Lá cờ Việt Nam dân chủ cộng hòa có ý nghĩa gì đặc biệt?

  • 19/12/2020
  • 5210

Chắc hẳn bạn không còn xa lạ với hình ảnh lá cờ Việt Nam dân chủ cộng hòa, để hiểu rõ hơn về ý nghĩa cũng như những giai đoạn lịch sử nước Việt Nam đừng bỏ qua nội dung này nhé!

Để có được hòa bình, độc lập như ngày hôm nay, dân tộc Việt Nam đã phải trải qua những năm tháng đấu tranh kiên cường, bất khuất trong thời gian dài. Lá cờ Việt Nam dân chủ cộng hòa là biểu tượng của Việt Nam, thể hiện quốc gia độc lập, có chủ quyền. Cùng Đồng phục Song Phú tìm hiểu kĩ hơn về ý nghĩa của lá cờ Việt Nam để tự hào hơn về đất nước bạn nhé!

1.     Lá cờ của Việt Nam dân chủ cộng hòa

Lá cờ của Việt Nam dân chủ cộng hòa hay còn gọi là Quốc kỳ Việt Nam chính thức từ kì họp Quốc hội đầu tiên năm 1946. Cho đến hiện tại vẫn chưa rõ nguồn gốc của lá cờ Việt Nam, chỉ biết rằng lá cờ đầu tiên xuất hiện trong cuộc Nam Kỳ khởi nghĩa ở Nam Bộ vào năm 1940.

Tháng 5/1941 Mặt trận Việt Minh thành lập có ghi: “ Sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp, Nhật, sẽ lập nên Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lấy cờ đỏ ngôi sao vàng 5 cánh làm Quốc kỳ”. Đó là văn bản đầu tiên nói về Quốc kỳ nước ta.

Lá cờ Việt Nam có hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài

Lá cờ Việt Nam có hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài

Lá cờ Việt Nam có hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Giữa lá cờ có hình ảnh ngôi sao vàng 5 cánh, xung quanh nền đỏ. Ngày nay, mỗi khi có dịp đặc biệt của đất nước Việt Nam đều thấy sự xuất hiện của lá cờ bay phấp phới trên mọi nẻo đường, như một phần của cuộc sống người Việt Nam.

2.     Ý nghĩa của lá cờ Việt Nam dân chủ cộng hòa

Lá cờ Việt Nam dân chủ cộng hòa mang rất nhiều ý nghĩa đặc biệt với người Việt. Phần nền đỏ của lá cờ tượng trưng cho dòng máu của biết bao con người với nhiệt huyết cách mạng, đó cũng là màu của chiến đấu và chiến thắng. Ngôi sao vàng năm cácnh tượng trưng cho sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc, của các tầng lớp nhân dân trong đó có sĩ, công, nông, thương, binh đã cùng nhau chiến đấu, giành độc lập tự do. Màu vàng của ngôi sao tượng trưng cho màu da vàng, màu da của phần lớn người Việt Nam.

Lá cờ Việt Nam dân chủ cộng hòa mang rất nhiều ý nghĩa đặc biệt với người Việt

Lá cờ Việt Nam dân chủ cộng hòa mang rất nhiều ý nghĩa đặc biệt với người Việt

Không chỉ có ý nghĩa biểu hiện bên ngoài thiết kế lá cờ, lá cờ đỏ sao vàng còn là minh chứng cho quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, dựng nước và giữ nước của cha ông ta từ bao thế hệ. Lá cờ khẳng định cho nền độc lập, cho sự thống nhất, hòa bình, cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam ngày hôm nay.

3.     Giai đoạn lịch sử của Việt Nam dân chủ cộng hòa

Lịch sử của Việt Nam đã có từ hàng vạn năm trước Công nguyên với nhiều di tích chứg minh để lại. Có thể chia lịch sử Việt Nam thành một số giai đoạn:

Giai đoạn hình thành: Trong giai đoạn này, các vua Hùng đã thay nhau trị vì nước Văn Lang. Đến thế kỷ thứ III TCN, An Dương Vương lập nên nước  Âu Lạc với vết tích thành Cổ Loa tồn tại đến ngày nay.

Giai đoạn Bắc thuộc (từ năm 207 TCN đến Thế kỷ thứ 10 SCN): Giai đoạn này nước  Âu Lạc bị xâm chiếm và đô hộ sau thời gian dài, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhiều anh hùng đã nổi lên như khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khởi nghĩa Bà Triệu, khởi nghĩa Ly Nam Đế..., nổi trội với trận thắng vang dội trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền chống quân Nam Hán năm 938, chấm dứt 1000 đô hộ.

Trận thắng vang dội trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938

Trận thắng vang dội trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938

Giai đoạn các triều đại phong kiến Việt Nam: Vào thế kỷ X, khi các triều đại bắt đầu vững chắc đã có đủ sức mạnh để bảo vệ độc lập tự chủ của đất nước. Nước Việt đã trải qua rất nhiều triều đại như triều Ngô (939 – 965) lập ra nước Vạn Xuân tại kinh đô Cổ Loa; triều Đinh (968 – 980) với tên nước là Đại Cồ Việt tại kinh đô Hoa Lư; triều Lê (980 – 1009); thời Lý (1009 – 1225) với tên nước là Đại Việt kinh đô tại Thăng Long; đời Trần (1226 – 1400); nhà Hồ (1400 – 1407) với tên nước là Đại Ngu có kinh đô tại Tây Đô – Thanh Hóa

Thời kỳ Bắc thuộc: Trải qua các thời đại như Lê sơ – Hậu Lê (1428 – 1527) đổi tên nước là Đại Việt kinh đô tại Đông Kinh; nhà Mạc (1527 – 1532) kinh đô tại Cao Bình – Cao Bằng ngày nay; Hậu Lê; Tây Sơn (1789 – 1802) kinh đô tại Quy Nhơn và Phú Xuân – Huế; triều Nguyễn (1802 – 1945) đổi tên nước là Việt nam kinh đô tại Huế

Kinh đô triều Nguyễn tại Huế

Kinh đô triều Nguyễn tại Huế

Thời kỳ Pháp thuộc (1858 – 1954) và thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1975). Ngày 2/7/1976 tên nước được chính thức đổi thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lấy Hà Nội làm thủ đô, chính thức bước vào giai đoạn phát triển kinh tế.

Để có được nước Việt độc lập, tự chủ như ngày hôm nay có thể thấy toàn thể nhân dân đã trải qua một quãng thời gian rất dài và khó khăn. Chính vì thế những thế hệ tương lai phải luôn ghi nhớ để cảm thấy tự hào, yêu và trân trọng hơn những gì ông cha đã để lại. Lá cờ Việt Nam dân chủ cộng hòa chính là một trong những biểu tượng mà bất cứ người Việt nào cũng luôn phải nhớ đến và khắc ghi trong lòng.