Lý giải ý nghĩa một số loại áo cho bạn cần thắc mắc (P3)

  • 14/10/2020
  • 5079

Tiếp nối hai phần trước lý giải về ý nghĩa áo, bài viết này Đồng phục Song Phú sẽ tiếp tục tổng hợp để đưa đến bạn các thông tin về ý nghĩa của một số loại áo hiện nay. 
 

1. Ý nghĩa các màu áo đua xe đạp

Một trong những giải đua xe đạp lớn nhất nước Pháp và có sức ảnh hưởng đến cả thế giới đó là Tour de France, cuộc đua này thường xuyên tổ chức hằng năm trong vòng 3 tuần của tháng 7 với đường đua xuyên nước Pháp và các nước lân cận. Trong giải đua, màu áo đua xe đạp sẽ quyết định vị trí, thứ hạng của các tay đua. 

Áo màu vàng sẽ được trao cho người dẫn đầu trong bảng tổng sắp chung cuộc, đó là bảng thời gian được tổng kết từ chặng mở màn. Mặc dù có nhiều tay đua không thường xuyên dẫn đầu ở các chặng đua nhưng vẫn sở hữu áo vàng vì ở mỗi chặng đua luôn giữ được phong độ ổn định trên top đầu. 

Áo màu vàng sẽ được trao cho người dẫn đầu trong bảng tổng

Áo màu vàng sẽ được trao cho người dẫn đầu trong bảng tổng

Áo xanh lại được trao cho tay đua có thành tích nước rút tốt nhất trong mỗi chặng. Áo chấm đỏ cho các tay đau có thành tích tốt ở các đoạn leo trèo, áo trắng cho các tay đua trẻ dưới 25 tuổi, có thành tích xuất sắc trong giải đua.

Áo xanh lại được trao cho tay đua có thành tích nước rút tốt nhất

Áo xanh lại được trao cho tay đua có thành tích nước rút tốt nhất

2. Ý nghĩa của áo giáp

Áo giáp là một loại trang phục bảo hộ được sử dụng để bảo vệ cơ thể khỏi những tấn công vật lý. Trong lịch sử áo giáp thường được sử dụng trong quân sự, ngày nay được nhiều cảnh sát, nhân viên bảo vệ hay vệ sĩ sử dụng. 

Cùng với quá trình phát triển của lịch sử loài người, áp giáp đã có nhiều thay đổi và biến động. Áo giáp hiện nay dù không được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày nhưng nhiều phim ảnh hay những đơn vị đặc dụng vẫn sử dụng áo giáp thường xuyên. 

Áo giáp là một loại trang phục bảo hộ được sử dụng để bảo vệ cơ thể

Áo giáp là một loại trang phục bảo hộ được sử dụng để bảo vệ cơ thể

3. Ý nghĩa áo kimono

Kimono là một biểu tượng quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Áo Kimono ra đời vào thời Heian (794 - 1192), lúc này con người bắt đầu biết cắt vải thành từng mảnh và ghép lại với nhau, không còn lo ngại về hình dáng, kích cỡ của khách hàng, điều này tạo được sự thuận lợi cho người mặc.  

Theo tiếng Nhật, kimono là từ để chỉ chung các loại quần áo, sau này mới trở thành quốc phục của người Nhật. Kimono cũng như các trang phục truyền thống khác, cũng đã trải qua quá trình thay đổi rất lớn, trở thành biểu tượng của người Nhật. 

Kimono là một biểu tượng quan trọng trong văn hóa Nhật Bản

Kimono là một biểu tượng quan trọng trong văn hóa Nhật Bản

Kimono có sự kết hợp của nhiều trang phục, từ trang phục Trung Hoa cho đến Triều Tiên và cả Mông Cổ, vì thế có thể thấy được người Nhật đã vận dụng rất nhiều sáng tạo bên ngoài tạo thành một phần truyền thống không thể tách rời trong đời sống. 

Kimono hiện nay dù không được sử dụng phổ biến trong đời sống hằng ngày nhưng vẫn được sử dụng vào các dịp lễ quan trọng, trở thành biểu tượng của đất nước mặt trời mọc. 

4. Ý nghĩa áo tang

Áo tang thường được may bằng vải sô (vải mùng) hoặc từ vải tám màu trắng. Để tang là để người sống thể hiện tình nghĩa với người đã khuất. Khi mặc áo tang còn giúp người ngoài đến phúng viếng biết được ai là con ruột, con rể, con dâu,.. của người đã mất. 
 

 

[Xem thêm]  Ý nghĩa của đồng phục