Khi nào cần thay đổi màu sắc đồng phục công ty?

  • 02/12/2022
  • 510

Màu sắc là một phần quan trọng trong bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp và tất nhiên là bao gồm cả màu sắc áo đồng phục công ty. 

Màu sắc là một phần của thương hiệu, màu sắc kể câu chuyện về sản phẩm, về thương hiệu và để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí khách hàng. Vì thế, nếu doanh nghiệp đang cân nhắc thay đổi màu sắc áo đồng phục, chúng ta cần chuẩn bị tốt cho vấn đề đó.

Tóm tắt:
1. Khi nào cần thay đổi màu sắc
2. Những lợi ích
3. Những khó khăn

1. Khi nào cần thay đổi màu sắc đồng phục công ty?

Các nhà thiết kế thường sử dụng tâm lý màu sắc để hướng tới đối tượng khách hàng mục tiêu. Trước khi lên kế hoạch thay đổi màu sắc bộ đồng phục, doanh nghiệp cần trả lời cho câu hỏi khi nào cần thay đổi màu sắc dưới đây:

- Khi hai thương hiệu liên kết lại với nhau? Khi đó, chúng ta sẽ cần thay đổi thiết kế bộ đồng phục để tích hợp cả hai thương hiệu mà không làm mất đi bản sắc riêng.

- Đổi mới để thu hút sự chú ý của cộng đồng? Một sự thay đổi trong ngành của bạn hoặc một vấn tranh cãi liên quan đến thương hiệu của bạn có thể thúc đẩy doanh nghiệp thay đổi hình ảnh của mình và thu hút sự chú ý.

-  Doanh nghiệp tung ra sản phẩm/dịch vụ mới? Các doanh nghiệp hoạt động lâu năm đều biết cách thay đổi hình ảnh thương hiệu để phù hợp hơn với thị trường ngách hoặc sản phẩm mới của họ.

- Doanh nghiệp muốn thay đổi hình ảnh mới để phù hợp hơn với thời đại? Nếu thương hiệu của bạn đã xuất hiện từ lâu và không đổi mới gì trong thời gian dài. Đôi khi hình ảnh, màu sắc của thương hiệu trở nên lỗi thời và không bắt kịp xu hướng cũng như thẩm mỹ hiện nay. Đây là lúc doanh nghiệp nên thay đổi màu sắc áo đồng phục của mình.

Tóm lại, điều quan trọng nhất là phải đảm bảo rằng sự thay đổi thiết kế áo đồng phục không phải là tùy ý. Nó có thể thay đổi hoàn toàn cảm nhận của người tiêu dùng về thương hiệu của doanh nghiệp. Bởi vậy, đừng thay đổi thiết kế bộ đồng phục bởi vì bạn thích thế.

Viettel thay đổi màu áo đồng phục mới
Viettel thay đổi màu áo đồng phục mới

2. Lợi ích của việc thay đổi màu sắc áo đồng phục

- Thu hút đối tượng khách hàng mới

Thay đổi màu sắc thương hiệu có thể ảnh hưởng đến cảm nhận và suy nghĩa của khách hàng về thương hiệu của bạn. Nó cũng là một phần khuyến khích khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn lâu hơn. Ví dụ: Thay đổi bộ đồng phục màu trắng sẽ giúp thu hút người tiêu dùng với tính thẩm mỹ đơn giản và sạch sẽ. Nếu doanh nghiệm muốn hướng tới đối tượng khách hàng trẻ trung, thì có thể thêm tông màu xanh vào mẫu thiết kế đồng phục của mình.

Vì thế, khi thay đổi màu sắc áo đồng phục, các doanh nghiệp sẽ xác định được một tệp khách hàng mới mà mình muốn hướng đến. Việc mở rộng đối tượng khách hàng sẽ khiến sản phẩm của bạn được biết đến rộng rãi hơn, tăng số lượng bán ra và mang lại doanh thu lớn.

- Mở rộng hoạt động kinh doanh

Mỗi màu sắc sẽ mang một ý nghĩa riêng của nó. Ví dụ: Khi quảng cáo sản phẩm cho nam thường chọn đồng phục nhân viên màu gàm lạnh hoặc trầm, còn khi quảng cáo sản phẩm cho nữ thường sử dụng bộ đồng phục nhân viên màu nóng hoặc sáng màu.

