Tìm hiểu ý nghĩa lá cờ Việt Nam và tải file vector mới nhất

  • 08/08/2022
  • 4223

Ý nghĩa lá cờ Việt Nam cũng tương tự như nhiều quốc gia khác, khi trở thành quốc kỳ, nó sẽ là hình ảnh đại diện cho một dân tộc, một quốc gia độc lập.

Lá cờ Việt Nam là hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa là hình ngôi sao vàng 5 cánh tượng trưng cho 5 tầng lớp: sĩ, nông, công, thương, binh đoàn kết. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về ý nghĩa lá cờ Việt Nam và tải file thiết kế mới nhất ngay sau đây nhé.

Lá cờ Việt Nam
Lá cờ Việt Nam

1. Lịch sử ra đời

- Tên gọi: Lá cờ Việt Nam. lá cờ đỏ sao vàng; Cờ Tổ quốc.

- Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ chống thực dân Pháp (23-11-1940). Người sáng tác ra lá cờ đỏ in hình ngôi sao vàng năm cánh là đồng chí Nguyễn Hữu Tiến - Tâm huyết của tác giả khi sáng tác ra lá cờ Tổ Quốc được thể hiện rõ nét trong bài thơ của Ông:

Hỡi những ai máu đỏ da vàng

Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc

Nền cờ thắm máu đào vì nước

Sao vàng tươi, da của giống nòi

Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi

Hỡi sỹ nông công thương binh

Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh.

- Trong hội nghị Trung Ương VIII do lãnh tụ Hồ Chí Minh chủ trì, quyết định thành lập tổ chức Việt Nam Độc Lập Đồng Minh - Trong đoạn mở đầu chương trình Việt Minh ghi rõ: "Sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp, Nhật, sẽ lập nên Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, lấy cờ đỏ sao vàng 5 cánh làm Quốc kỳ". Đây là văn bản đầu tiên chính thức công nhận quốc kỳ của nước Việt Nam là cờ đỏ sao vàng.

- Sau ngày 30/04/1975, miền nam được hoàn toàn giải phóng, quốc hội nhà nước Việt Nam thống nhất họp tại thủ đô Hà Nội, thông qua nhiều nghị định, trong đó công nhận lá cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.


Lá cờ, quốc kỳ các nước thêu sẵn ủi lên quần áo (đã có keo sẵn)

2. Ý nghĩa lá cờ Việt Nam

- Quốc kỳ Việt Nam là lá cờ đại diện cho nước Việt Nam thống nhất. Lá cờ có hình chữ nhật, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Nền cờ đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng là màu truyền thống tượng trưng cho dân tộc Việt Nam, và năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp: sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết. Tuy nhiên, cũng có ý kiến khác cho rằng màu đỏ nền cờ tượng trưng dòng máu đỏ, màu vàng ngôi sao tượng trưng da vàng, và năm cánh tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

- Lá cờ Việt Nam được công nhận từ năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất. Quốc hội khóa VI đã lấy quốc kỳ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với vài sửa đổi nhỏ, làm quốc kỳ chính thức đại diện cho nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

- Kích thước tiêu chuẩn: Lá cờ Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Điểm giữa ngôi sao vàng đặt đúng điểm giữa (điểm giao nhau của hai đường chéo) quốc kỳ. Khoảng cách từ điểm giữa ngôi sao đến đầu cánh sao bằng 1/5 chiều dài quốc kỳ. Một cánh sao có trục vuông góc với cạnh dài quốc kỳ và hướng thẳng lên phía trên theo đầu cột treo quốc kỳ. - Tạo hình ngôi sao: từ đầu cánh sao này đến đầu cánh sao đối diện là đường thẳng, không phình ở giữa, cánh sao không bầu. Hai mặt của quốc kỳ đều có ngôi sao vàng trùng khít nhau. Nền quốc kỳ màu đỏ tươi, ngôi sao màu vàng tươi.


Tải file thiết kế lá cờ Việt Nam Vector mới nhất

3. Những giả thuyết về tác giả thiết kế

- Nguyên mẫu của lá cờ Việt Nam hiện nay được ghi nhận xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23/11/1940. Tuy nhiên, dù đã tồn tại hơn 70 năm nhưng tác giả của lá cờ vẫn không được xác định một cách chính xác.

- Mấy chục năm qua, các phương tiện thông tin đại chúng đều nói tác giả quốc kỳ là Nguyễn Hữu Tiến (Hà Nam). Trên website của Quốc hội và của Đảng cũng khẳng định như vậy. Nhưng tất cả đều dẫn nguồn về cuốn sách “Nguyễn Hữu Tiến” mang dấu ấn cá nhân của nhà văn Sơn Tùng năm 1981. Tuy nhiên không có tài liệu, văn kiện nào của Nhà nước trong các viện lưu trữ và bảo tàng chứng minh điều này. Năm 2001, Bộ Văn hóa - Thông tin đã xác nhận không đủ cơ sở chứng minh đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là người vẽ lá cờ Tổ quốc.

- Giả thuyết thứ hai do Tỉnh ủy Tiền Giang đề nghị gần đây, đặt lại vấn đề lịch sử và cho rằng ông Lê Quang Sô (Mỹ Tho) mới là tác giả quốc kỳ. Tư liệu của các nhà nghiên cứu và nhân chứng còn sống trong khởi nghĩa Nam Kỳ đều đưa ra những căn cứ rất thuyết phục nhưng không được cấp nhà nước chính thức công nhận. Như vậy, câu hỏi về tác giả lá cờ đỏ sao vàng cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời.

Trên đây là bài viết chia sẻ về ý nghĩa lá cờ Việt Nam, hy vọng rằng đã giúp bạn có thêm được nhiều kiến thức bổ ích cho riêng mình. Mời bạn ghé thăm chuyên mục thiết kế logo để tham khảo thêm thật nhiều bài viết hay hơn nữa nhé.

Tags : lá cờ