1 kim là gì?Tất tần tật về máy may một kim

  • 15/08/2020
  • 15683

Máy 1 kim là loại máy may được sử dụng phổ biến trong ngành may mặc. Vậy máy 1 kim là gì? Công năng và cấu tạo của máy một kim là gì? Cùng tìm hiểu sau đây nhé

Máy 1 kim là tên gọi của một trong 3 loại máy chuyên sử dụng trong lĩnh vực may mặc, bao gồm: Máy Kansai, may vắt sốmáy một kim. Nếu như bạn là người chủ sở hữu hay đang sử dụng máy 1 kim trong công việc của mình thì việc tìm hiểu cấu tạo của máy là điều rất cần thiết, bởi vì nó giúp bạn hiểu rõ hơn nguyên tắc hoạt động và từ đó sử dụng máy hiệu quả hơn. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc tự hỏi rằng máy 1 kim là gì? Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của nó là gì? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc trong bài viết sau đây nhé.

Tóm tắt:

1. Máy 1 kim là gì?
2. Phân loại máy 1 kim
3. Cấu tạo máy 1 kim
4. Kim máy là gì?
5. Thoi, suốt máy là gì?
6. Chân vịt máy may là gì?

Máy 1 kim là gì?
Máy 1 kim là gì?

1. Máy 1 Kim là gì?

Máy 1 kim là loại máy may chuyên sử dụng để ráp quần áo, hay các sảm phẩm may mặc với nhau bằng mũi chỉ 1 kim phía trên và chỉ suốt phía dưới, công dụng duy nhất của máy một kim là mauy đường thẳng. Về mặt cầu tạo thì máy một kim có kích thước nhỏ gọn, giúp tiết kiệm diện tích đặt máy và đồng thời việc duy chuyển máy móc cũng khá tiện lợi.

Máy một kim điện tử đời mới cũng khá hiện đại, có thêm nhiều chức năng như điều chỉnh tốc độ, đường may, mũi chỉ... một cách dễ dàng hơn. Đồng thời cũng có chức năng gạt chỉ, cắt chỉ thừa giúp tiết kiệm thời gian may cho thợ.

2. Cách phân loại máy 1 kim là gì?

Hiện nay trên thị trường may mặc rất thịnh hành 2 loại máy một kim, đó là máy may 1 kim điện tử và máy may một kim cơ:

  • Máy 1 kim điện tử: Là loại máy may đời mới, nhiều thao tác được đơn giản hóa thông qua bảng điều khiển điện tử và các hoạt động của motor được lắp sẵn trong thân máy. Người sử dụng có thể dễ dàng điều chỉnh chế độ may, kiểu may, tốc độ may một cách dễ dàng.

Máy may 1 kim điện tử
Máy may 1 kim điện tử

  • Máy 1 kim cơ: Là loại máy may đời cũng nhưng chất lượng vẫn rất tốt, máy được vận hành bằng hệ thống motor và dây curoa gắn phía dưới bàn máy. Các hoạt động của máy phụ thuộc vào người may, tốc độ may nhanh hay chậm của máy được điều khiển bằng bàn đạp.

Máy may một kim cơ
Máy may một kim cơ

Phân loại máy theo hãng sản xuất:

Các loại máy may được sử dụng phổ biến trên thị trường được nhập khẩu từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc... Dưới đây là các dòng máy một kim phổ biến hiện nay:

Máy may một kim điện tử

  • Máy một kim điện tử Juki và cơ Juki
  • Máy một kim điện tử Juki ddl-8700b-7
  • Máy một kim điện tử Juki ddl-8700-7
  • Máy một kim điện tử Jack
  • Máy một kim điện tử Jack a3
  • Máy một kim điện tử Jack a4
  • Máy một kim Juki ddl-8700n
  • Máy một kim cơ Juki ddl-8700
  • Máy một kim điện tử Brother
  • Máy một kim điện tử Brother 7200
  • Máy một kim điện tử Siruba
  • Máy một kim điện tử Zoje
  • Máy một kim điện tử Sunstar
  • Máy một kim điện tử Baoyu

Máy may một kim cơ

  • Máy một kim Juki ddl 5550n
  • Máy một kim cơ Juki ddl-8một00e
  • Máy một kim cơ Juki
  • Máy một kim Sunsir
  • Máy một kim Bruce
  • Máy một kim Unicorn
  • Máy một kim Kansai
  • Máy một kim Mitsubishi
  • Máy một kim Typical

3. Cấu tạo của máy một kim là gì?

Dưới đâu là cấu tạo chung của máy may 1 kim, trong đó máy may điện tử chỉ khác với máy may cơ là có thêm bản điều khiển và motor nằm trong máy.

  1. Bàn máy: Đây là phần đỡ đầu máy, cũng là nơi thao tác của người sử dụng máy. Bàn máy được làm bằng gỗ ép phẳng đển chống cong, vênh, giảm độ rung cho máy.
  2. Đầu máy: Là bộ phận quan trọng nhất của chiếc máy, nó chứa các kết cấu cơ khí, được thiết kế nhằm đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật vận hành máy may.
  3. Chân máy: Chân máy được thiết kế theo thông số nhân trắc phù hợp với số đông người sử dụng, được làm bằng thép hàng hoặc gang chắc chắn.
  4. Bản điều khiển: Là nơi điều khiển hoạt động của máy.
  5. Motor: Là bộ phận truyền chuyển động cho đầu máy, giúp cho máy hoạt động hiệu quả, ổn đinh.
  6. Hộp nút bấm: Là hộp chưa công tắc bật mở máy.
  7. Dàn cọc chỉ: Là kệ dùng để đặt chỉ và đường dẫn chỉ vào máy.
  8. Bản điều khiển điện tử: Là bảng điều khiển chuyển động của máy(chỉ có trên máy 1 kim điện tử).

