Nhân chi sơ tính bản thiện hay nhân chi sơ tính bản ác?
- 05/05/2020
- 22481
Nhân chi sơ tính bản thiện hay nhân chi sơ tính bản ác? Cái nào đúng cái nào sai? và hiểu như thế nào là đúng đắn hơn?
1. Giới thiệu về hai trường phải Nhân chi sơ tính bản thiện & nhân chi sơ tính bản ác
Nhân chi sơ tính bản thiện
- “Nhân chi sơ bản tính thiện” (con người sinh ra bản tính là thiện) là thuyết của Mạnh Tử (372 – 289 TCN; một số tài liệu khác ghi là: 385– 303/302 TCN) - nhà triết học Trung Quốc và là người tiếp nối Khổng Tử.
Mạnh Tử cho rằng bản tính của con người lúc ban đầu là Thiện. Đức của một người là quà tặng của thiên thượng (Trời), và được liên thông với thiên thượng. Mọi người đều có bản chất tốt và đạo đức, nếu một người thủ đức và nỗ lực tu thân, anh ta có thể trở thành người giống như các vị vua Nghiêu, vua Thuấn.
Nhân chi sơ tính bản ác
“Nhân chi sơ tính bản ác” (con người sinh ra bản tính là ác) là thuyết của Tuân Tử (313 – 238 TCN) - nhà Nho, nhà tư tưởng của Trung Hoa vào cuối thời Chiến Quốc, là một trong Bách gia Chư tử (Học thuật của trăm nhà). Tuân Tử chính là thầy học của Thừa tướng nhà Tần là Lý Tư.
Tuân Tử quan niệm bản tính con người vốn là ác. Bản chất là ác, nhưng vì được giáo dục, nên con người trở nên thiện ít, hoặc thiện nhiều tùy mỗi người. Bản chất là ác nên mới hướng thiện, chứ nếu đã là thiện rồi thì cần gì phải hướng thiện. Vì thế, loài người thường nói hướng thiện, chứ xưa nay không bao giờ nghe từ hướng ác.
Nhân chi sơ tính bản ác
2. Phân tích nhân chi sơ tính bản thiện
Chữ “Thiện” trong “tính bổn thiện” không phải là khái niệm thiện ác tương đối trong tục đế mà là tính hoàn hảo trong chân đế. Chữ “Sơ” trong “nhân chi sơ” cũng không có nghĩa là trẻ sơ sinh, mà là bản nguyên của con người.
Cũng không phải chỉ người thôi mà bất cứ gì “sơ” như nó vốn là chưa qua tưởng là, cho là, muốn phải là, mong sẽ là… cũng đều hoàn hảo. Nói cách khác, bản nguyên của các pháp đều hoàn hảo.
Bất kỳ pháp nào đúng như bản chất tự nhiên của nó đều là pháp thực tướng, thực tánh. Còn cái gì qua tưởng là, cho là, phải là, sẽ là… đều không còn “chi sơ” nữa. Tất cả cái “chi sơ” như đá chi sơ, nước chi sơ… đều là thực tánh bản nguyên hoàn hảo của chính nó, là chân đế.
3. phân tích Nhân chi sơ tính bản ác
Nhân chi sơ tính bản ác là gì? Học thuyết tính ác của Tuân Tử có nghĩa rằng, con người sinh ra vốn dĩ là ác, có được thiện là do quá trình bồi dưỡng, giáo dục mà có. Ông cho rằng, con người khi sinh ra có đầy đủ dục vọng như ham lợi, ham sắc,… Nếu như con người cứ phát triển theo dục vọng thì mối quan hệ giữa người và người sẽ phát sinh ra tranh đấu và tạo nên một xã hội hỗn loạn, do đó mới cần phải có “lễ” để điều chỉnh, sửa đổi bản tính ác của con người. Tuy nhiên, ông lại tin rằng chỉ có giới tinh hoa mới làm được điều này.
Theo Tuân Tử, “ác” trong sự đối lập với sự “thiện”: “xưa nay, thiên hạ gọi là thiện những gì hợp với sự “chính lí bình trị” gọi là ác những gì hợp với sự “thiên hiểm bội loạn”. Đó là thiện và ác”.
Điều này có nghĩa là những gì mang lại thái bình thịnh trị, đất nước ấm êm thì đó là “thiện”, ngược lại điều gì mang lại hỗn loạn vô lối, chiến tranh bạo lực thì đó là “ác”. Theo đó ông nhìn thiện ác trong bình diện của chính trị như những gì ông đã chứng kiến về thời buổi ông đã sống.
4. Đặc điểm chung của 2 tác giả câu nói này.
Mạnh Tử và Tuân Tử cũng có nhiều điểm tương đồng sau đây:
(a) Cả hai đều tôn sùng Chu công và Khổng Tử, và có ý thức quý dân hơn vua.
(b) Đều nhấn mạnh, tánh cách quan trọng của đạo đức và nhân phẩm con người.
(c) Khinh miệt thuyết “hợp tung”, “liên hoành” của Tô Tần và Trương Nghi.
(d) Phê phán rất nghiêm khắc các học thuyết khác đương thời”.
Riêng cá nhân thì mình nghiên về Tuân Tử hơn, mình thấy nó thực tế hơn, rõ ràng và dễ hình dung hơn.
Bản chất con người khi sinh ra chưa được giáo dục thì vốn dĩ là 1 con thú có trí thông minh cao, nếu không được đào tạo, nuôi dưỡng bằng tình yêu thương, bằng nhân cách, đạo đức xã hội thì không thể tạo ra được 1 con người tốt được.
Mà về bản chất của 1 con thú, kiếm ăn, tranh đoạt... thì đương nhiên trong xã hội này sẽ cho rằng là cái ác rồi, nên nói nhân chi sơ tính bổn ác là không sai, chỉ là ở chỗ nhân chi sơ thì chưa có khả năng làm điều ác mà thôi.