Mẫu thiết kế logo huyện Cư Jút - Đắk Nông có ý nghĩa gì đặc biệt?
- 27/07/2022
- 1393
Điểm nổi bật trong logo huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông là hình ảnh nhà dài truyền thống của người dân tộc thiểu số (Ê Đê), là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống của các dân tộc.
Chưa rõ từ bao giờ, vùng đất Tây Nguyên tươi đẹp này mang tên Cư Jút, chỉ biết rằng theo tiếng Ê Đê, chữ "Cư" có nghĩa là núi, chữ "Jút" có nghĩa là trúc, vì vùng núi này có nhiều cây trúc nên có lẽ đồng bào Ê Đê đật tên cho nó là Cư Jút. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về ý nghĩa logo huyện Cư Jút ngay sau đây nhé.
Logo huyện Cư Jút - Tác giả: Trương Thanh Tùng (1963).
1. Giới thiệu
Cư Jút (hay còn gọi là Chư Jút) là một huyện nằm ở phía bắc tỉnh Đắk Nông, Việt Nam. Huyện nằm trên trục đường quốc lộ 14, cách thành phố Buôn Mê Thuộc khoảng 20 km về phía tây, cách thành phố Gia Nghĩa khoản 110 km về phía bắc, có vị trí địa lý: Phía đông giáp thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Nông), phía tây giáp huyện Pechr Chenda, tỉnh Mondulkiri, Vương quốc Campuchia, phía nam giáp huyện Đắk Mil và huyện Krông Nô, phía bắc giáp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Tổng diện tích toàn huyện là 723,26 km², có dân số là 92.464 người (theo thống kê dân số năm 2020), mật độ dân số trung bình đạt 128 người/km2.
- Trên địa bàn huyện Cư Jút có đến 25 dân tộc anh em, cùng sống xen kẽ ở 127 thôn, buôn, bon, tổ dân phố thuộc 8 xã, thị trấn nên mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền.
- Về kinh tế: Huyện chủ yếu là nông nghiệp, phần lớn lao động trên địa bàn huyện thuộc khu vực nông nghiệp, trồng trọt chủ yếu là các loại cây lâu năm như: Cà phê, tiêu điều, đậu nành, bắp,... Về Công nghiệp: Trên địa bàn huyện có khu công nghiệp Tâm Thắng với diện tích 181 ha thuộc xã Tâm Thắng với gần 20 nhà máy. Ngoài ra huyện còn có các nhà máy chế biến điều ở thị trấn Ea T'Ling, nhà máy chế biến cà phê ở xã Trúc Sơn, nhà máy chế biến mủ cao su ở xã Cư Knia.
2. Ý nghĩa logo huyện Cư Jút
Mẫu thiết kế logo huyện Cư Jút có bố cục hình tròn bền vững, thể hiện sự vận động phát triển đi lên và trường tồn vĩnh cửu như những giá trị văn hóa - lịch sử nơi đây. Chính giữa logo là nhà dài truyền thống của người dân tộc thiểu số (Ê Đê) trên địa bàn huyện là nơi sinh hoạt chung, nơi diễn ra các hoạt động văn hoá, văn nghệ truyền thống của người dân tộc.
- Chính giữa nhà dài mô tả hình ảnh nhạc cụ dân tộc truyền thống là Cồng chiêng Tây Nguyên.
- Chân nhà sàn chữ Cư Jút được viết cách điệu và hình ảnh cây cầu 14 bắc qua sông Sê rê pok nối liền hai tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk.
Mẫu thiết kế logo huyện Cư Jút mới nhất
Qua bài viết chia sẻ trên đây của đồng phục Song Phú, hy vọng rằng đã giúp bạn hiểu rõ hơn ý nghĩa logo huyện Cư Jút là gì, qua đó thêm yêu con người và mảnh đất nơi đây. Mời bạn ghé thăm chuyên mục kiến thức logo để tham khảo thêm thật nhiều bài viết hay hơn nữa nhé.