In offset là gì?Nên mua máy in offset hay máy in kts?

  • 11/08/2020
  • 2107

In offset được biết đến là giải pháp in ấn chất lượng, giá rẻ nhất hiện nay.Vậy in offset là gì?In offset với in kts cái nào tốt hơn?Cùng tìm hiểu thêm nhé

In offset là một trong những phương pháp in ấn khá phổ biến hiện nay, nếu như bạn đang thắc mắc tự hỏi rằng in offset là gì? Nên mua máy in offset hay may in kỹ thuật số? thì câu trả lời là đầu tư cái nào cũng được, chủ yếu là cần phải tìm hiểu rõ về 2 phương pháp in ấn này, cái nào phù hợp và mang lại hiệu quả với mình nhất.

  • Ví dụ: Hồi trước các đơn hàng in 1000 tờ rơi, 1000 tờ giấy quảng cáo chủ yếu là in offset, nhưng bây giờ ít xưởng in offset nào nhận được những đơn hàng này, bởi vậy mới nói in kỹ thuật số đã dần chiếm đi một số phân khúc của in offset trước đây.

Theo ý kiến cá nhân của đồng phục Song Phú thì các bạn nên đầu tư 1 máy in kts với mức giá phù hợp trước, để chạy các đơn hàng nhỏ, những đơn hàng lớn thì gửi đi các xưởng in uy tín. Sau này có nguồn hàng nhiều rồi thì đầu tư máy in offset cũng chưa muộn.

Tóm tắt:

1. In offset là gì?
2. Khác nhau giữa máy in kts và máy in offset là gì?
3. Ưu nhược điểm của in offset
4. Khác biệt giữa công nghệ in offset và in kts là gì?
5. Tại sao in offset rẻ hơn in kts?
6. Máy in kts và máy in offset cái nào rẻ hơn?
7. Mực in offset là gì?
8. Giấy in offset là gì?

Phương pháp in offset là gì?
Phương pháp in offset là gì?

1. In offset là gì?Có giống in kts không?

In offset là phương pháp in gián tiếp, các hình ảnh cần in được dính mực in và ép lên các tấm cao su(tấm offset) trước rồi mới ép miếng cao su này lên giấy. Để tăng thêm độ đẹp, sắc nét cho hình in, người ta sử dụng phương pháp in thạch bản, kỹ thuật này giúp tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in, để cho chất lượng hình in tốt nhất. Tuy nhiên, in offset chỉ phù hợp sử dụng để in số lượng lớn.

  • Ví dụ: Để chuẩn bị in sản phẩm theo phương pháp in offset theo phương pháp truyền thống, sau khi khách hàng gửi hình ảnh thiết kế thì phải chờ khoản 2-3 ngày để làm khuôn, phơi bản rồi mới bắt đầu in. Khâu chuẩn bị khá tốn kém và mất thời gian nên phương pháp in offset chỉ phù hợp in số lượng lớn.

In kỹ thuật số: Trong phương pháp in kỹ thuật số thì hoàn toàn không có bản in, khi khách hàng gửi file thiết kế thì dữ liệu sẽ được truyền vào máy, từng màu in trên hình sẽ được xử lý hoàn toàn tự động và truyền lên các trống in dưới dạng tĩnh điện, sau đó mực in sẽ bám lên trống và truyền sang giấy in. Và sau mỗi lượt in thì trống in lại được nạp tĩnh điện trở lại để tiếp tục in. Với phương pháp in kỹ thuật số này, sản phẩm sẽ được in ra trong vòng vài phút, có thể tùy chỉnh kích thước theo ý muốn của khách hàng một cách đơn giản.

