Đa tình tự cổ nan di hận dĩ hận miên miên bất tuyệt kỳ nghĩa là gì?
- 08/07/2020
- 62088
Đa tình tự cổ nan di hận, Dĩ hận miên miên vô tuyệt kỳ dịch là kẻ đa tình tự ngàn xưa chỉ còn lưu lại mối hận,nỗi hận này dài dằng dặc biết bao giờ nguôi.
1. Xuất xứ câu Đa tình tự cổ nan di hận dĩ hận miên miên bất tuyệt kỳ
"Đa tình tự cổ không dư hận - Dĩ hận miên miên vô tuyệt kỳ "
trong film Tây Du Ký của Đài Loan, Trư Bát Giới sử dụng mỗi khi đau khổ vì tình yêu.
Hai câu này không có xuất xứ
Hai câu này vốn dĩ không liên quan gì tới nhau, câu trên là một câu phương ngôn thường xuất hiện trong văn học cổ Trung Quốc, nếu tra xuất xứ của nó thì rất khó, cũng tương tự như câu "ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cộng tri thu" trong Hoài Nam tử vậy, người ta dùng qua nhiều thế hệ, nhưng cũng chẳng biết nó từ đâu ra.
Đa tình tự cổ nan di hận dĩ hận
2. Giải nghĩa câu Đa tình tự cổ nan di hận dĩ hận miên miên bất tuyệt kỳ
Đa tình tự cổ nan di hận, Dĩ hận miên miên vô tuyệt kỳ dịch là kẻ đa tình tự ngàn xưa chỉ còn lưu lại mối hận,nỗi hận này dài dằng dặc biết bao giờ nguôi.
Hận ở đây là hận mình, hận cuộc đời ngang trái, vì sao có những rào cản ngăn cấm tính yêu, mà rào cản này quá vững chải, không thể lay chuyển được.
Câu này xuất xứ từ cổ văn của Trung Quốc vì vậy không thể xác định được, chỉ giải nghĩa trên câu chữ của nó kèm với sự kiện là Trư bát giới đã đọc nó trong phim Tây Du Ký.
Trư Bát Giới (Thiên bồng nguyên soái) yêu Hằng Nga tha thiết, nhưng vì sau khi hạ giới bị biến thành bộ dạng xấu xí tới nỗi tình cũ nếu nhìn thấy cũng chỉ muốn trốn xa vạn dặm. Nên Trư Bát Giới mới ngâm câu này, tình yêu đơn phương giữa quái vật và người đẹp là mối hận muôn đời.
Cùng như mối tình giữa anh chàng nhà nghèo học dốt với cô nàng xinh đẹp con nhà gia thế, học vấn xuất chúng - Vốn dĩ trời sinh ra không dành cho nhau, vẫn biết thế nhưng vì đa tình nên ôm hận, hận mình, hận đời vì sao ngang trái.
Đa tình tự cổ nan di hận
Xem thêm Nhân bất học bất tri lý