Lý giải ý nghĩa một số loại áo cho bạn cần thắc mắc (P2)

  • 13/10/2020
  • 6223

Tiếp nối sự đa dạng của phần trước về sự đa dạng của các loại áo trong thời trang, bài viết này Đồng phục Song Phú sẽ giúp bạn tổng hợp thêm các thông tin về ý nghĩa áo. 

1. Ý nghĩa của áo Nhật Bình

Áo Nhật Bình là cổ phục Việt Nam vào thời nhà Nguyễn, dành cho nữ giới quyền quý trong chốn cung đình hay các thiếu nữ trong gia đình quý tộc mặc khi xuất giá. Ở thời đại nhà Nguyễn, việc phân chia trang phục được thể hiện rất nhiều thông qua chất liệu, màu sắc, trang phục đi kèm, họa tiết.. 

Áo Nhật Bình là cổ phục Việt Nam vào thời nhà Nguyễn

Áo Nhật Bình là cổ phục Việt Nam vào thời nhà Nguyễn

Áo Nhật Bình được ra đời từ áo Đối Khâm Phi Phong ở thời nhà Minh nước Trung Hoa, có cổ hình chữ nhật to chạy từ cổ đến ngực, hai vạt áo dùng dây buộc lại. Tên gọi của áo bắt nguồn từ đặc điểm hoa văn trang trí tạo thành hình chữ nhật trước ngực, trên thân áo cũng có nhiều họa tiết, hoa văn dạng tròn đan xen với hình phượng, hoa lá và các hạt kim tuyến. Điểm nhấn của áo ở trên phần tay áo với dải ngũ sắc: lục, vàng, xanh, trắng, đỏ tượng trưng cho dải ngũ hành.

Áo Nhật Bình thể hiện được sự sang trọng, quý phái của tầng lớp vua chúa một thời. Ngày nay áo vẫn được giữ gìn, trân trọng trong văn hóa Việt Nam, nhắc nhở người con Việt về truyền thống xa xưa của dân tộc. Áo Nhật Bình vẫn được sử dụng trong cuộc sống hiện nay để chụp ảnh hay dùng vào các dịp quan trọng như cưới hỏi. 

 Áo Nhật Bình vẫn được sử dụng trong cuộc sống hiện nay để chụp ảnh hay dùng vào các dịp quan trọng như cưới hỏi

Áo Nhật Bình vẫn được sử dụng trong cuộc sống hiện nay để chụp ảnh hay dùng vào các dịp quan trọng như cưới hỏi

2. Ý nghĩa của màu xanh áo lính

Dù không trực tiếp tham gia vào những cuộc chiến nhưng thế hệ hiện nay đều biết được màu xanh áo lính có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để có được độc lập, tự do, hạnh phúc như ngày hôm nay đã có rất nhiều chiến sĩ hy sinh, ngã xuống đấu tranh vì hòa bình. Màu xanh áo lính giản dị nhưng lại bền bỉ, mang theo nhiều ý nghĩa, đó là màu của hòa bình, màu của hy vọng, của sự sống. 

Sau khi chiến tranh qua đi, những đoàn quân mặc màu xanh áo lính vẫn phải đồ mồ hôi trên thao trường, nơi hải đảo xa xôi để bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống yên bình cho nhân dân. Màu xanh áo lính vẫn là trang phục của những người chiến trí, với balo sau lưng và súng trên vai. Được khoác lên mình màu xanh áo lính là niềm tự hào đối với bất cứ công dân Việt Nam nào. 

Màu xanh áo lính giản dị nhưng lại bền bỉ

Màu xanh áo lính giản dị nhưng lại bền bỉ

3. Ý nghĩa áo lục thù

Trong dân gian có nhiều người hay quan niệm rằng khi sống không cần tu, chỉ cần khi chết mặc áo lục thù xuống  âm phủ quỷ sứ sẽ tha cho, Diêm Vương không trị tội. Tuy nhiên điều này là không đúng với đạo lý, áo lục thù có thể sử dụng thay cho áo khâm niệm trong lễ tang nhưng không thể bảo vệ người khỏi tội lỗi. 

Theo nhà Phật có nói, nếu tâm không tu, không tích đức thì dù có mặc áo hay không vẫn bị đọa lạc. Ngược lại người có tuệ, có tu tập dù không có áo lục thù thì khi chết dù có bị vứt xuống chỗ ô uế thì vẫn sinh thiên được. Có thể thấy cái áo không thể làm nên công đức cho người mà chính bản thân người phải tu tập, làm đẹp cho phẩm hạnh của mình. 

 áo lục thù có thể sử dụng thay cho áo khâm niệm trong lễ tang

Áo lục thù có thể sử dụng thay cho áo khâm niệm trong lễ tang

4. Ý nghĩa áo tràng

Áo tràng dù có sự khác nhau trong màu sắc ở các chùa, theo vùng miền nhưng đều là văn hóa pháp phục của đạo Phật, thể hiện sự tôn kính của con người đến Phật. 

Tại Việt Nam có hai màu áo tràng đó là màu áo tràng nâu và áo tràng lam. Màu nâu là màu văn hóa của Phật giáo Việt Nam, tượng trưng cho sự đạm bạc, có gốc rễ từ màu nâu, màu đỏ và màu đất. Sở dĩ tu sĩ lựa chọn áo tràng nâu vì mong muốn cuộc sống của mình trở nên giản đơn, không màu mè, không ganh đua, phù hợp với hình tượng của người tu hành. 

Màu lam cũng là một gam màu thể hiện sự thanh tao

Màu lam cũng là một gam màu thể hiện sự thanh tao

Màu lam cũng là một gam màu thể hiện sự thanh tao, giản dị với những người tu hành. Áo tràng lam thường được mặc khi đi lễ Phật hoặc cho các tu sĩ mới tập tu, cho các sư cô. Dù là áo tràng nâu hay lam thì cũng chỉ là một sự lựa chọn theo văn hóa vùng miền. Với người tu hành chỉ cần linh hoạt theo hoàn cảnh mà lựa chọn cho mình màu áo tràng phù hợp. 

5. Ý nghĩa áo trấn thủ

Áo trấn thủ gắn với sự kiện mùa đông năm 1946 của Việt Nam, trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn, quân đội thiếu thốn, chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào may áo rét cho chiến sĩ. Năm 1947, áo trấn thủ được may để cấp cho tất cả bộ đội, với đặc điểm bên ngoài bằng vải, bên trong lót bông, có đường khâu hình ô quả trám, ngắn đến thắt lưng, cổ tròn, không tay, sát người, dễ mặc, dễ cởi để linh hoạt trong điều kiện chiến tranh. Trong những năm tháng đó, nguyên liệu may áo không có nên các nhà may đã sử dụng lông vịt, vỏ cây sui đập dập để làm bông. 

Áo trấn thủ gắn với sự kiện mùa đông năm 1946 của Việt Nam

Áo trấn thủ gắn với sự kiện mùa đông năm 1946 của Việt Nam

Áo trấn thủ là một phần câu chuyện lịch sử của Việt Nam, thể hiện tình thương của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với đồng bào chiến sĩ và cũng thể hiện được sự kết nối của người dân Việt Nam trong những năm tháng khó khăn, góp tiền bỏ ống tiết kiệm để may áo cho chiến sĩ. 

Còn tiếp..

 

[Xem thêm]  Ý nghĩa của đồng phục