2. Khác nhau giữa máy in kts và máy in offset là gì?

Thực ra máy in offset và máy in nhanh kỹ thuật số có chút liên quan đến nhau, thế nhưng khi xét về bản chất thì không thể đem lên bàn cân so sánh được. Nếu như máy in offset cho ra sản phẩm có chất lượng tốt, phù hợp in số lương lớn thì máy in nhanh kỹ thuật số lại là phù hợp cho những đơn hàng số lượng ít, thời gian gấp, thông số hình in biến đổi, chất lượng đảm bảo.

Mặc dù 2 loại máy in này không thể đem so sánh được, thế nhưng chúng ta có thể liệt kê ra những ưu điểm, nhược điểm của tường loại để có cái nhìn khách quan hơn, từ đó đưa ra được lựa chọn tối ưu, dung hòa được nhiều yếu tố. Sau khi đã xác định được phân khúc khách hàng của mình là gì(giá rẻ, bình dân hay cao cấp), số lượng đơn hàng(nhỏ lẻ, ổn định, số lượng lớn), chất lượng yêu cầu(đơn giản, trung bình hay cao cấp), từ đó chúng ta sẽ lựa chọn phương hướng đầu tư máy móc phù hợp.

In offset phù hợp in số lượng lớn
Máy in offset phù hợp in số lượng lớn

3. Ưu nhược điểm của in offset là gì?

Ưu điểm:

  • Chất lượng in rất tốt, hình ảnh rõ nét, màu sắc đẹp, tươi sáng và không bị lem hay bị mờ khi in. 
  • Có thể in trên rất nhiều chất liệu khác nhau như: giấy, gỗ, vải, kim loại, da...
  • Phù hợp với nhiều bề mặt in, từ trơn phẳng cho đến sần sùi
  • Tuổi thọ của hình in cao hơn so với các phương pháp in khác.
  • Chi phí in offset là rẻ nhất khi cần in số lượng lớn, không chỉ vậy, in offset còn giúp tiết kiệm chi phí mực in.

Nhược điểm:

  • Chi phí chuẩn bị bản in và vận hành khá tốn kém nên không phù hợp để in số lượng ít.
  • Phải biết vận hành, bảo trì, mua linh kiện thay thế. Điều này có thể khắc phục được bằng cách nhờ thợ sửa máy in, nhưng tốt nhất là nên tự biết bảo dưỡng để khắc phục được những lỗi nhỏ.

In offset mang nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với in kts
In offset mang nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với in kts

4. Sự khác biệt công nghệ in kts và công nghệ in offset là gì?

Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa in kỹ thuật số và in offset là công nghệ in hình ảnh lên sản phẩm. Vậy công nghệ in offset là gì? Sự khác biệt này ảnh hưởng đến màu sắc, chi phí, thời gian, chất lượng của hình in như thế nào?

  • Công nghệ in offset: là sử dụng ống bản kim loại khắc sẵn hình ảnh, thông in hình in, bắt mực in truyền hình ảnh cần in lên ống cao su, sau đó ống cao su sẽ ép hình ảnh lên giấy. Quy trình chuẩn bị ban dầu của in offset tiêu tốn khá nhiều thời gian và chi phí, mỗi ống kim loại được khắc riêng cho mỗi màu khác nhau và sau đó được ép lên ống cao su chuyển mực lên giấy, cần đợi một vài phút để bản in chạy ra và khô mực trên giấy.
  • Công nghệ in kỹ thuật số: là phương pháp in không cần làm bản in, máy sẽ tự thiết kế khung kỹ thuật số một cách tự động. In kỹ thuật số có thể dễ dàng in ra một sản phẩm, bản sau, hình ảnh trong thời gian vài phút, khác hẳn với in offset cần rất nhiều thời gian dể làm khuôn in và cài đặt máy.

5. Tại sao in offset lại rẻ hơn in kỹ thuật số?

Nếu như bạn đang thắc mắc điều này thì cũng tôi sẽ giải thích đơn giản như sau, in offset rẻ hơn in kts bởi vì phát huy được khả năng in hàng nghìn bản có nội dung giống nhau.

