Ý nghĩa của áo trong một số bài hát ở Việt Nam

  • 08/10/2020
  • 5652

Không chỉ phổ biến như một loại trang phục được sử dụng hằng ngày mà những chiếc áo còn được đưa vào thơ ca, âm nhạc, tạo thành những giai điệu âm vang trong đời sống hằng ngày. 

1. Ý nghĩa bài hát áo em chưa mặc một lần

“Áo em chưa mặc một lần” được sáng tác vào năm 1971 bởi Hoài Linh thuộc thể loại trữ tình nhẹ nhàng. Bài hát đã được xếp vào danh sách những ca trữ tình bất hủ, thể hiện một phần cuộc sống của tầng lớp bình dân ở mọi thập niên. Bài hát là một câu chuyện tình vừa lãng mạn nhưng lại rất bi thương: chàng và nàng cùng yêu nhau say đắm, tuy nghèo nhưng vẫn cùng nhau gieo mơ ước, dệt tương lai; thế nhưng cuối cùng nàng lại rời xa vĩnh viễn, để lại cặp áo cưới mãi không được mặc.

“Áo em chưa mặc một lần” được sáng tác vào năm 1971 bởi Hoài Linh

“Áo em chưa mặc một lần” được sáng tác vào năm 1971 bởi Hoài Linh

Bài hát thể hiện rõ sự thủy chung, son sắt của hai người, vĩnh viễn không rời xa. Ở đó họ gắn bó, hy sinh vì nhau đến bạc đầu. Để giao ước, chàng đã trao cho nàng chiếc nhẫn cưới, nàng tặng lại chiếc khăn thêu làm kỷ vật đính ước với nhau. 

Bài hát cho chúng ta thấy được rằng tình yêu thật sự là gì? Là hai người tuy nghèo khó, khổ cực vẫn nguyện ý nắm tay nhau mà không một lời than thở hay trách móc. Giữa cuộc sống khốn khó vẫn còn tình yêu con người bình dị, đẹp đẽ, ở bên nhau vì cảm xúc của trái tim chứ không màng đến vẻ ngoài hay tiền tài, vật chất. 

Bài hát là một câu chuyện tình vừa lãng mạn nhưng lại rất bi thương

Bài hát là một câu chuyện tình vừa lãng mạn nhưng lại rất bi thương

2. Ý nghĩa bài hát áo lụa Hà Đông

“Áo lụa Hà Đông” được sáng tác bởi nhạc sĩ Ngô Thụy Miên vào năm 1971, phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của cố thi sĩ Nguyên Sa. 

Nói về nguồn gốc ra đời. Vào năm 1930 tại Bắc kỳ tổ chức cuộc thi hoa hậu tại Hà Nội, muốn thi thì phải mặc áo lụa Hà Đông. Trong cuộc thi năm đó, người đăng quang là người đẹp Lý Lệ Hà - xuất thân từ một gia đình thuần nông ở Thái Bình, vì mưu sinh nên mới lên Hà Nội kiếm sống và làm nghề hát tại các quán rượu. Sau khi đăng quang, cô trở thành niềm “ao ước” của nhiều công tử nhà giàu, cuối cùng cô trở thành người tình của quốc vương Bảo Đại. 

Vào năm 1930 tại Bắc kỳ tổ chức cuộc thi hoa hậu tại Hà Nội, muốn thi thì phải mặc áo lụa Hà Đông

Vào năm 1930 tại Bắc kỳ tổ chức cuộc thi hoa hậu tại Hà Nội, muốn thi thì phải mặc áo lụa Hà Đông

Nhà thơ Nguyên Sa viết lên bài thơ Áo lụa Hà Đông khi mới 21 tuổi để gợi nhớ về vẻ đẹp của người đẹp khi khoác lên mình tấm áo lụa. Đồng thời bài thơ cũng đề cao những cô gái tựa như đóa hoa sen, vươn lên từ đầm lầy. Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên cũng nghe được những rung động của mình thông qua những lời thơ ngọt ngào của nhà thơ Nguyên Sa, gieo nhạc lên bài thơ này để biến nó thành một giai điệu sống mãi với thời gian. Bài hát này cũng góp phần rất lớn trong việc quảng bá để nhiều người biết đến làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông.

đề cao những cô gái tựa như đóa hoa sen, vươn lên từ đầm lầy

Đề cao những cô gái tựa như đóa hoa sen, vươn lên từ đầm lầy

3. Ý nghĩa bài hát áo mới Cà Mau

“Áo mới Cà Mau” là một bài hát do nhạc sĩ Thanh Sơn sáng tác nhằm tôn vinh vẻ đẹp của mảnh đất cuối cùng trên bản đồ Việt. Cà Mau đẹp từ chính con người, luôn thân thiện dễ thương với cuộc sống lênh đênh trên xuồng, ghe. Đó là cuộc sống của những con người miền sống nước, tất bật trong những phiên chợ nổi với những thứ quả ngọt lành. Hơn nữa, Cà Mau đang dần chuyển mình, khoác lên mình những bộ áo mới duyên dáng để mời du khách bốn phương ghé đến. 

Bài hát cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc quảng bá du lịch ở Cà Mau, để lời ca in đậm trong trái tim của người Việt. 

tôn vinh vẻ đẹp của mảnh đất cuối cùng trên bản đồ Việt

Tôn vinh vẻ đẹp của mảnh đất cuối cùng trên bản đồ Việt

Còn rất nhiều bài hát về chiếc áo ở Việt Nam như áo dài, áo tứ thân.. Mỗi chiếc áo đều đã mang trong mình lịch sử phát triển lâu dài. Để trường tồn hơn với thời gian thì âm nhạc chính là một yếu tố không thể thiếu giúp phổ biến những hình ảnh đẹp này đến với đời sống. 

 

[Xem thêm]  Ý nghĩa của đồng phục