Giải thích về ngũ hành tương sinh, tương khắc trong tự nhiên

  • 30/06/2020
  • 7800

Ngũ hành là gì? chắc hẳn mọi người đều đã nghe qua, có người sẽ rất rành về nó, cũng có một số người chưa hiểu rõ về ngũ hành là gì, vậy hãy cũng phân tích với chúng tôi nhé.

Mục lục bài viết:

1. Giới thiệu Ngũ hành là gì?
2. Ngũ hành tương sinh là gì?
3. Ngũ hành tương khắc là gì?
4. Ứng dụng ngũ hành trong tự nhiên, cuộc sống

 

1. Giới thiệu Ngũ hành là gì?

Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn trải qua năm trạng thái là: Hỏa (火), Thủy (水), Mộc (木), Kim (金), Thổ (土). Năm trạng thái này gọi là Ngũ hành (五行), không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật trong mối tương quan hài hòa, thống nhất.

Học thuyết Ngũ hành diễn giải sinh học của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản (生 - Sinh) còn gọi là Tương sinh và (克 - Khắc) hay Tương khắc.

Trong mối quan hệ Sinh thì Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
Trong mối quan hệ Khắc thì Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.

Ngũ hành tương sinh tương khắc

Ngũ hành tương sinh tương khắc

 

2. Ngũ hành tương sinh là gì?

Theo như thuyết ngũ hành thì vạn vật sẽ có nguồn gốc sinh sôi theo tuần hoàn nhất định, sự vật sẽ sinh (gọi là tương sinh) và biến mất đi (gọi là tương khắc)

Theo thứ tự Thủy Mộc Hỏa Thổ Kim với cách lý luận sau:

Kim có thể sinh thủy vì kim loại sau khi nóng chảy biến thành thể lỏng. Trong ngũ hành thì thể lỏng thuộc nước cho nên nói được kim sinh thuỷ.

Thuỷ có thể sinh mộc vì rằng cây cối phải dựa vào nước để duy trì sự sống.

Mộc có thể sinh Hỏa, trước đây người ta làm bếp củi nấu ăn, lấy cành cây làm củi đốt lửa, cành cây là một phần của cây vì vậy nói được mộc sinh hoả.

Hỏa có thể sinh thổ vì rằng sau khi dùng lửa để thiêu đốt thì vật chất sẽ biến thành tro bụi, tro bụi rơi vào đất vô hình trung làm cho đất dày lên.

Thổ có thể sinh kim càng dễ lý giải, kim loại được lấy từ trong đất để luyện nên.

 

3. Ngũ hành tương khắc là gì?

Theo như thuyết ngũ hành thì vạn vật sẽ có nguồn gốc sinh sôi theo tuần hoàn nhất định, sự vật sẽ sinh (gọi là tương sinh) và biến mất đi (gọi là tương khắc)

Theo thứ tự Thủy Hỏa Kim Mộc Thổ:

Kim có thể khắc mộc, lưỡi rìu có thể chặt được cây, điều này ai cũng biết không cần phải giải thích thêm,

Mộc có thể khắc thổ, rễ cây không ngừng vươn rộng trong lòng đất, điều này cho thấy mộc khắc thổ.

Thổ có thể khắc thuỷ vì nước dùng đất để ngăn chặn. Nước nhiều có thể dùng đê đập để ngăn chặn, vì vậy nói thổ khắc thuỷ.

Thuỷ có thể khắc hoả, vì nước dập tắt được lửa.

Hoả có thể khắc kim vì lửa có thể làm nóng chảy kim loại.

 

4. Ứng dụng ngũ hành trong tự nhiên, cuộc sống

Thuyết ngũ hành lấy lý luận từ trong thực tế mà ra nên thuyết này áp dụng ngược lại trong cuộc sống hằng ngày vô cùng thuận lợi và ổn định. Ứng dụng của ngũ hành trong đời sống có rất nhiều, mình gợi ý một số trường hợp như sau:

Ngũ hành trong y học:

STT   Ngũ hành
Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
1 Ngũ Tạng Can Tâm Tỳ Phế Thận
2 Ngũ Phủ Đởm Tiểu trường Vị Đại trường Bàng quang
3 Ngũ thể Cân Mạch Thịt (nhục) Da lông Xương tủy
4 Ngũ quan Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai
5 Ngũ chí Giận Mừng Lo Buồn Sợ
6 Ngũ chất Gỗ Lửa Đất Kim loại Nước
7 Ngũ sắc Xanh Đỏ Vàng Trắng Đen
8 NgũVị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn
9 Ngũ thời
(mùa)
Xuân Hạ Cuối hạ Thu Đông
10 Ngũ Phương Đông Nam Trung ương Tây Bắc

 

Vật chất trong thiên nhiên và các loại hoạt động của cơ thể liên quan mật thiết với nhau, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng bằng cách tương sinh (hành nọ sịnh hành kia, tạng nọ sinh tạng kia) hoặc chế ước lẫn nhau để giữ được thế quân bình bằng cách tương khắc (hành này hoặc tạng này chế ước hành hoặc tạng kia).