  • Ví dụ: Khi in offset trên tờ rơi hay bao bì thì hình in trên tất cả sản phẩm đều giống nhau, chúng ta có thể in cả triệu tờ rơi, hàng triệu bao bì mà chi phí ban đầu chỉ bỏ ra là vài cái khuôn mẫu và mực in, ngược lại thì sẽ chẵn có ai chịu in cho bạn vài trăm tờ rơi bằng phương pháp in offset đâu nhé.

Từ đó ta thấy được khách hàng chủ yếu đặt in offset là các doanh nghiệp cần in bao bì, tờ rơi quảng cáo số lượng lớn và ít thay đổi nội dung in. Qua đó, tay thấy được khối lượng in ấn bằng offset là rất lớn so với in kỹ thuật số. Những sản phẩm phù hợp để in kỹ thuật số là in tờ rơi, poster quảng cáo, menu, thiệp... với số lượng vừa phải.

Máy in offset công nghệ cao
Máy in offset công nghệ cao

6. Máy in offset và máy in kts cái nào rẻ hơn?

Nếu đem so sánh về giá của 2 loại máy in kts và in offset thì máy in kỹ thuật số rẻ hơn rất nhiều, đồng thời rất dễ sử dụng, thay đổi nội dung cần in. Chất lượng hình in của phương pháp in kts cũng rất đẹp, thời gian in nhanh chóng, xoay vòng vốn cũng rất hiệu quả nếu như biết cách tận dụng tối đa thời gian in. Xưởng in kỹ thuật số cũng rất dễ quản lý, chỉ cần một người là có thể làm được, rất tiết kiệm nhân công.

  • Ví dụ: khi in kỹ thuật số, hình cần in chỉ cần đưa lên máy tính bấm bấm vài thao tác là có thể in ra sản phẩm rồi, còn in offset thì phải đợi làm khuôn in nữa, rất mất thời gian.

Nói tóm lại, nếu như bạn mới bắt đầu mở ra làm, chưa có nguồn hàng in lớn thì nên đầu tư máy in kỹ thuật số để làm hàng nhỏ lẻ, đơn hàng lớn thì có thể đưa ra các xưởng in uy tín. Khi đã có tiếng tăm, nguồn hàng nhiều rồi thì mua máy in offset cũng chưa muộn. 

7. Mực in offset là gì?

Mực in offset là hỗn hợp các hạt pigment siêu nhỏ trộn đều với chất liêu kết hay chất dẫn. Các hạt pigment được sử dụng để tạo màu, còn chất dẫn ở dạng đặc và có độ nhớt là 40-100 PA.S, có độ ẩm cao, ít tan trong nước để có thể kết dính hạt pigment lên bề mặt vật liệu cần in. Đặc biệt, mực in offset không có hiện tượng như tạo nhũ tương.

Mực offset có rất nhiều loại với nhiều tính chất khác nhau, tùy theo chất liệu cần in sẽ có lựa chọn mực in phù hợp. Ngoài ra, cũng có rất nhiều công thức pha mực in offset khác nhau, tùy theo mục đích in ấn sử dụng. Hỗn hợp mực in offset có thể khác nhau về độ bền, độ sáng, độ trong suốt và các chất tẩy rửa nếu không kể đến bề mặt vật liệu in.

Khi in mực offset lên bề mặt vật liệu thì mực sẽ có độ ẩm nhất định trong suốt thời gian in. Tuy nhiên, không nên pha lẫn quá nhiều nước vì có thể làm chậm quá trình khô và hấp thụ mực in của sản phẩm. Có rất nhiều cách để giúp mực nhanh khô, có thể pha dầu hoặc nhựa thông để tăng quá trình khô hoặc sử dụng phương pháp gia nhiệt truyền thống.

