Hướng dẫn thêu tay cơ bản từ A đến Z

  • 09/06/2021
  • 8761

Hướng dẫn thêu tay từ cơ bản đến nâng cao dành cho những bạn yêu thích thêu thùa. Học thêu tay đã trở nên cực kỳ đơn giản nhờ sự hướng dẫn tỉ mỉ, chi tiết

Thêu tay là bộ môn nghệ thuật đòi hỏi rất nhiều sự tỉ mỉ, sáng tạo và phù hợp với đa số chị em phụ nữ. Nếu như bạn muốn học thêu tay nhưng không biết bắt đầu từ đâu? thì bài viết dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích nhất cho bạn. 

Tóm tắt:

1. Thêu tay là gì?
2. Phân tích mẫu thêu tay
3. Dụng cụ thêu tay cần có
4. Cách cắt chỉ một màu, chỉ loang
5. Cách vẽ mẫu lên vải
6. Các mũi thêu tay cơ bản
7. Cách phối màu thêu tay
8. Cách để có mẫu thêu tay đẹp
9. Các lỗi thường gặp khi thêu tay

Mẫu thêu tay đẹp
Mẫu thêu tay đẹp

1. Thêu tay là gì?

Thêu tay là phương pháp tái hiện lại hình ảnh bằng đường kim, mũi chỉ. Các sản phẩm thêu tay đẹp, độc đáo được thực hiện bằng chính đôi tay khéo léo cùng với tầm hồn yêu cái đẹp và sáng tạo nghệ thuật. Muốn làm được điều đó, đòi hỏi cả một quá trình học tập, rèn luyện và trao dồi cả về kiến thức lẫn kỹ năng thêu thùa. Chính vì vậy mà từng đường kim, mũi chỉ trên mỗi sản phẩm thêu tay đều vô cùng chính xác, mềm mại, tinh xảo và sống động như thật.

2. Phân tích mẫu thêu tay

Hình ảnh sử dụng thêu tay là tập hợp những điểm ảnh thì mẫu thêu sẽ bao gồm tập hợp những mũi thêu, như vậy sẽ thêu được trên tất cả các mẫu. 

Bước 1: Học những mũi thêu tay khác nhau để mô tả những điểm, đường và mảng.

Bước 2: Sử dụng nhiều màu chỉ khác nhau để diễn tả sự chuyển màu sắc và ánh sáng của ảnh.

Bước 3: Đừng quá cứng nhắc khi chọn mũi thêu, không bắt buộc phải thêu kiểu gì hết, mà nên chọn mũi thêu thế mạnh của mình, không để lộ khuyết điểm.

Hiện nay, nhờ sự phát triển nhanh chóng của mxh mà chúng ta có rất nhiều nguồn tài liệu tham khảo khác nhau, có thể xem bài hướng dẫn, video trên youtobe để học thêu nhanh chóng mà không cần phải luyện tập nhiều, các bạn hoàn toàn có thể tự học nếu có đủ đam mê.

Học thêu tay giúp rèn luyện khả năng khéo léo của đôi bàn tay, sự tỉ mỉ, sáng tạo và kiên nhẫn. Sau đây là một số loại phụ liệu cơ bản sử dụng trong thêu tay.

Phân tích mẫu thêu tay
Phân tích mẫu thêu tay

3. Dụng cụ thêu tay cần có

Vải sử dụng để thêu: Nên sử đụng các loại vải linen, vải kate, vải thô mộc khi mới bắt đầu học thêu vì dễ thêu hơn các loại vải khác.

Kim chỉ thêu: Nên chọn kim thường từ số 8 đến số 11, kim DMC, Kim Đức,... Chỉ thêu thì nên chọn chỉ cotton vì độ bền cao, nhiều màu sắc lựa chọn.

Mẫu thêu: Tất cả các hình ảnh lấy trên mạng internet đều có thể thêu được. Các bạn có thể sưu tầm ảnh trên internet, lưu về máy tính rồi in ra với kích thước sản phẩm mình muốn thêu.

Khung thêu: Giúp căng mặt vải thêu dễ dàng hơn.

Một số dụng cụ khác cần có: Giấy than hỗ trợ vẽ hình lên vải, bút bay màu, kéo cắt chỉ, cây tháo chỉ, thước, phấn,...

Dụng cụ cần để học thêu
Dụng cụ cần để học thêu

4. Cách cắt chỉ một màu, chỉ loang

CẮT CHỈ MỘT MÀU: Nên cắt thành những đoạn ngắn 80cm, sau khi chập lại còn khoản 30-40cm là vừa. Chỉ một màu thường sử dụng nhiều hơn chỉ loang, bằng cách phối 07-12 màu cùng tông độ, chủ động diễn tả được hướng chuyển của màu sắc & ánh sáng của những mảng lớn, trong khi chỉ loang bị chuyển màu theo chu kỳ.

CẮT CHỈ LOANG: tìm trung điểm của đoạn chỉ màu đậm và trung điểm của đoạn màu nhạt, xếp thành những đoạn đều nhau, cắt ở hai đầu để được những đoạn con chỉ bằng nhau, dài khoảng 80cm, một đầu đậm và một đầu nhạt. Khi thêu hết chỉ ở đoạn màu nhạt, sẽ nối chỉ tiếp theo cũng ngay đúng ở đầu nhạt, để màu được chuyển trơn, đẹp. Chỉ loang thích hợp sử dụng thêu họa tiết nhỏ, bởi vì trong một đoạn chỉ có đủ tông màu từ đậm tới nhạt, diễn tả sinh động được hướng chuyển màu sắc.