 

Ngũ hành theo màu sắc:

Màu đỏ – hành Hỏa

Màu vàng – hành Thổ

Màu trắng – hành Kim

Màu xanh – hành Mộc

Màu đen – hành Thủy

 

Ngũ hành trong hướng nhà đất:

Mệnh Mộc hợp với hướng Đông, Nam và Đông Nam

Mệnh Kim hợp với hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nam

Mệnh Thủy thuận theo hướng Đông Nam, Bắc và Tây Bắc

Mệnh Hỏa phù hợp nhất hướng chính Nam

Cuối cùng là Mệnh Thổ hợp hướng Đông Bắc và Tây Nam.

 

Ngũ hành trong chọn cây cảnh:

Cây thuộc hành Kim: cây Bạch Mã Hoàng Tử, cây Lan Ý, Cây Ngọc Ngân,…hay những loại cây thuộc hành Thổ vì Thổ sinh Kim.

Cây thuộc hành Thủy: cây Phát Tài Búp Sen, cây Phát Lộc, các cây dòng họ Tùng (cây Thủy Tùng, Tùng Bồng Lai,…),… Chọn thêm những cây thuộc hành Kim sẽ hỗ trợ mang đến tài lộc.

Cây thuộc hành Hỏa: những chậu cây thiên về sắc đỏ sẽ hợp với mệnh Hỏa như cây Trầu bà Đế Vương đỏ, cây đa Búp Đỏ, cây Vạn Lộc,… Những cây thuộc Mộc sẽ gia tăng thêm vượng khí cho gia đình.

Cây thuộc hành Mộc: cây Ngọc Bích, cây Vạn Niên Thanh, cây Trường Sinh,… Những loại cây này rất tốt cho những người thuộc hành Mộc. Có thể chọn thêm những cây thuộc mệnh Thủy.

Cuối cùng là cây thuộc hành Thổ: thích hợp nhất vẫn là cây Lưỡi Hổ Vàng, cây Lan Hồ Điệp hay cây Ngũ Gia Bì,… Lựa chọn thêm cây phong thủy thuộc Hỏa vì Hỏa sinh Thổ.

 

Ngũ hành trong sinh mệnh:

Trong ngũ hành gồm có 5 mệnh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ ứng với các mối quan hệ tương sinh, tương khắc liên quan mật thiết đến nhau. Mỗi mệnh lại gồm các cung như: cung Càn, Đoài thuộc hành Kim, cung Cấn, Khôn thuộc hành Thổ, cung Chấn, Tốn thuộc hành Mộc, cung Khảm thuộc hành Thủy, cung Ly thuộc hành Hỏa. Muốn chọn tuổi làm ăn, tuổi kết duyên vợ chồng, xem ngày giờ tốt xấu, xem hướng nhà, lựa chọn màu sắc hay con số may mắn… thì ta đều căn cứ vào các cung, mệnh này để tra cứu

 

Ngũ hành âm dương:

Thuyết Âm Dương Ngũ Hành có nguồn gốc từ Trung Hoa xưa, lần đầu tiên được tìm thấy trong sách “Quốc ngữ”. Theo đó, tài liệu này nhìn nhận rằng tất cả vật chất trong vũ trụ đều mang hai dạng năng lượng: Âm và Dương. Dương khí đại điện cho nguồn năng lượng nóng (nhiệt tình, hân hoan, phấn kích, mạnh mẽ…), âm khí đại diện cho nguồn năng lượng lạnh (lãnh đạm, buồn bã, yếu đuối…). Sự tác động qua lại giữa hai nguồn năng lượng này duy trì trạng thái cân bằng của vạn vật trong vũ trụ.

 

Ngoài ra ngũ hành còn được áp dụng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày như xây nhà, sửa nhà, xem vận mệnh con người, châm cứu, bốc thuốc... Ứng với mỗi loại sẽ có những bài viết phân tích chuyên sâu hơn, nếu các bạn quan tâm hãy tìm đọc để hiểu thêm về kiến thức thú vị này nha.

 

Xem thêm Thành ngữ là gì

Tags : hán ngữ