CIP là gì? Có cần đầu tư thiết kế CIP chuyên nghiệp hay không?

  • 08/03/2022
  • 1959

Sở hữu bộ CIP chuyên nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp rút ngắn thời gian tạo ấn tượng với khách hàng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người không biết CIP là gì?

Cụm từ CIP hiện nay khá phổ biến trong giới Marketing những không phải ai cũng hiệu CIP là gì, CIP có cần thiết không và để xây dựng một bộ CIP hoàn chỉnh thì cần những gì? Sau đây, đồng phục Song Phú sẽ giới thiệu tới các bạn một số thông tin về CIP để các bạn tham khảo nhé.

Tóm tắt:
1.CIP là gì?
2. Có cần thiết kế CIP chuyên nghiệp?
3. Một bộ CIP hoàn thiện có những gì?

1.CIP là gì?

CIP trong tiếng anh là viết tắt của từ Corporation Identify Program. Tức là hệ thống nhận diện thương hiệu, đây là hệ thống đại diện cho toàn bộ hình ảnh thương hiệu, Bộ CIP sẽ thể hiện được bản sắc cũng như cá tính của mỗi doanh nghiệp thông qua thiết kế về logo và những ngôn từ sử dụng trong bộ CIP.

- Giá trị thương hiệu được sinh ra từ lần đầu tiếp xúc giữa các sự vật được thiết kế đồng bộ và nhất quán từ đó tạo ra điểm riêng, ấn tượng riêng giúp khách hàng/ đối tác dễ dàng nhận biết, phân biệt được thương hiệu doanh nghiệp bạn vừa tạo với các thương hiệu khác trên thị trường.

2. Vậy có cần đầu tư thiết kế CIP chuyên nghiệp hay không?

Trong nền kinh tế hiện này và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các thương hiệu thì bộ CIP ngày càng quan trọng và được nhiều các doanh nghiệp đầu tư nghiêm túc và bài bản, bộ CIP chuyên nghiệp sẽ giúp cho các doanh nghiệp rút ngắn thời gian ghi dấu ấn đối với khách hàng, giúp khách hàng ngày càng nhớ về thương hiệu, giúp phát triển thương hiệu và bộ CIP cũng là một phần của văn hóa công ty.

CIP là giải pháp tốt nhất để truyền thông tới các khách hàng/ đối tác

- Những người trong lĩnh vực thiết kế thường nói vui với nhau rằng “thương hiệu” chính là cái “hiệu” để mà “thương”. CIP sẽ tạo cho khách hàng cảm nhận được mức độ chuyên nghiệp từ màu sắc, hình ảnh cho tới phong cách thương hiệu. Đôi khi bạn không cần ngôn từ, ngôn ngữ quá cầu kỳ, bởi hiệu quả truyền thông quảng cáo của doanh nghiệp đến các khách hàng/ đối tác có thể đến ngay từ ánh nhìn đầu tiên. 

Hệ thống CIP chuyên nghiệp giúp nâng tầm doanh nghiệp

- Sức mạnh tuyệt vời nhất của CIP là giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật và thật khác biệt trong vô số các doanh nghiệp, đối thủ cùng ngành khác. Đồng thời thu hút đông đảo các khách hàng tiềm năng mới. Hệ thống nhận diện thương hiệu luôn tạo cảm giác doanh nghiệp “lớn hơn” so với quy mô thực tế, nếu đầu tư đúng đắn về thiết kế.

- Để hình tượng được tốt hơn trong cách xuất hiện của thương hiệu, nhiều doanh nghiệp/ công ty tại Việt Nam đã bắt đầu áp dụng hệ thống nhận diện thương hiệu (CIP) cho chiến lược xây dựng thương hiệu của mình ngay từ khi bắt đầu còn chập chững. Một số công ty “có tiếng” cũng đã và đang bắt tay vào F5, thay “áo mới” cho cuộc hành trình hội nhập đã đến hồi tăng tốc.

3. Một bộ CIP hoàn thiện có những gì?

Thông thường, một bộ CIP hoàn thiện thường bao gồm ba phần chính là biểu tượng Logo, phần vật phẩm nội bộ và vật phẩm đối ngoại.

•    Biểu tưởng Logo bao gồm các yếu tố như: yếu tố Logo, kích thước chuẩn, bộ màu chuẩn, vùng an toàn, tra cứu nhanh, hay font chữ chủ đạo…

•    Phần vật phẩm nội bộ bao gồm các yếu tố như: tông màu sử dụng cho vật phẩm nội bộ, giấy ghi chú, danh thiếp, phong bì, bìa kẹp, nhãn CD, túi giấy, giấy in văn bản…

•    Phần vật phẩm đối ngoại bao gồm các yếu tố như: tông màu sử dụng cho thiết kế vật dụng quảng cáo (POSM), áp phích, băng rôn, tờ rơi, presentation, trang web, áo mưa, cửa hàng, đồng phục…

Và tất nhiên là tùy vào đặc điểm của từng doanh nghiệp mà phía nhà thiết kế, sáng tạo quảng cáo sẽ đưa ra các idea cũng như phát triển thêm một số vật dụng riêng biệt theo yêu cầu từ phía khách hàng/ đối tác. 

Để thiết kế ra được một bộ CIP hoàn chỉnh, các doanh nghiệp có thể dựa vào những thông tin đơn giản nhất như đối tượng khách hàng tiềm năng mà mình hướng đến là ai, đặc điểm của sản phẩm/ dịch vụ, mục tiêu phát triển cho tới những yếu tố phức tạp hơn như sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của công ty. Từ đó mà các doanh nghiệp có thể đưa ra những yêu cầu cụ thể, rõ ràng nhằm đảm bảo  phía bên thiết kế có thể hiểu được hoàn toàn ý đồ của mình trong việc biểu đạt thương hiệu vô hình thông qua sự hữu hình của bộ hệ thống nhận diện thương hiệu. 

Bộ CIP luôn được hình thành dựa trên ba yếu tố cốt lõi là hình tượng, màu sắc và font chữ được phối hợp với nhau tạo nên được cách xuất hiện hoàn hảo cho thương hiệu của bạn. Nếu những phân tích ban đầu của công ty càng có sự đầu tư bao nhiều thì bộ CIP khi hoàn hiện sẽ càng chính xác bấy nhiêu, tránh những thay đổi hoặc bổ sung không cần thiết sau này.

Với những kiến thức cơ bản cùng những bật mí về CIP là gì trên đây, hi vọng sẽ giúp ích được cho doanh nghiệp của bạn. Nếu bạn cũng đang có nhu cầu thiết kế và may áo đồng phục đẹp ấn tượng cho doanh nghiệp, thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với Song Phú để được hỗ trợ miễn phí nhé.