Mực in offset có rất nhiều loại
Mực in offset có rất nhiều loại

8. Giấy in offset là gì?

Hiện nay có rất nhiều loại giấy có thể sử dụng để in offset. Nếu như bạn đang thắc mắc, tự hỏi giấy in offset là gì? Có bao nhiêu loại? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 12 loại giấy in offset sau đây nhé.

Có rất nhiều loại giấy có thể sử dụng để in offset
Có rất nhiều loại giấy có thể sử dụng để in offset

  1. Giấy Bristol: Là loại giấy có bề mặt bóng mịn, rất bắt mực nên rất được ưa chuộng sử dụng để in offset. Loại giấy này được sử dụng để in rin hộp, bìa sơ mi, poster, tờ rơi...
  2. Giấy Ford: Là loại giấy rất đặc biệt, không ăn mực nên được sử dụng làm giấy tiêu đề, ruột sổ, notebook...
  3. Giấy couche: Cũng là một trong những loại giấy được sử dụng phổ biến trong in offset hiện nay, bề mặt rất bóng mịn, lên màu rất đẹp nên rất phù hợp sử dụng in tờ rơi, quảng cáo, poster, catalogue...
  4. Giấy Ivory: Mặc dù không được sử dụng phổ biến ngoài thị trường, nhưng đây là một trong những loại giấy được sử dụng rất phổ biến trong in offset. Loại giấy này rất giày, cứng cáp và có độ đàn hồi tốt. Giấy có một mặt láng mịn và một mặt khá sần sùi.
  5. Giấy Duplex: Cũng có bề mặt bóng mịn như giấy Bristol, một mặt còn lại thì có màu sẫm tối hơn. Đây là loại giấy được sử dụng phổ biến để in hộp có kích thước lớn, yêu cầu độ cứng cap cao và loại giấy này có định lượng phổ biến là trên 300g/m2
  6. Giấy Couche matt: Cũng là một trong những loại giấy được rất nhiều xưởng in offset yêu thích sử dụng. Giấy không phản xạ ánh sáng nên rất phù hợp để in ấn tạp chí cao cấp, catalogue...
  7. Giấy Crystal: Cũng là một trong những loại giấy rất thông dụng trong in offset, giấy này có bề mặt rất bóng mịn và một mặt hơi nhám. Loại giấy Crystal thường được sử dụng để làm phần trung gian giữa giấy Bristol và Couche, loại này được sử dụng nhiều trong bìa tập, sách hay hộp bao giấy.
  8. Giấy mỹ thuật: Đúng như tên gọi, đây là loại giấy cao cấp phù hợp sử dụng để in hoa văn, họa tiết trang trí rất sang trọng. Giấy này khác mỏng, định lượng từ 180gsm - 250gsm.
  9. Giấy cotton: Không cần phải nói thì ai cũng nhận ra loại giấy này rồi, đay là loại giấy có độ cứng và độ dày, phù hợp để in các sản phẩm như: lịch, bao bì, hộp...Để tăng độ thẩm mỹ, người ta phủ bên ngoài một lớp giấy đẹp hơn.
  10. Giấy Conqueror: Đây là loại giấy có độ dày rất đa dạng, được sử dụng để in lịch, làm sổ tay, name card
  11. Giấy Metalidze bóng đẹp: Loại giấy này có độ bóng rất cao, có ánh kim nên rất sang trọng, phù hợp sử dụng để làm bao bì hay nhãn dán.
  12. Giấy thấm dầu: Đây là loại giấy có khả năng thấm dầu rất tốt, sử dụng phổ biến làm bao bì thực phẩm.

Mong rằng với những thông tin chia sẻ trên đây của đồng phục Song Phú đã có thể giúp bạn hiểu được in offset là gì? Từ đó có cái nhìn rõ hơn về phương pháp in offset và phương pháp in kỹ thuật số. Nếu như các bạn còn có thắc mắc gì liên quan đến in offset thì hãy liên hệ ngay với Song Phú nhé. Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách.

Tags : in offset