Logo thị xã Điên Bàn - Quảng Nam có ý nghĩa gì đặc biệt?
- 06/09/2022
- 1195
Điểm nổi bật trong logo thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam là hình ảnh tượng đài Mẹ Thứ và hình chim phụng tượng trưng cho truyền thống hiếu học và thành đạt của mãnh đất Ngũ Phụng Tề Phi.
Điện Bàn là một thị xã ven biển thuộc tỉnh Quảng Nam, có lịch sử hình thành và phát triển gắn liền với quá trình mở rộng bờ cõi về phía Nam của dân tộc Việt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về ý nghĩa logo thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ngay sau đây nhé.
Logo thị xã Điện Bàn - Tác giả: Nguyễn Trọng Dũng (Đà Nẵng).
1. Giới thiệu
Điện Bàn là một thị xã thuộc tỉnh Quảng nam, Miền Trung, Việt Nam. Thị xã cách thành phố Tam Kỳ 45 km, cách thành phố Đà Nẵng 25 km và cách thành phố Hội An 10 km, có vị trí địa lý: Phía đông giáp thành phố Hội An và Biển Đông, Phía tây giáp huyện Đại Lộc, Phía nam giáp huyện Duy Xuyên, Phía bắc giáp huyện Hòa Vang và quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Thị xã Điện Bàn có diện tích 214,28 km², dân số là 226.564 người (theo thống kê dân số năm 2019), trong đó dân số thành thị là 94.395 người, chiếm 42% và dân số nông thôn là 132.169 người, chiếm 58%, mật độ dân số đạt 1.057 người/km2.
- Theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí thì vùng đất Điện Bàn xưa thuộc đất Việt Thường Thị của vua Hùng. Sau cuộc hôn nhân huyền thoại của công chúa Trần Huyền Trân vào năm 1306, vua Chăm là Chế Mân đã dâng hai châu Ô và Lý cho nhà Trần để làm sính lễ. Năm 1307, hai châu Ô và Lý được đổi thành Thuận Châu, Hóa Châu. Vùng đất Điện Bàn thuộc phần đất phía nam của Hóa Châu.
Về hành chính: hị xã Điện Bàn có 20 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 7 phường: Điện An, Điện Dương, Điện Nam Bắc, Điện Nam Đông, Điện Nam Trung, Điện Ngọc, Vĩnh Điện và 13 xã: Điện Hòa, Điện Hồng, Điện Minh, Điện Phong, Điện Phước, Điện Phương, Điện Quang, Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Nam, Điện Thắng Trung, Điện Thọ, Điện Tiến, Điện Trung.
- Về kinh tế: Thị xã có khu vực phường Vĩnh Điện (trung tâm thị xã) sầm uất, với khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc. Trong vài năm trở lại đây, kinh tế của Điện Bàn đã có những bước phát triển vượt bật, trở thành một trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ của Bắc Quảng Nam. Đặc biệt, Thị xã Điện Bàn có nhiều làng nghề nổi tiếng. Xã Điện Phương có nghề đúc đồng Phước Kiều, gỗ mỹ nghệ truyền thống Nguyễn Văn Tiếp, bánh tráng Phú Triêm... Nghề trồng dâu nuôi tằm cùng với việc trồng thuốc lá ở các xã thuộc khu vực Gò Nổi vì đất bồi rất phì nhiêu do lũ lụt đem đến.
2. Ý nghĩa logo thị xã Điện Bàn - Quảng Nam
Mẫu thiết kế logo thị xã Điện Bàn có bố cục hình tròn bền vững, thể hiện sự vận động phát triển đi lên và trường tồn vĩnh cửu. Nổi bật giữa logo 2 hình tượng chính là: Tượng đài Mẹ Thứ và Chim Phụng.
- Mẹ Thứ, tên thật là Nguyễn Thị Thứ (1904 - 2010) là người được Nhà nước trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Bà sinh tại thôn xóm Rừng, xã Điện Thắng Trung, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Bà có chồng, 9 người con trai, một con rể và 2 cháu ngoại là liệt sĩ, là người mẹ có nhiều con cháu hy sinh nhất trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp chống Mỹ. Bà trở thành bà mẹ Việt Nam anh hùng tiêu biểu, được lấy làm nguyên mẫu xây dựng tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại tỉnh Quảng Nam trong dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ. Với tổng diện tích 15ha, kinh phí 411 tỷ đồng, đây là Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng lớn nhất cả nước và lớn nhất trong toàn vùng Đông Nam Á hiện nay.
- Hình con chim phụng thể hiện cho vùng đất học Điện Bàn, đứng hàng đầu xứ Quảng, nơi vẫn thường được gọi là vùng đất Tứ phụng. Khi nói đến khoa cử Nho học, người Quảng Nam thường tự hào về “Ngũ phụng Tề phi” - Năm con chim phượng hoàng cùng bay. Đây là một danh xưng dùng để chỉ 5 người đồng hương cùng đỗ đại khoa trong cùng một khoa thi. Khoa “ngũ phụng” năm 1898 của Quảng Nam, trong số 5 con chim phụng cả tỉnh thì Điện Bàn đã chiếm hết 4. Trong lịch sử khoa cử của triều Nguyễn, trên cả nước chỉ thấy có hai huyện có được “chiến tích” này, đó là Nam Đàn (Nghệ An) với khoa thi năm Canh Tuất (1910) và Điện Bàn (Quảng Nam) với khoa thi năm Mậu Tuất (1898).
|
Mẫu thiết kế logo thị xã Điện Bàn - Quảng Nam mới nhất
Qua bài viết chia sẻ về ý nghĩa logo thị xã Điện Bàn trên đây, hy vọng rằng đã giúp bạn có thêm được nhiều kiến thức cho riêng mình. Mời bạn ghé thăm chuyên mục thiết kế logo để tham khảo thêm thật nhiều bài viết hay hơn nữa nhé.