Khoảnh khắc lá cờ Việt Nam tung bay trong gió

  • 18/01/2021
  • 2195

Thời điểm lá cờ Việt Nam tung bay trong gió trở thành một hình ảnh có ý nghĩa thiêng liêng, đầy giá trị trong lòng người Việt. 

Cờ đỏ sao vàng hay còn gọi là Quốc kỳ của nước Việt là một biểu tượng đặc biệt thiêng liêng, thường xuyên được xuất hiện trong những sự kiện lớn nhỏ và ngay cả cuộc sống thường ngày. Người Việt Nam treo cờ ở khắp những ngõ nhỏ, từ đồng bằng đến vùng núi, từ nông thôn đến thành thị đều có hình ảnh lá cờ Việt Nam tung bay trong gió. Cờ Việt Nam bay phấp phới đã trở thành một khoảnh khắc đầy tự hào đối với người con Việt Nam. 

1.    Hình ảnh lá cờ Việt Nam tung bay trong gió đẹp

Lá cờ Việt Nam tung bay trong gió lần đầu tiên chính thức xác nhận vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, trong buổi lễ Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình. Sau khi thống nhất đất nước, cờ Việt Nam trở thành Quốc kỳ của nước Việt Nam, được người Việt Nam treo ở khắp nơi. Ngày nay, để bắt gặp hình ảnh cờ Việt Nam tung bay trong gió đẹp không còn là điều khó. Không chỉ xuất hiện ở trong nước, cờ Việt Nam còn được đưa lên vũ trụ, đi khắp các châu lục, vang danh tự hào người Việt Nam.

Lễ Tuyên ngôn độc lập xuất hiện hình ảnh lá cờ đầu tiên

Lá cờ Việt Nam vẫn hằng ngày tung bay ở nơi hải đảo xa xôi, trên những mái nhà, dọc khắp các cột mốc biên giới.. Trong những sự kiện lớn, mọi gia đình đều treo cờ Việt Nam, để lá cờ được phấp phới tung bay. 

Lá cờ Việt Nam vẫn hằng ngày tung bay ở nơi hải đảo xa xôi

Lá cờ Việt Nam vẫn hằng ngày tung bay ở nơi hải đảo xa xôi

2.    Quy định về cờ rủ ở Việt Nam

Khác với cách treo cờ thông thường, cờ rủ được treo khi có quốc tang, để bày tỏ tôn kính với người đã khuất hay quốc gia gặp đại nạn. Cờ rủ thường được treo vở vị trí ½ hoặc 2/3 chiều cao của cột cờ thay vì treo đến đỉnh cột. Tại Việt Nam, có 4 chức danh khi từ trần sẽ được treo cờ rủ: 

a) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;

b) Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

c) Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

d) Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thời gian tổ chức Quốc tang là 02 ngày, trong 02 ngày này, các cơ quan, công sở trên cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài sẽ treo cờ rủ, không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí. 

cờ rủ được treo khi có quốc tang

Cờ rủ được treo khi có quốc tang

Treo cờ rủ tại Việt Nam có quy định rõ ràng, cờ khi treo phải có băng tang màu đen, dải băng có kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài tương đương. Băng tang đen buộc chặt để không bay. 

Cờ rủ phải được treo ở nơi trang trọng, đảm bảo mỹ quan, không treo cùng lên các cột khác như cột điện, cột ăng – ten.. Cờ rủ không được hoen ố, bạc màu, nếu cờ cũ phải hủy đúng cách, không được vứt bỏ hay dùng vào những mục đích không đúng. 

Cờ khi treo phải có băng tang màu đen

Cờ khi treo phải có băng tang màu đen

3.    Các ngày trong năm cần phải treo cờ Việt Nam

Cờ Việt Nam được yêu cầu treo vào các ngày lễ lớn quan trọng trong năm. Một số ngày trong năm cần phải treo cờ Việt Nam: 

-    Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán

-    Giỗ tổ Hùng Vương (10/3  Âm lịch)

-    Ngày 30/4 thống nhất hoàn toàn miền Nam và ngày Quốc tế lao động 1/5

-    Ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5

-    Quốc khánh 2/9

Cờ Việt Nam được yêu cầu treo vào các ngày lễ lớn quan trọng trong năm

Cờ Việt Nam được yêu cầu treo vào các ngày lễ lớn quan trọng trong năm

Cờ Việt Nam là một biểu tượng thiêng liêng, chính vì thế việc treo cờ có rất nhiều quy định nghiêm ngặt. Với người Việt, việc chấp hành các quy định treo cờ vừa thể hiện sự tôn kính, vừa khẳng định lòng tự hào, yêu nước sâu sắc.