Có thể khi sản phẩm mới ra mắt chỉ dành cho phái nữ nhưng giờ dây, doanh nghiệp muốn phát triển sản phẩm cho nam giới. Bộ đồng phục màu hồng cánh sen lúc đầu không còn phù hợp và đổi hỏi phải chuyển sang mẫu thiết kế đồng phục trung tính hơn.

- Giúp thích ứng với xu hướng thời đại mới

Thương hiệu của bạn có thể trụ vững trong lòng khách hàng qua bao năm tháng nhưng xu hướng của thị trường thì lại luôn thay đổi từng ngày. Một vấn đề thường thấy trong thiết kế đồng phục là sử dụng hình ảnh, kỹ thuật in ấn lỗi thời gây nhàm chán cho người xem. Vì vậy, thay đổi màu sắc, hình ảnh và phương pháp in ấn sẽ giúp bạn bắt kịp xu hướng thời đại mới.

Mẫu đồng phục mới của MSB (Maritime Bank cũ)
Mẫu đồng phục mới của MSB (Maritime Bank cũ)

3. Những khó khăn khi thay đổi màu sắc áo đồng phục

Thay đổi màu sắc thiết kế đồng phục đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu bền vững và phát triển. Do đó, nó cần phải phù hợp với xu hướng và thị hiếu của người tiêu dùng theo thời gian. Một thương hiệu không có sự thay đổi nào trong thời gian dài sẽ trở nên lỗi thời, kém háp dẫn hơn trong mắt khách hàng. Tất nhiên, doanh nghiệp hoàn toàn có thể lấy bề dày lịch sử phát triển để làm lợi thế cho sản phẩm của mình. Nhưng nó sẽ làm cho thương hiệu của bạn trở nên nhạt nhẽo hơn so với đối thủ mới.

- Khách hàng không nhận ra thương hiệu: 

Nhiều khi khách hàng đã quá quen thuộc với màu sắc thương hiệu của doanh nghiệp nên việc thay đổi màu sắc sẽ khiến họ bối rối và khó nhận ra thương hiệu. Mặc dù logo, tên thương hiệu của bạn vẫn in đầy đủ trên bộ đồng phục nhân khách hàng vẫn có xu hướng dựa vào màu sắc nhận diện. 

- Màu sắc áo đồng phục trùng với thương hiệu khác

Chúng ta đều biết rằng có vô vàng tông màu sắc đậm nhạt khác nhau. Tuy nhiên, khách hàng sẽ không dành quá nhiều thời gian để phân biệt tông màu sắc đậm nhạt khác nhau và họ thường quy về một màu sắc cơ bản. Do đó, khi thay đổi màu sắc bộ đồng phục, đôi khi màu sắc thay đổi của thương hiệu bạn sẽ bị đánh đồng với màu của thương hiệu khác.

Nếu một thương hiệu khác sử dụng màu sắc áo đồng phục giống bạn nhưng khác hoàn toàn lĩnh vực kinh doanh thì nó không phải là vấn đề. Nhưng nếu màu doanh nghiệp trùng với một thương hiệu nổi tiếng khác thì sẽ rất khó trong việc bảo hộ thương hiệu của bạn cũng như rất hay bị mang ra để so sánh.

- Thay đổi màu sắc áo đồng phục khá tốn kém

Điều đó không có nghĩa là bạn không nên thay đổi màu sắc bộ đồng phục của mình, nhưng cần phải suy nghĩ về khoản đầu tư cho sự thay đổi này. Nếu nó ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận thì bây giờ chưa phải là lúc thích hợp để thay đổi màu sắc bộ đồng phục. Hoặc có thể thay đổi màu sắc đồng phục với quy mô nhỏ hơn để thủ nghiệm trước khi thay đổi toàn bộ.

Mẫu đồng phục MBBank mới
Mẫu đồng phục MB Bank mới

Tóm lại, việc thay đổi màu sắc áo đồng phục không phải là chuyện đơn giản. Không có một lời khuyên chính xác nào để biết liệu doanh nghiệp của bạn có nên thay đổi màu sắc nhận diện thương hiệu của mình hay không. Vì vậy, để có được những quyết định đúng đắng, doanh nghiệp cần có những khảo sát, nghiêm cứu thị trường và tham khảo ý kiến khách hàng cẩn thận.