Các loại vải thun thích hợp may áo khoác?
- 16/09/2020
- 3746
Hiện nay có rất nhiều bạn thắc mắc là các loại vải thun nào phù hợp để may áo khác? Để trả lời câu hỏi này thì cần phải xác định rõ loại áo khoác cần may là gì?
Trong thời gian gần đây mình nhận được khá nhiều câu hỏi liên quan lựa chọn vải may áo khoác như: “Các loại vải thun thích hợp may áo khoác?”, “áo khoác mỏng vậy có chống nắng được không?”, “ may áo khoác để bán thì nên chọn loại vải nào?,...
Trước khi trả lời loại vải thun may áo khoác phù hợp thì chúng ta cần xác định rõ loại áo khoác cần may là gì? Mục đích sử dụng của nó ra sao? Mình ví dụ bạn cần may áo khoác sử dụng vào mùa lạnh để giữ ấm hay áo khoác chống nắng mùa hè?
Áo khoác có rất nhiều loại khác nhau. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn một số loại chính. Trường hợp các bạn cần tham khao thêm thông tin các loại khác thì Inbox cho mình nhé.
Tóm tắt:
1. Các loại vải may áo lạnh 2. Các loại vải may áo chống nắng 3. Các loại vải may áo khoác nhẹ
Loại vải thun nào thích hợp để may áo khoác?
1. Các loại vải thun thích hợp may áo khoác lạnh
Mỗi khi thu qua đông đến thì áo khoác lạnh lại trở thành mặt hàng bán rất chạy, áo khoác lạnh không chỉ giúp giữ ấm cho cơ thể mà còn là phong cách thời trang mùa đông. Cùng tìm hiểu thêm về các loại vải thun may áo khoác lạnh dưới đây nhé.
Mẫu áo khoác lạnh mùa đông cho trẻ em
Mục đích sử dụng áo khoác lạnh: Là để giữ ấm cơ thể, tránh gió vào mùa lạnh. Đối với một số vùng, thời tiết lạnh nhưng hanh khô, không mưa thì chỉ cần chiếc áo có khả năng giữ ấm, cản gió hoặc có thêm yếu tố giữ độ ẩm cho da là được. Đối với những vùng thời tiết lạnh nhưng mưa ẩm ướt, gió lùa thì chiếc áo cần có khả năng chống thấm nước, chống gió tốt.
Chất liệu vải thun may áo khoác: Thường dùng cho mùa lạnh là sợi tổng hợp (polyester, nylon,…) và len là tốt nhất vì 2 loại chất liệu này giúp giữ nhiệt khá tốt.
Các loại vải thun thường dùng để may áo lạnh:
- Vải thun Fleece (hay còn gọi là vải dạ): đây là loại vải được cào lông bên trong, khá mềm mại và giữ ấm rất tốt. Hầu hết các loại áo khoác giữ ấm đều dùng loại vải này.
- Vải len hoặc vải thun giả len: sợi vải có lông xù nhẹ. Cashmerer là loại vải len cao cấp, lấy từ lông cừu. Loại vải cashmere này rất được ưa chuộng ở nước ngoài nhưng giá thành cũng rất cao.
- Vải jean dày, vải kaki dày cũng được lựa chọn. Tuy nhiên nếu nhiệt độ quá thấp, người ta cũng thường may kết hợp lớp vải thun fleece bên trong hoặc người tiêu dùng mặc thêm 1 lớp áo thun giữ nhiệt bên trong.
Ngoài ra. đối với những chiếc áo cần thêm độ chắn gió và chống thấm nước thì chỉ có chất liệu polyester hoặc nylon là lựa chọn tối ưu. Vì 2 loại sợi này có đặc tính chống thấm nước cao và nhanh khô. Người ta sẽ sử dụng vải dệt giả da, trơn, láng để chống thấm nước bên ngoài, còn bên trong thì dùng kiểu vải Fleece để giữ ấm.
2. Các loại vải thun sử dụng may áo khoác chống nắng
Vải thun sử dụng may áo khoác chống nắng thì cần phải có khả năng chống tia UV,UVA và UVB gây hại. Đồng thời áo khoác chống nắng được thiết kế đặc biệt để ngăn cản tia bức xạ của ánh nắng mặt trời, đồng thời vẫn giữ độ co giãn, mềm mại, thời trang cho áo.