5. Cách vẽ mẫu lên vải

Cách 1: Trải vải lên mặt bàn, áp tờ giấy in mẫu cần thêu lên vị trí mong muốn, lót giấy than bên dưới, dùng bút đồ theo hình để tạo nét vẽ trên vải, ấn viết càng mạnh thì nét càng rõ, càng chi tiết thì càng dễ thêu hơn.

Cách 2: Dùng búi bút bay màu vẽ trực tiếp hình cần thêu lên vải nếu như bạn có hoa tay. Nếu như bạn không biết vẽ thì hãy in hình ra giấy, sau đó đục lỗ kim trên đường nét cần thêu, đặt lên tấm vải và dùng bút tô lên phần đục lỗ để lấy dấu.

6. Các mũi thêu tay cơ bản

Các mũi thêu mô tả đường: mũi đột khít (back stitch), mũi lược (running stitch), mũi cành cây (lướt vặn, stem stitch), mũi bính (dây chuyền, móc xích, chain stitch), mũi tên ( fly stitch), mũi đốt tre (Couching stitch), mũi viền tách (split stitch), mũi làm khuy (blanket/ buttonhole stitch), mũi xương cá (feather stitch),...

Các mũi mô tả điểm: mũi chữ thập (Cross stitch; X-stitch), hạt cát ( sa hạt, french knot, PEKING KNOT),...

Các mũi thêu mô tả mảng: mũi đâm xô (long & short stitch), Mũi chìm ( bó bạt, satin stitch),...

Các mũi thêu 3D: bông đồng tiền (Turkey Stitch, thêu tóc ), con bọ (bullion stitch), tơ nhện (Spider Web Stitch), Thêu bông hồng vòng (woven spider wheel stitch),...

Các mũi thêu tay cơ bản
Các mũi thêu tay cơ bản

7. Cách phối màu thêu tay

  • Sao chép những mẫu thêu thành công hay những mẫu đã có để phối màu đẹp.
  • Quan sát hình ảnh thực tế, tranh sơn dầu, tranh vẽ,... để chọn màu chỉ phù hợp.
  • Đối với những mảng lớn nhiều màu sắc thì chỉ nhỏ mảng màu, định hướng, ghi chú màu thêu. Muốn đẹp phải phối từ 7-12 màu cùng tông độ từ nhạt đến đậm mới diễn tả được hướng chuyển màu và ánh sáng.

8. Cách để có mẫu thêu tay đẹp

  • Chọn mẫu thêu tay đẹp dễ thương.
  • Cách phối màu đẹp dùng nhiều tông độ màu chỉ hợp lý.
  • Chọn mũi thêu phù hợp với năng lực, thêu kỹ, mặt trái gọn gàn.
  • Lựa chọn bố cục hình thêu đẹp, vị trí thêu độc lạ, chọn hình thêu gây ảo giác,...

Mẫu Thêu tay đẹp - Hình 1
Mẫu Thêu tay đẹp - Hình 1

Mẫu Thêu tay đẹp - Hình 2
Mẫu Thêu tay đẹp - Hình 2

Mẫu Thêu tay đẹp - Hình 3
Mẫu Thêu tay đẹp - Hình 3

Mẫu Thêu tay đẹp - Hình 4
Mẫu Thêu tay đẹp - Hình 4

Mẫu Thêu tay đẹp - Hình 5
Mẫu Thêu tay đẹp - Hình 5

Mẫu Thêu tay đẹp - Hình 6
Mẫu Thêu tay đẹp - Hình 6

9. Các lỗi thường gặp khi thêu tay

  • Thêu bị ẩn mũi, không thể hiện rõ nét góc cạnh, những đường nét hoa lá cần trơn thì bị gãy khúc,...
  • Mỗi mũi thêu nên từ 2-3mm, thêu quá dài mũi dễ bị thô. 
  • Dùng màu chỉ đơn điệu giống tranh tô màu của mẫu giáo.
  • Một vật thể màu đơn sắc trong thực tế sẽ có rất nhiều mảng đậm nhạt khác nhau. Nên dùng chỉ loang để thêu những mảng nhỏ hoặc phối màu chỉ nhiều tông độ thể hiện mảng thêu lớn.
  • Chỉ thêu bị xù lông, bay màu do tiếp xúc quá nhiều với mồ hôi hoặc bị bám bẩn. Nên giữ chỉ sạch trong túi, hạn chế tiếp xúc với chỉ khi không cần thiết.
  • Bố cục mẫu thêu không đẹp, không có hiệu ứng tương phản, không có nét tương đồng,...
  • Thêu trên vải thun bị nhăn nhúm. Nên lót một lớp giấy mỏng phí sau lớp vải cần thêu để tránh bị rút vải khi thêu.

Hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật thêu tay thủ công. Mời các bạn ghé thăm website https://dongphucsongphu.com/theu/ để tham khảo thêm nhiều cách thêu tay lên quần áo nhé. Chúc các bạn thành công.

Tags : thêu tay