Logo huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai có ý nghĩa gì đặc biệt?
- 02/08/2022
- 1708
Điểm nổi bật trong logo huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai là biểu tượng Đèo Chư Sê (Núi Ngựa) và thác Phú Cường hùng vĩ, mang đậm nét đặc trương nơi đây.
Chư Sê là một huyện thuộc tỉnh Gia Lai, nằm trong vùng Tây Nguyên có rất nhiều danh lam thắng cảnh đang chờ bạn khám phá, tiêu biểu như: Thác Phú Cường, thác Đá, thác Bà, đập Ia Ring,... Sở hữu vẻ đẹp hoang sơ kỳ vĩ giữa núi rừng thu hút nhiều khách du khách. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về ý nghĩa logo huyện Chư Sê ngay sau đây nhé.
Logo huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai
1. Giới thiệu
Chư Sê là một huyện nằm ở phía nam tỉnh Gia Lai, thuộc khu vực Bắc Tây Nguyên, Việt Nam. Huyên Chư Sê cách Pleiku 36 km về phía Bắc, có vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Mang Yang, phía tây giáp huyện Chư Prông, phía nam giáp huyện Chư Pưh, phía bắc giáp huyện Đak Đoa. Tổng diện tích toàn huyện là 643 km2, có dân số là 110.300 người (theo thống kê dân số năm 2019), mật độ dân số đạt 172 người/km2.
- Về hành chính: Huyện Chư Sê có 15 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm một thị trấn Chư Sê (huyện lỵ) và 14 xã: Al Bá, Ayun, Bar Măih, Bờ Ngoong, Chư Pơng, Dun, Hbông, Ia Blang, Ia Glai, Ia Hlốp, Ia Ko, Ia Pal, Ia Tiêm, Kông Htok.
- Về kinh tế: Huyện có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ - công nghiệp - xây dựng, qua đó tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ngoài ra, huyện Chư Sê còn có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn, tiêu biểu như: Thác Phú Cường - được biết đến bởi vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ, về phía hạ nguồn là hồ Ayun Hạ.
2. Ý nghĩa logo huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai
Nhìn từ tổng thể logo huyện Chư Sê có bố cục hình tròn bền vững, thể hiện sự vận động phát triển đi lên và trường tồn vĩnh cửu. Trong đó:
- Hình tượng ngọn núi màu xanh: Biểu trưng cho Đèo Chư Sê (núi Ngựa). Theo truyền thuyết, chuyện kể rằng, từ xưa đã có một con đường đất từ Phú Yên lên Gia Lai (nay là Quốc lộ 25), dọc theo đó có đồng bào Jrai sinh sống thưa thớt. Từ nhu cầu cuộc sống, hoạt động giao thương xuất hiện, người ta đã mang sản vật, hàng hóa từ đồng bằng lên miền núi bằng người và ngựa thồ để mua bán. Do phải vượt qua gần 200 cây số, nhiều con ngựa đã kiệt sức ngã chết bên ngọn đèo trên vùng đất Chư A Thai, nơi cư trú của Vua Lửa thường xảy ra khô hạn, thiếu nước uống. Bà con dân tộc thiểu số đã đặt tên cho ngọn núi này là Chư Asei lâu dần đọc thành Chư Sê, cũng là tên huyện Chư Sê ngày nay.
- Hình tượng màu trắng: Tượng trưng cho dòng thác Phú Cường hùng vĩ và xinh đẹp, một đặc sản được thiên nhiên ban tặng rất riêng của Chư Sê mà không nơi nào có. Dòng nước từ đỉnh thác đổ xuống được phân kỳ và cách điệu tạo thành chữ C quyện lẫn chữ S (viết tắt của chữ Chữ Sê), thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc không thể tách rời. Và khi dòng nước đỗ xuống lòng thác đã xuất hiện rõ chữ CHỮ SÊ nằm trên những gợn sóng nước và hợp thủy về sông Ayun, hồ Ayun hạ. Ngoài ra, dòng thác này còn tượng trưng cho dòng “vàng trắng” - mủ cây cao su, một trong những cây trồng có mặt đầu tiên tại huyện Chư Sê, mở đầu công cuộc xóa đói giảm nghèo và từ đây người dân vươn lên làm giàu.
- Hình tượng bàn tay và nhánh trái tiêu: Tượng trưng cho sự trân trọng đối với địa phương có thương hiệu hồ tiêu nổi tiếng trong nước và thế giới. Đây là loại cây có lợi nhuận cao, cùng với cao su trở thành cây trồng chủ lực giúp cho người dân Chư Sê giàu lên nhanh chóng.
- Hình tượng màu nâu: Tượng trưng cho vùng đất đỏ Ba Zan màu mỡ, rất phù hợp các loại cây công nghiệp, như: cà phê, hồ tiêu, cao su…, tạo điều kiện thuận lợi cho Chư Sê phát triển về kinh tế xã hội, xây dựng đô thị văn minh, xanh, sạch đẹp và sẽ vươn lên thành thị xã trong tương lai không xa.
Mẫu thiết kế logo huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai mới nhất
Trên đây là bài viết chia sẻ về ý nghĩa logo huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, hy vọng rằng đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình. Mời bạn ghé thăm chuyên mục kiến thức logo để tham khảo thêm thật nhiều bài viết hay hơn nữa nhé.