Mẫu áo khoác chống nắng
Mục đích sử dụng: với thời tiết nắng nóng như Việt Nam thì chiếc áo khoác vừa chống nắng, chống tia UV, vừa thấm hút mồ hôi, thoáng mát mới đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Chất liệu vải thường dùng: sợi polyester có thành phần chống UV, thoát hơi ẩm tốt nhưng mặc lâu sẽ nóng. Sợi tự nhiên (cotton, viscose) có tính chất hút mồ hôi tốt, giúp thoáng mát. Vì vậy, người ta thường pha 2 loại sợi này để tạo ra loại vải vừa có tính chất thoát ẩm, chống nắng, vừa có khả năng thấm hút mồ hôi.
Về kiểu dệt của vải: Với môi trường nóng thì kiểu vải mềm, mịn, có độ dày vừa phải, không bết dính khi đổ mồ hôi là loại vải ưa chuộng. Một số kiểu vải bạn nên chọn là Single Jersey, Interlock, Rib nhỏ (1×1, 1×2), mè. Nếu muốn những kiểu vải lạ mắt hơn, bạn có thể chọn các mẫu Jacquard, wafflee, slub..nhưng lưu ý là chi tiết nhỏ, không quá dày, quá to. Mặt trái của vải sẽ dệt theo kiểu French Terry để thấm hút và thoát hơi tốt.
Ngoài ra, để có thể tăng độ chóng nắng, chống tia UV, chống vi khuẩn, bạn có thể sử dụng các hoạt chất chống UV, chống khuẩn trong quá trình nhuộm vải. Tuy nhiên giá thành những chiếc áo này cao, chắng hạn áo khoác chống tia UV của Uniqlo là loại áo được quảng cáo chống tia UV, khá được thị trường Việt Nam yêu thích hiện nay.
3. Các loại vải may áo khoác nhẹ
Các loại vải thun sử dụng may áo khoác nhẹ, thường có tác dụng tránh gió nhẹ hoặc mục đích thời trang là chính. Có lẽ vì vậy, mà có rất nhiều loại vải thun có thể sử dụng để may áo khác nhẹ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Mẫu áo khoác nhẹ
Mục đích sử dụng: Áo khoác nhẹ có mục đích chắn gió và thời trang là chính nên mình vải cần mềm, mịn, nhẹ, mỏng, thoáng mát, giúp người mặc thoải mái và tự tin.
Chất liệu: có nhiều sự lựa chọn như chất liệu vải tự nhiên (cotton, viscose, bamboo, modal…) hoặc sợi nhân tạo (polyester, nylon (polyamid)..), có thể pha spandex để tăng co dãn và mềm mịn cho vải.
Kiểu vải: khá đa dạng về lựa chọn như:
- Nếu bạn may các kiểu đơn giản, thanh lịch: single jersey, rib, interlock.
- Nếu may kiểu thời trang: Jacquard, Slub. Bạn có thể may phối hợp cùng vải thun mè, thun lưới, thun in 3D, in bông cũng là xu hướng hiện nay.
- Một số chất liệu mỏng như giả da, jean mỏng, kaki mỏng…cũng được người tiêu dùng khá yêu thích.
- Theo xu hướng, người ta sẽ sử dụng kiểu vải mặt trong là kiểu vải french terry để tăng độ thấm hút mồ hôi và thoát hơi cho người mặc.
>>> Xem thêm: In áo khoác gió theo yêu cầu tại TPHCM
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây của đồng phục Song Phú đã có thể giúp bạn dễ dàng hiểu được các loại vải thun may áo khoác tốt nhất rồi phải không nào. Nếu như các bạn còn có thắc mắc gì liên quan đến các loại vải thun thì hãy liên hệ ngay với Song Phú hoặc comment bên dưới để chúng tôi giúp bạn giải đáp nhé. CẢM ƠN BẠN ĐÃ XEM BÀI VIẾT.
[Xêm thêm] Bảng màu & chất vải vải thun Cá sấu, Cotton, thun Mè, Thun lạnh