Top 10+ Các loại vải thêu tay tốt nhất hiện nay

  • 22/06/2021
  • 4708

Vải thêu tay chuyên dụng không thể thiếu cho những người mới học thêu tay. Cùng tìm hiểu thêm về các loại vải thêu tay tốt nhất hiện nay ngay sau đây nhé

Hầu hết các loại vải sử dụng trong may mặc đều có thể sử dụng để thêu tay, tùy theo chất liệu vải thêu tay sử dụng mà có độ khó - dễ khác nhau. Hôm nay, đồng phục Song Phú xin giới thiệu đến các bạn 25 loại vải thêu phù hợp nhất để học thêu tay và đa số những loại vải này đều thường sử dụng trong may mặc.

Tóm tắt:

1. Vải thô 
2. Vải canvas
3. Vải linen(lanh)
4. Vải lụa
5. Vải gấm
6. Vải kaki
7. Vải đũi
8. Vải voan
9. Vải Aida
10. Vải Fiddler

Vải thêu chuyên dụng
Vải thêu chuyên dụng

1. Vải thô 

Vải thô là tên gọi một loại vải ít co giãn làm từ sợi bông, gai dầu và thường được sử dụng để may quần áo thời trang mùa hè, đem lại cảm giác vô cùng mát mẻ thoải mái. Vải thô có vẻ bề ngoài khá mềm mại, ít co gian, trên bề mặt vải có gợn lông nhẹ. Vải thô cứng hơn vải lụa, vải cotton,... nên giữ form rất tốt, dễ in nhuộm, khá lành tính, khi tiếp xúc với da có cảm giác rất mềm mịn và mát mẻ. Tùy theo chất liệu dệt và độ dày mỏng người ta chia vải thô làm 3 loại sau đây:

Vải thô cotton: Là loại vải ít hoặc không co giãn, mình vải rất mềm mại, có khả năng thấm hút mồ hôi cực kỳ tốt nên rất thích hợp sử dụng dể may quần áo thời trang nam nữ, quần áo trẻ em, chăn, ga, gối, đệm,... Nhờ tính chất ít co giãn nên rất phù hợp cho những bạn mới bắt đầu học thêu. Đặc biệt, vải thêu thô cotton màu trắng thường sử dụng trong tranh thêu truyền thống.

Vải thô mộc: Là loại vải chưa qua xử lý hóa chất hay nhuộm màu nên bề mặt vải khá cứng, ít co giãn và có màu trắng ngà tự nhiên. Vải thô mộc rất ít được sử dụng để may quần áo mà thường được sử dụng để may túi, phụ kiện trang trí, bọc ghế,... Vải thô mộc rất ít co giãn, thích hợp cho những bạn mới học thêu tay sử dụng.

Vải thô lụa: Có bề mặt vải khá giống với vải lụa, vải có độ mềm mại cao, sờ vào sẽ có cảm thấy rất mát tay khá giống như bề mặt vải lanh nhưng mềm mịn hơn. Vải thô lụa có khả năng thấm hút mồ hôi cực kỳ tốt, không bị nhăn, nhàu. Vải thô lụa khó thêu hơn vải thô mộc, thô cotton, khi thêu lưu ý không kéo chỉ quá chặt hay căng khung quá căng gây nhăn nhúm, rút chỉ tại hình thêu.

Mẫu vải thô
Mẫu vải thô

2. Vải canvas

Là loại vải dệt từ sợi gai dầu, để tăng thêm đặc tính vật lý của vải, khi dệt vải người ta thêm nhiều nguyên liệu khác như: Sợi cotton, sợi tổng hợp, lanh,... Vải canvas khá bền chắc, ít dàn hồi nên thường dùng để may túi, phụ kiện, mũ nón, bọc nghế sofa,...

Các loại vải canvas sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay là vải canvas cotton, là loại kết hợp sợi bông với sợi gai dầu. Vải canvas lanh là loại kết hợp với sợi lanh, vải canvas tổng hợp được kết hợp với sợ nhân tạo nên có độ bền cao, chống nước, nấm mốc, khán khuẩn cực kỳ tốt.

Vải canvas làm từ sợi tự nhiên nên rất dễ thêu, tuy nhiên cần lưu ý là phải dùng kim to để thêu nhiều sợi chỉ cùng lúc vì vải thêu khá dày. Khi thêu vải canvas bằng chỉ cotton sẽ tạo ra sản phẩm rất mộc mạc tự nhiên.

Mẫu vải canvas
Mẫu vải canvas

3. Vải linen(lanh)

Đây là loại vải dệt từ sợi cây lanh. Vải linen là loại vải vô cùng thoáng mát, hút ẩm tốt, ít co giãn, bề mặt vải trơn bóng mịn màng, rất thích hợp sử dụng để may quần áo thời trang cao cấp cho mùa hè. Đặc biệt, theo các chuyên gia nghiêm cứu thì vải linen còn mát mẻ hơn cả vải cotton và vải lụa.

Vải linen có độ đàn hồi không cao nên rất dễ bị nhăn khi bị vò, để bảo quản loại vải này chúng ta nên treo lên thay vì gấp gọn. Dựa vào thành phần cấu tạo và cách dệt người ta chia vải linen làm 2 loại chính sau đây:

Vải linen xước: Trên bề mặt vải có các vệt xước nhẹ, vải mỏng và mềm hơn so với linen bột nên nên khó thêu. Khi thêu trên vải linen xước rất dễ bị đùn vải, biến dạng hình in, vì vậy tốt nhất trước khi thêu nên lót một miến giấy vào mặt trái của vải thêu để thêu dễ dàng hơn nhé.

