Vải CVC là vải gì? So sánh tính chất vải CVC và Tici

  • 24/08/2021
  • 3839

Vải CVC dùng để chỉ các loại vải cotton pha có hàm lượng cao sử dụng phổ biến may quần áo. Nó có khả năng thấm hút mồ hôi và thoáng khí nhờ tỉ lệ cotton cao

CVC là loại vải có hai thành phần chính là polyester và cotton, trong khi hàm lượng cotton bên trong chiếm hơn 50%. Bông là loại sợi có giá trị cao trong may mặc, hỗn hợp polyester và bông giá trị cao được gọi là vải CVC, có hàm lượng bông bên trong hơn polyester. Còn vải Tici thì ngược lại, thành phần polyester bên trong chiếm hơn 50% so với sợi bông. Ví dụ: vải 55% cotton và 45% polyester sẽ được gọi là vải CVC.

Tóm tắt:

1. CVC là vải gì?
2. CVC 60/40 là gì?
3. Ưu điểm chất liệu CVC
4. So sánh CVC và Tici

1. Vải CVC là vải gì?

Trong vài năm trở lại đây, cụm từ CVC ngày càng sử dụng phổ biến trong may mặc. Vậy vải CVC là vải gì? Nó là loại vải pha trộn giữa polyester và cotton được sử dụng phổ biến trong may mặc. Nó có khả năng thấm hút mồ hôi và thoáng khí tốt, nhờ vào thành phần cotton bên trong vải chiếm hơn 50%. Giá CVC không quá mắc và độ bền cao, giúp nó trở thành chất liệu chính trong nhành công nghiệp may quần áo thời trang.

Vải CVC có độ mềm mại, đàn hồi và độ bền màu cực kỳ tốt. Nó có thể giặt máy, chống co rút và bền màu hơn so với vải cotton nguyên chất. Có hai loại chất liệu CVC chính: 

  • Một là loại vải bình thường, có các sợi cotton và polyester đan xen vào nhau.
  • Hai là loại vải thun 2 da, có một mặt là sợi bông và một mặt khác là sợi polyester.

Mẫu vải thun CVC
Mẫu vải thun CVC

>>> Xem thêm: Vải thun 2 da là gì?

2. Vải CVC 60/40 là gì?

Những khách hàng thường xuyên mua quần áo đều biết rằng có ba loại vải 60/40, vải cotton 65/35(CVC) và vải cotton 35/65(Tici). Các loại vải này khác nhau ở thứ tự. CVC 60/40 có nghĩa là thành phần cotton bên trong vải chiếm 60% và 40% polyester, còn được gọi là vải CVC 60/40. Vải 65/35 có nghĩa là thành phần cotton chiếm 65% và polyester chiếm 35%, còn gọi là vải CVC 65/35. Ngược lại, vải 35/65 có thành phần cotton 35% và 65% polyester, còn được gọi là vải tici 35/65.

Ngoài 3 loại vải cotton pha kể trên, thì còn rất nhiều tỉ lệ pha cotton khác nhau như: 95/5, 83/17, 80/20,...

3. Ưu điểm của chất liệu CVC

Mặc dù vải 100% cotton được ưa chuộng nhiều hơn về độ mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt, các công ty dệt may vẫn thường kết hợp cotton với polyester với nhiều lý do. Một trong những lý do đó là giúp vải có độ bền cao hơn. Bản thân sợi bông rất mềm, dễ bị co rút sau thời gian sử dụng. 

  • Ví dụ: Áo thun 100% cotton mặc rất mát mẻ, đem lại cảm giác thật tuyệt vời, nhưng sau nhiều lần giặt, áo rất dễ bị nhăn, biến dạng và co rút. 

- Bằng sự kết hợp sợi polyester bên trong vải cotton, giúp hàng may mặc trở nên bền chắc hơn, ít bị nhăn, co rút hơn. Đây cũng chính lý do tại sao nhiều áo đồng phục công ty, đồng phục học sinh may bằng chất liệu vải CVC. Việc giặt quần áo hằng ngày gây nhiều áp lực lên các loại vải cotton, sự hiện diện của polyester giúp quần áo, đồng phục trở nên bền hơn, ít bị nhăn, co rút hơn. Làm tăng giá trị sử dụng cho bộ đồng phục.

- Nhà nhà sản xuất cũng rất thích sử dụng chất liệu CVC để may quần áo, vì chúng ít tốn kém hơn để sản xuất. Cotton là loại sợi có giá trị cao hơn polyester tổng hợp, bằng cách kết hợp cotton với polyester, vải sản xuất ra có giá thành rẻ hơn.

Mẫu áo thun thời trang may bằng chất CVC
Mẫu áo thun thời trang may bằng chất CVC

4. So sánh vải CVC và Tici

So sánh về tính chất:

- CVC là loại vải có thành phần cotton cao trên 50%, đã qua xử lý chống mốc, chống mục nên vải khả năng thấm hút mồ hôi tốt và độ bền cao. vải CVC rất thích hợp sử dụng ở khí hậu nhiệt đới nước ta.

- Tici cũng là loại vải cotton pha, nhưng thành phần cotton rất thấp, polyester chiếm hơn 50%. Với tỉ lệ pha này, vải vừa có độ mềm mại của cotton, vừa có độ cứng, độ bền cao của polyester. Đây là loại vải rất thích hợp sử dụng để may trang phục có độ bền cao như: đồ thể thao, đồng phục, quần áo mặc thường ngày,...

Cách nhân biết:

Cách nhận biết
Cách nhận biết

- Chất CVC đốt cháy rất nhanh, có mùi như giấy cháy và tro tan khi vò nhẹ.

- Chất Tici khi đốt cháy yếu và tro vón cục một phần.

Giá thành:

Dựa vào những đặc điểm trên, tất nhiên giá thành vải CVC sẽ cao hơn vải tici. Tùy vào nhu cầu, hoàn cảnh, môi trường mà chúng ta lựa chọn chất liệu vải khác nhau. Nếu muốn may trang phục bền đẹp thì nên chọn CVC, nếu muốn may trang phục có độ bền cao thì nên chọn vải tici.

Trên đây là bài viết chia sẻ về chất liệu vải CVC, hy vọng đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình. Mời bạn ghé thăm chuyên mục các loại vải thun để tham khảo thêm nhiều bài viết hay hơn nữa nhé.

Tags : vải cotton