Giải nghĩa nhân bất học bất tri lý là gì?

  • 07/07/2020
  • 38444

“Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”, nghĩa là, hòn ngọc thô kia nếu chẳng được mài giũa thì cũng chẳng thành món đồ trân quý được, con người ta không học qua thầy hay bạn tốt, qua nghịch cảnh của đường đời thì chẳng thể hiểu đạo lý làm người.

Xuất xứ câu “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”

Câu này xuất xứ từ trong sách của Trung Quốc.

Tam Tự Kinh (chữ Hán: 三字經)[1] là cuốn sách chữ Hán được soạn từ đời Tống, đến đời Minh, Thanh được bổ sung. Sách được dùng để dạy học cho học sinh mới đi học. Ở Việt Nam trước đây cũng dùng sách này. Nội dung cuốn sách hơn 1000 chữ, bố trí ba chữ một câu có vần. Hiện nay những người học chữ Hán cũng học nó để có số vốn 600 chữ để rồi tiếp tục học lên cao.

Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý

 

Ý nghĩa câu “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”

“Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”, nghĩa là, hòn ngọc thô kia nếu chẳng được mài giũa thì cũng chẳng thành món đồ trân quý được, con người ta không học qua thầy hay bạn tốt, qua nghịch cảnh của đường đời thì chẳng thể hiểu đạo lý làm người.

Câu này ý nghĩa của nó tương tự như câu ngọc không mài sao sáng, người không học sao hay - Đại ý là nếu chúng ta không học hỏi những tri thức ở cuộc sống, cả thế giới này thì mãi mãi sẽ không hiểu được đạo lý sống của cuộc đời, mãi mãi lầm đường lạc lối trong chốn trần gian này. Thực ra cuộc sống vốn có nguyên nhân và hệ quả rất rõ ràng từ nhỏ tới lớn từ nhanh tới lâu đề có nguyên nhân và kết quả. Những người chưa hiểu đạo lý sống ở đời dễ xảy ra tình trạng than trời trách đất - mà trời đất vốn là cái thuộc tự nhiên, nó đã được mình chứng ngàn đời nay, không thể nào sai được. Chỉ trách ta không đủ hiểu, không đủ khả năng thích nghi theo cuộc đời thôi.

Người không hiểu đạo lý nhân sinh, hễ gặp khó khăn trở ngại là thối chí, hễ gặp thất bại là coi cuộc đời bất công, hễ gặp nghịch cảnh, khó nạn là tuyệt vọng, muốn tự kết thúc cuộc đời.

Nếu mọi việc đều thuận lợi, dễ dàng, thì ai biết ai là người trí tuệ, ai kẻ phàm phu, ai biết ai là anh hùng tuấn kiệt, ai kẻ tiểu nhân. Vậy nên, người xưa có dạy, gian nan luyện chí anh hùng. Khó nạn càng lớn, thì khi thành tựu càng vĩ đại.

Mỗi con người chúng ta được sinh ra đều giống nhau, đều là những viên ngọc tự nhiên thuần khiết, có thể trở thành viên ngọc trang sức quý giá, long lanh và đắt đỏ hay không ấy là tùy thuộc vào ý thức học tập và rèn luyện bản thân của chúng ta. Hãy cố gắng mài giũa mình bằng việc không ngừng học tập, rèn luyện và tu dưỡng để trở thành những viên ngọc sáng nhất, quý giá nhất.

Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý

Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý

 

xem thêm Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu

 

Tags : hán ngữ