Vải linen bột: Có đặc điểm khá giống với vải cotton nhưng mềm và mỏng hơn một chút, vải ít co giãn, dễ bị nhăn sau khi giặt. Có thể nói vải linen bột dễ thêu nhất trong tất cả các dòng vải linen, bởi vì vải có một lớp hồ cán sau trá trình gia công. Vì vậy nên thêu lên vải trước khi giặt hoặc sử dụng chúng nhé.

Mẫu vải linen
Mẫu vải linen

4. Vải lụa

Là loại vải dệt từ sợi tơ tằm thiên nhiên. Đặc điểm của vải lụa là có độ bóng loáng tự nhiên, bề mặt vải rất mềm mịn, sờ vào sẽ có cảm giác trơn mượt. Vải lụa khá bền chắc, ít co giãn và có vẻ bề ngoài óng ánh nên rất thích hợp sử dụng may áo dài, quần áo thời trang nữ, chăn, drap, gối, nệm,... 

Thêu trên vải lụa tương đối khó cho những bạn mới học thêu. Khi thêu trên vải lụa các bạn nên chọn chỉ tơ bóng thì hình thêu trên vải sẽ nổi bật hơn, đem lại cảm giác hài hòa và sang trọng.

Mẫu vải lụa
Mẫu vải lụa

5.Vải gấm

Có tính chất tương tự như vải lụa nhưng vải dày hơn và bề mặt được dệt có hoa văn nổi. Vải gấm dễ thêu hơn vải lụa và cũng thích hợp thêu chỉ tơ hơn là chỉ cotton.

Mẫu vải gấm
Mẫu vải gấm

6. Vải kaki

Là loại vải làm từ sợi cotton hoặc sợi len, chúng được dệt bằng nhiều kiểu dệt khác nhau. Trong sản xuất vải kaki hiện nay, người ta pha thêm sợi poly hoặc sợi visco, dệt chéo với sợi cotton để tăng độ đàn hồi, mềm mại và thoáng mát cho vải. Vải kaki khá dày nhưng rất thoáng mát nên thích hợp sử dung để may quần, áo khoác, chân váy,...

Đặc biệt, vải kaki rất dễ thêu, khi thêu nên chú ý sử dụng kim có đầu nhỏ vì sợi vải dệt khá dày, kim to khó rút qua bề mặt vải. Vải thêu kaki có độ co giãn nhẹ, không nên căn khung quá chặt hoặc kéo chỉ quá chặt dễ làm rút vải.

Mẫu vải kaki
Mẫu vải kaki

7. Vải đũi

Vải đũi còn có tên gọi khác là vải hemp, vải rất xốp, nhẹ và có khả năng hút ẩm cực kỳ tốt. Vải đũi được dệt từ chính phế liệu trong quá trình ưu tơ dệt lụa, vải không bị bám dính mồ hôi nên người mặc sẽ có cảm giác rất thoải mái, thích hợp sử dụng trong những ngày hè năng nóng. Vải đũi được sử dụng chủ yếu dể sản xuất quần áo, váy nữ, khăn,...

Khi thêu tay trên vải thêu đũi khá khó vì vải có những nếp nhăn. Vải đũi chỉ thích hợp thêu hình đơn giản, thêu lỏng tay và không phù hợp dành cho những bạn mới bắt đầu học thêu.

Mẫu vải đũi nhăn
Mẫu vải đũi nhăn

8. Vải voan

Đây là loại vải dệt từ sợi nhân tạo. Đặc điểm nổi bật nhất của vải voan là ánh sáng dễ dàng xuyên qua lớp vải, nhưng không có nghĩa là vải voan nào cũng trong suốt. Vải voan khá mềm mại, nhẹ và có độ rũ cao. Vải voan ít co giãn nên được ứng dụng để may quần áo, đầm, váy cưới, rèm cửa, khăn trải bàn,...

Đa số vải voan đều khó thêu, do sợi vải thưa dễ bị xô sợi, lộ chỉ đặc biệt là voan kính. Khi thêu trên vải voan cần rút chỉ nhẹ nhàng, không kéo chặt như các loại vải khác, vải voan thích hợp thêu các mũi phủ kín bề mặt vải như: Đâm xô, bót hạt,...

Mẫu vải voan
Mẫu vải voan

9. Vải Aida

Vải Aida có thể dệt bằng sợi tự nhiên hoặc sợ tổng hợp. Đặc diểm của vải Aida là có thể nhìn thấy các lỗ trên bề mặt vải. Vải Aida chuyên sử dụng để thêu tranh chữ thập, vải khá dày, ít co giãn nên rất thích hợp cho những bạn mới bắt đầu học thêu. Đặc biệt, khi thêu trên vải Aida có thể sử dụng cho kim thêu nổi loại dùng sợi to như sợi len,...

Mẫu vải Aida
Mẫu vải Aida

10. Vải Fiddler

Đây là loại vải tổng hợp từ sợi lanh, polyester và sợi cotton(50% cotton/42% poly/8% sợi lanh). Vải có lượng sợi rõ ràng giúp dễ dàng như aida để khâu vào, bề mặt kết cấu thô, ít co giãn nên rất thích hợp cho những ai mới học thêu.

Ngoài ra còn rất nhiều loại vải có thể sử dụng để thêu tay như: Vải thun, vải kate, vải len,... Các loại vải này có khả năng co giãn tốt, khi thêu nên lưu ý không căn khung quá chặt và thêu lỏng tay. Tốt nhất nên lót thêm một tờ giấy ở mặt sau vải để thêu dễ dàng hơn.

Hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ trên đây của chúng tôi đã có thể giúp các bạn dễ dàng lựa chọn chất liệu vải thêu tay phù hợp nhất cho mình nhé. Mời các bạn ghé thăm website https://dongphucsongphu.com/theu/ để tham khảo thêm nhiều bài viết hay về các loại vải in thêu nhé.

Tags : thêu tay