Vải lót là vải gì?Vai trò vải lót trong may quần áo

  • 21/08/2021
  • 5654

Vải lót là thành phần không thể thiếu khi may các loại trang phục truyền thống hoặc mỏng manh, nó có công dụng tạo độ thoải mái và giúp trang phục kín đáo hơn

Đúng như tên gọi, vải lót là chính là lớp vải trong cùng, tiếp xúc trực tiếp với cơ thể khi bạn mặc trang phục. Thông thường lớp lót được chia làm hai loại:

- Đối với những trang phục may bằng chất liệu mỏng manh như voan, ren, chiffon,... Chức năng chính của vải lót thường là làm giảm bớt độ xuyên thấu của lớp vải bên ngoài, đồng thời tạo lớp nền hoặc làm nổi bật hoa văn trên vải chính.

- Đối với trang phục truyền thống như: Suit, Tuxedo, Blazer, áo khoác, áo choàng... Lớp lót là yếu tố quan trọng làm nên bộ trang phục. Nếu quá dày sẽ làm mất độ bay của áo, nếu quá mỏng sẽ làm tà áo chảy xệ, lên dáng không đẹp.

Lớp lót sử dụng bên trong váy đầm
Lớp lót sử dụng bên trong váy đầm

Tóm tắt:

1. Vai trò của lớp lót
2. Các kiểu dệt vải
3. Chất liệu dệt vải
4. Lưu ý khi chọn vải

1. Vai trò của vải lót là gì?

Đầu tiên, chúng ta hãy nói sơ qua về vai trò của lớp lót trong quần áo:

  • Lớp lót giúp bỏa vệ lớp vải chính khỏi sự mài mòn và giãn vải.
  • Mang lại vẻ đẹp gọn gàn cho bên trong và cả bên ngoài sản phẩm.
  • Giúp trang phục dễ sử dụng hơn, dễ mặc, không bị tiếp xúc vào lớp vải chính.
  • Giúp hấp thụ mồ hôi, tạo cảm giác mát mẻ, thoải mái cho người sử dụng.

Loại vải lót đáp ứng được hết những điều này, thì nó phải có những đặc điểm nhấn định. Ngay cả khi lớp vải chính bên ngoài mỏng, nó phải đủ dày dặn để các đường nối bên trong không xuyên qua. Vì lớp lót chịu trọng tải chính, nên nó cần chắc chắn. Đồng thời, lớp lót phải mềm mại, không trơn trượt, không bị nhăn và không bị nhiễm điện. Tính chất hút ẩm của vải luôn được ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra, nó phải có độ bền cao, không bị hư khi giặt máy và có độ co rút tối thiểu.

Mẫu vải lót quần áo
Mẫu vải lót bên trong quần áo

2. Các kiểu dệt vải

Hiện nay, vải lót thường được sản xuất 3 kiểu dệt sau đây:

- Kiểu dệt trơn: Cho chất liệu vải mịn một mặt hoặc mịn cả hai mặt trước và sau. Vải phải giữ dáng tốt, không bị giãn và không bị nhăn.

- Kiểu dệt satin: Tạo ra chất liệu vải sáng bóng, đem lại cảm giác mịn màn, dễ chịu. Loại vải này thường được sử dụng lót áo khoác ngoài đắt tiền. Tuy nhiên, vải dệt satin rất dễ bị xước, tốt hơn hết là không nên sử dụng chúng ở những nơi có khả năng tiếp xúc với vật sắc nhọn.

- Kiểu dệt đan chéo: Tạo ra chất liệu vải dày dặn và có đường gân dệt rõ ràng. Vải dệt thoi cần được căn kim cẩn thận để tránh biến dạng sau thời gian sử dụng.

3. Chất liệu dệt vải lót

Sau đây là một số chất liệu dùng để dệt lớp lót sử dụng phổ biến nhất hiện nay:

- Lụa: Từ ngày xưa, giới thợ may đã biết sử dụng lụa làm vải lót cho quần áo, váy, áo khoác,...Vải lụa rất mềm mại, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt nhưng lại nổi tiếng là đắt tiền và tuổi thọ không cao.

- Taffeta: Là một loại vải rất mềm mượt, bóng đẹp, khá chắc và bền, thường được sử dụng để may váy đầm. Nhưng nó đòi hỏi phải chăm sóc cẩn thận: Giặt ở chế độ tinh chế 30C,lòng khô nhanh chóng. Khi ủi vải này cần chỉnh nhiệt độ thấp. Không sử dụng nó làm lớp lót áo khoác khi cần tăng độ bền.

- Viscose: hay còn gọi là sợi rayon, nó được làm sợi xenlulo nhưng khác với taffeta là không bị nhiễm điện. Viscose là chất liệu vải tốt, rẻ tiền, nó là một lựa chọn tuyệt vời để làm lớp lót quần áo. Điểm yếu của viscose là kém bền, dễ bị nhàu nát khi dính nước và không đứng dáng. Đó cũng chính là lý do vải viscose hay được pha với polyester.

- Cupro(Bemberg): Cupro là một chất liệu bán tổng hợp được sản xuất từ xơ xung quanh quả bông. Nó được người Nhật phát minh nhằm thay thế cho lụa. Nó có đặc điểm và tính chất tương tự như lụa nhưng rẻ tiền hơn và bền hơn rất nhiều lần. Đặc biệt, Cupro lên dáng rất cứng cáp. Về bản chất thì Cupro cũng là một loại rayon, nhưng được sản xuất từ phế phẩm của bông vải nên nó rất bền và có khả năng thoáng khí, hút ẩm của sợi bông.

- Polyester: Là một loại sợi tổng hợp hóa học rất bền, rẻ tiền. Nhờ độ bền cao nên nó thích hợp sử dụng để may áo khoác ngoài và túi xách. Tuyệt đối không sử dụng vải polyester làm lớp lót tiếp xúc với cơ thể, chất liệu này không có khả năng thấm hút mồ hôi, gây cảm giác khó chịu nếu tiếp xúc lâu.

Lớp lót là phần không thể thiếu để may váy đầm thời trang
Lớp lót là phần không thể thiếu để may váy đầm thời trang

4. Lưu ý khi lựa chọn vải lót

Dưới đây là một số lưu ý cho bạn khi chọn lớp lót cho trang phục:

- Chọn một lớp lót dày làm từ nguyên liệu tự nhiên cho trang phục mùa đông.

- Chọn một lớp lót mỏng có thành phần tự nhiên cho trang phục mùa hè.

- Chọn màu lớp lót dựa theo đặc điểm thiết kế của trang phục. Bạn có thể phối màu theo tông hoặc màu tương phản. Tuy nhiên, Nên kiểm tra xem vải chính và vải lót có bị nhiễm màu khi giặt hay không.

- Có một số trang phục chỉ may lớp lót tại một vài vị trí. Đôi khi lớp lót quần chỉ may một nữa ở trên và trên áo khoác mùa hè chỉ may lớp lót ở hai bên bả vai.

- Lớp lót may túi bên trong phải sử dụng loại vải chắc chắn hơn lớp lớp lót thông thường.

Trên đây là bài viết chia sẻ về chất liệu vải lót là gì? Hy vọng rằng đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích cho riêng mình. Mời bạn ghé thăm chuyên mục các loai vải thun của Song Phú để tham khảo thêm nhiều bài viết hay hơn nữa nhé.

Tags : vải lót