Cấu tạo của máy may 1 kim
Cấu tạo của máy may 1 kim

4. Kim máy may là gì?

Kim máy may là chi tiết nhỏ nhưng rất quan trọng trong quá trình đưa chỉ xuyên qua lớp vật liệu và kết hợp chỉ suốt bên dưới để tạo thành một mũi may. Hiện nay có rất nhiều loại kim khác nhau, như kim thẳng, kim cong và sử dụng chi tiết bắt mũi khác nhau trên từng chủng loại máy. Kí hiệu kim máy thẳng là "DB".

- Cấu tạo kim máy may bao gồm: Phần đốc kim, phần thân kim và phần mũi kim. Trên gần đầu mũi kim có một lỗ kim để luồn chỉ và trên thân kim có một rảnh nhỏ gọi là vệt thoát ổ.

Cấu tạo của kim máy may
Cấu tạo của kim máy may

- Ký hiệu kim máy gồm 2 phần:

+ Loại kim: được ký hiệu bằng cụm chữ và số DB x 1

+ Chỉ số kim: được ký hiệu bằng dấu # và một hoặc hai con số, chỉ số kim là để xác định đường kính thân kim. hiện nay có hai hệ thống dùng ghi chỉ số kim là hệ quốc tế và hệ Anh.

+ Đường kính thân kim(tính theo hệ số quốc tế): Là chỉ số kim x 0,01

  • VD: Kim có chỉ số # 80(Hệ số này có chỉ số từ 50 trở nên): đường kính thân kim là 80 x 0,01 = 0,8 mm.

+ Đường kính thân kim(tính theo hệ số Anh): Là chỉ số kim x 0,0635

  • VD: Kim có chỉ số kim là #14(Hệ số này có chỉ số từ 6-20) thì đường kính thân kim = 12 x 0,0635 = 0,8mm 

Lưu ý: Nguyên liệu may càng mỏng thì chỉ số kim càng nhỏ, nguyên liệu may càng dày, càng cứng thì chỉ số kim càng lớn. Có thể chọn chỉ số kim theo chỉ, chỉ to thì kim lớn và ngược lại.

Cách gắn kim may: Tắt máy, xoay bánh đà để tim nhô lên vị trí cao nhất, sau đó nới lỏng ốc bằng kim loại, gắp kim đẩy lên sau cho ngập hết phần đốc kim, phần rãnh kim nằm phía bên ngoài đầu máy hoặc bên tay trái người ngồi, sau đó khóa ốc lại.

5. Thoi suốt máy may là gì?

Suốt được dùng để cuộn chỉ và được lắp vào thoi(thoi chứa suốt bên trong) sau đó gắp vào ổ chao trong máy. Trên thân thoi có bộ phận khóa để giữ suốt và me thoi có tác dụng lên suốt để tạo lực căng cho chỉ.

  • Quy trình thực hiện gắp chỉ là: Đánh chỉ vào suốt => Lắp suốt vào thoi => Lắp thoi vào ổ máy.

Cấu tạo của suốt và thoi
Cấu tạo của suốt và thoi

Cách lắp thoi vào máy: Tắt máy, đưa cần giật lên vị trí cao nhất, tay trái cầm khóa suốt, đưa thoi đã lắp suốt vào ổ máy sao cho đầu bản lề thoi hướng về phía người ngồi máy, sau khi đã lắp vào dùng tay ấn nhẹ có tiếng kêu tách là được.

Điều chỉnh lực căng của chỉ dưới: Để kiểm tra lực căng cho chỉ đạt yêu cầu, khi lắp suốt vào thoi chúng ta nên giật sợi chỉ 2,3 lần nếu thoi rơi xuống là đạt yêu cầu, nếu thoi không rơi là chỉ dưới bị chặt, còn nếu cầm chỉ lên suốt rơi tự do là chỉ quá lỏng. Khi đó, chúng ta điều chỉnh ốc vít trên me thoi, nếu chỉ căng thì xoay ốc ngược chiều kim đồng hồ, ngược lại chỉ quá lỏng thì xoay cùng chiều kim đồng hồ cho chặt lại.

6. Chân vịt máy may là gì?

Chân vịt máy may có tác dụng ép và cố định vật liệu cần may, không cho chúng nâng lên khi mũi kim đi lên. Chân vịt tác động một lực ép vừa phải để nguyên liệu ép sát với đỉnh răng cửa và từ đó giúp răng cưa không đẩy nguyên liệu bị lệt hướng.

Chân vịt giúp cố định vải trên may
Chân vịt giúp cố định vải trên may

Điều chỉnh chân vịt: Có thể dùng tay nâng lên sau khi đã tắt máy(xoay bánh xe trục) hoặc nâng bằng gối, người may tác động một lực vào miến cao su bằng gối và gạt sáng phải. Ngoài ra chúng ta còn có thể thay đổi độ cao của chân vịt, thay đổi chân vịt cho phù hợp với vật liệu cần may.

Mong rằng với những thông tin chia sẻ trên đây của đồng phục Song Phú đã có thể giúp bạn hiểu được máy 1 kim là gì? Cách phân loại và cấu tạo của máy. Nếu như các bạn có thắc mắc gì liên quan đến các loại máy may thì hãy liên hệ ngay với Song Phú để được giải đáp thắc mắc nhé. Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách.