Vải thun nỉ(vải thun dạ) là gì?
- 15/09/2020
- 5411
Vải thun nỉ(vải thun dạ) là chất liệu vải dùng để may quần áo mùa đông. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc vải nỉ là gì? Nó có ưu điểm gì nổi bật? Cùng tìm hiểu nhé
Vải thun nỉ(vải thun dạ) là chất liệu sử dụng phổ biến để may chăn mềm, áo khoác, găn tay, quần áo ấm cho mùa đông. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về chất liệu vải thun nỉ là gì? Hay nó có ưu điểm, nhược điểm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm điều đó trong vài biết sau đây nhé.
Tóm tắt:
1. Vải nỉ là gì? 2. Đặc điểm 3. Các loại vải 4. Ứng dụng 5. Cách bảo quản
Mẫu áo khoác mùa đông may bằng thun nỉ
1. Vải thun nỉ(vải thun dạ) là gì?
Thun nỉ là còn có tên gọi chuyên ngành là vải thun FLEECE. Miền bắc người ta thường gọị là vải thun dạ. Mặt ngoài vải thun nỉ có lớp lông ngắn, mượt. Vải không thấm nước, có tác dụng chắn khí, chắn gió, giữ ấm cho mùa lạnh. Vì vậy, vải thường dùng làm mền (chăn), nệm hoặc quần áo mùa lạnh để giữ ấm.
Tuy nhiên vì miền bắc vào mùa đông, thời tiết thường khắc nghiệt nên vải nỉ(vải dạ) thường dày hơn, cứng hơn trong Nam. Vải nỉ được dệt theo kiểu Fleece, tạo ra lớp lông gắn trên bề mặt vải, giúp vải có tác dụng giữ ấm.
Mẫu vải thun nỉ
2. Đặc điểm vải nỉ(vải dạ) là gì?
Đặc điểm của thun nỉ là trên mặt vải có lớp lông ngắn, mượt, không thấm nước, có tác dụng là để giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông lạnh. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của chất liệu vải này:
Ưu điểm:
- Đa dạng màu sắc, chất liệu và chủng loại
- Thun nỉ mềm mại, mượt mà, ấm áp
- Vải nỉ dễ giữ nếp, cắt, dán do có lớp lông.
- Tính chất chung của thun nỉ là không thấm nước hoặc thấm hút nước chậm, chắn gió, chắn khí tốt, giữ ấm tốt.
- Nhanh khô, không nhăn.
Khuyết điểm:
- Vải khó giặt sạch, dễ bị dơ, dính bẩn
- Khi giặt khó trở lại hình dạng ban đầu, hoặc thô cứng hơn, xù xì hơn ban đầu.
Mẫu áo khoác thun nỉ màu vàng đẹp
>>> Xem thêm: Các loại vải thích hợp may áo khoác?
3. Các loại vải nỉ(vải thun dạ) hiện nay
Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại vải thun nỉ(vải thun dạ), nhưng phổ biến nhất vẫn là 3 loại sau đây:
- Thun nỉ 1 da: là vải cào lông 1 mặt, mặt còn lại phẳng, không có lông.
- Thunnỉ 2 da: là vải cào lông 2 mặt vải.
- Thun nỉ da cá (hay còn gọi là vải nỉ chân cua): là loại vải kết hợp giữa kiểu dệt vải da cá và kiểu dệt thun nỉ, tạo ra 1 mặt có lớp lông mịn và 1 mặt có hình vảy cá, làm tăng hiệu quả của việc giữ ấm và còn giúp thấm hút mồ hôi khi mặc. Thun nỉ da cá không thấm hút nước và nhanh khô nên việc giặt giũ trong mùa lạnh sẽ đơn giản hơn.
Mẫu áo khoác thun nỉ màu trắng
4. Ứng dụng
- Làm chăn mềm, áo khoác: Mặt vải thun nỉ có lớp lông để giữ ấm nên thường dùng làm chăn, mền, áo khoác, khăn choàng, găng tay, quần áo ấm…
- Làm đồ handmade: Thun nỉ dùng làm hàng handmade, trang trí nội thất vì vải giữ được nếp, không quăn mép, dễ dàng lên thiết kế và may vá. Một số vật dụng thường thấy như móc khóa, vải trang trí, búp bê nhỏ…
- Làm lớp lót trong: Thun nỉ còn được làm lớp lót trong của đồ lặn, đồ leo núi, đồ phi hành gia.
- Trang trí nội thất: Vải nỉ không chỉ sử dụng trong may mặc mà còn được sử dụng trong trang trí nội thất như: Làm bọc ghế, thảm, rèm cửa,...
Thun nỉ ứng dụng để may quần áo thời trang mùa đông
Bọc ghế làm bằng chất liệu thun nỉ
Đồ handmade làm bằng thun nỉ xinh xắn
5. Cách bảo quản
Vải thun nỉ có độ bền rất cao, chịu được những tác động của môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, muốn giữa các sản phẩm may bằng vải này luôn mới đẹp thì cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Tránh giặt vải bằng máy vì dễ bị xù lông, xơ lông.
- Không sấy, không tẩy, không giặt nhiệt độ cao trên 40oC.
- Tránh ánh sáng hoặc nhiệt độ quá gay gắt.
Mong rằng với những thông tin chia sẻ trên đây của đồng phục Song Phú đã có thể giúp bạn dễ dàng hiểu được vải thun nỉ hay vải thun dạ là gì, nó có ưu nhược điểm và ứng dụng gì rồi phải không nào. Nếu như các bạn còn có thắc mắc gì liên quan đến các loại vải thun thì hãy liên hệ ngay với Song Phú hoặc comment bên dưới để chúng tôi giúp bạn giải đáp thắc mắc. CẢM ƠN BẠN ĐÃ XEM BÀI VIẾT.
[Xêm thêm] Bảng màu & chất vải vải thun Cá sấu, Cotton, thun Mè, Thun lạnh