuyệt đối không ngâm lâu hoặc vắt mạnh.

- Nên phơi trong bóng râm hoặc ở nơi thoáng khí.

- Sau khi khô, nên bảo quản vải ở nơi khô ráo.

Trên đây là bài viết chia sẻ về chất liệu vải viscose là gì? Và ứng dụng của nó trong cuộc sống. Hy vọng rằng đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Mời bạn ghé thăm chuyên mục các loại vải thun của chúng tôi để tham khảo thêm nhiều bài viết hay nữa nhé.

Tags : viscose