Ý nghĩa màu áo Phật tử trong đời sống

  • 03/09/2020
  • 20980

Phật giáo là một trong những đạo giáo được lớn nhất trong hệ thống tôn giáo ở Việt Nam. Tuy nhiên bạn có thể dễ dàng nhận thấy được sự khác nhau về màu áo phật tử ở các ngôi chùa, nguyên nhân này xuất phát từ đâu?

Màu sắc áo tràng là văn hóa pháp phục của đạo Phật. Phật giáo Việt Nam có sự dung hội của nhiều hệ phái khác nhau nên màu sắc trang phục cũng có sự khác nhau. Y phục trong Phật giáo chính là hệ phái mà người đó theo, ở Việt Nam chủ yếu là phái Bắc tông và Nam tông. Vậy có những nét thú vị gì về màu áo Phật tử trong đời sống, cùng Đồng phục Song Phú khám phá nhé. 

1. Ý nghĩa màu áo Phật tử

Sự đa dạng của hệ phái trong Phật giáo Việt Nam tạo nên sự đa dạng về màu áo Phật tử. Màu áo Phật tử dễ nhận thấy nhất là áo màu nâu, màu vàng, màu lam thể hiện được sự đơn giản, bình dị trong lối sống của những người xuất gia. Sở dĩ lựa chọn những gam màu đó là bởi đó đều là màu của đất, của khói hương, của cây lá,.. mang lại sự gần gũi với đời thường. Trong thời đại cuộc sống xô bồ như hiện nay thì màu sắc của những chiếc áo Phật tử gợi lên cảm giác thật yên bình. 

Những chiếc áo Phật tử gợi lên cảm giác thật yên bình

Những chiếc áo Phật tử gợi lên cảm giác thật yên bình

Phật giáo Bắc tông có 2 loại y phục là y phục thường nhật (gồm thường phục trong chùa và thường phục tiếp khách) và y phục nghi lễ. Thông thường trong chùa nhà sư sẽ mặc áo vàng, nâu hoặc lam cùng quần dài. Những người mới xuất gia hay còn gọi là chú tiểu thì mặc màu lam. Lúc tiếp khách thì mặc áo dài màu nâu cho chư tăng và màu lam cho chư ni. Áo thường nhật và áo nghi lễ có thể phân biệt được ở ống tay áo, áo thường nhật có ống tay nhỏ và áo nghi lễ ống tay rộng. 

Phật giáo Nam tông thì không có trang phục may thành quần như phái Bắc tông mà chỉ dùng một tấm vải màu vàng vắt lên người.

Trang phục của Phật giáo Nam tông

Trang phục của Phật giáo Nam tông

Lý giải về những màu sắc chủ yếu trong màu áo Phật tử có thể lý giải như sau: 

- Màu nâu là màu phổ biến nhất trong văn hóa Phật giáo Việt Nam bởi đây là màu sắc tượng trưng cho gốc rễ, cho sự đạm bạc. Các tu sĩ thường lựa chọn màu sắc này để đời sống trở nên đơn giản, không chạy đua, không ồn ào.

- Màu lam là màu không rực rỡ nhưng không quá trầm, tượng trưng cho tinh thần bình đẳng, hòa đồng của người con Phật. Màu lam dễ bị bẩn nhưng không dễ thấy, cũng giống như nhắc nhở người con Phật khi khoác lên mình màu áo lam phải nỗ lực tu tập. 

- Màu vàng thường dành cho những vị cao đức hoặc thiền sinh thuộc các thiền viện, thể hiện sự thanh cao. 

2. Ý nghĩa một số loại áo phật tử 

2.1. Ý nghĩa áo tràng lam

Áo tràng làm là một trong những trang phục thường xuyên nhìn thấy trong Phật giáo. Màu lam là một màu sắc đại diện cho sự thanh cao, giản dị, biểu tượng cho sự giải thoát, nhẫn nhục. Đây cũng chính là mục tiêu mà những người theo Phật giáo đều mong muốn có được. Áo tràng làm thường được cư sĩ Phật tử dùng khi lễ Phật, hành lễ. 

Áo tràng làm là một trong những trang phục thường xuyên nhìn thấy trong Phật giáo

Áo tràng làm là một trong những trang phục thường xuyên nhìn thấy trong Phật giáo

2.2. Ý nghĩa áo cà sa

Áo cà sa cũng là một trong những trang phục đại diện cho nhà tu hành, thể hiện những gì cao cả, trân quý và thiêng liêng nhất. Chiếc áo cà sa cũng là biểu tượng của phạm hạnh, đức độ, biểu tượng cho sự giác ngộ toàn năng. Hơn nữa chiếc áo cà sa là sản phẩm được may bằng cách nối, ráp những mảnh vụn lại với nhau, tiết kiệm được rất nhiều vải. Điều này có thể thấy được ý nghĩa khiêm nhường của những sư tăng, 

Khoác lên mình chiếc áo cà sa giúp người tu hành biết đến vị trí của mình, giúp họ phát độ lòng từ bi, tăng trưởng sức mạnh để vượt qua những cám dỗ trên con đường tu tập. 

Khoác lên mình chiếc áo cà sa giúp người tu hành biết đến vị trí của mình

Khoác lên mình chiếc áo cà sa giúp người tu hành biết đến vị trí của mình

Dù là chiếc áo như thế nào, mang màu gì đó cũng chỉ biểu hiện một phần văn hóa trong đạo Phật. Điều cần thiết nhất với người theo đạo đó chính là trái tim hướng Phật, hiểu được hoàn cảnh của mình, tùy duyên mà lựa chọn được màu áo tràng phù hợp. 
 

 

[Xem thêm]  Ý nghĩa của đồng phục