Mẫu hồ sơ quản lý công tác PCCC & mẫu phương án chữa cháy của cơ sở
- 12/06/2020
- 24648
Mình xin giới thiệu mẫu Mẫu hồ sơ quản lý công tác PCCC & mẫu phương án chữa cháy của cơ sở dành cho công ty nhỏ, đáp ứng được các yêu cầu của công an quản lý pccc địa phương.
Chào các bạn, mình xin giới thiệu về Mẫu hồ sơ quản lý công tác PCCC & mẫu phương án chữa cháy của cơ sở mà mình đã sưu tầm được, đã được hướng dẫn của cán bộ quản lý PCCC của khu vực mình hỗ trợ hoàn thiện. Áp dụng cho công ty nhỏ, cơ sở nhỏ thôi nha.
Mẫu này là phát triển từ mẫu cơ bản theo thông tư của nhà nước, có thể phù hợp hoặc không phù hợp với các bạn, tùy vào môi trường của công ty, cơ sở của các bạn. Đây là tài liệu tham khảo, để đảm bảo có được bộ hồ sơ được cán bộ duyệt thì các bạn cứ tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý PCCC của khu vực chính các bạn nha.
Trong quá trình hoạt động mình gặp các vấn đề liên quan đến các công tác này, lúc đầu mình cũng không biết làm thế nào, 1 phần vì không rành và sợ nên mình hoàn toàn giao lại cho cán bộ quản lý xử lý hết dùm, sau một thời gian chinh chiến trải qua hết các kỳ kiểm tra ... mình rút ra kinh nghiệm là có thể tự làm được, nên mình nghĩ cũng sẽ có người cần, nên mình mạnh dạn chia sẽ kiến thức này đến với ai cần. Đây là 1 bài chia sẽ kiến thức đơn thuần, nên có thể có chỗ đúng chỗ sai, nếu bạn có bất kỳ góp ý nào có thể bình luận để mình thay đổi nha.
Link tham khảo tải tài liệu:
Mẫu hồ sơ quản lý công tác PCCC : Quản lý PCCC
Mẫu phương án chữa cháy của cơ sở : Phương án PCCC
1. Giới thiệu về các công tác PCCC mà các công ty và cơ sở thường gặp
Như các bạn đã biết thì yêu cầu về PCCC của các công ty là việc không thể thiếu được, một phần là vì tính chất nghiêm trọng nếu xảy ra việc cháy nổ, gây ảnh hưởng đến người và tài sản của bản thân mình, chưa kể còn có thể lan rộng ra cộng đồng, gây thiệt hại lớn cho xã hội.
Như đã nói ở trên, chúng ta có thể hoàn toàn giao lại việc này cho các cán bộ xử lý giúp, nhưng sẽ phải tốn kém và mức độ hiệu quả là không có, bởi vì có thể một vài người suy nghĩ tiêu cực sẽ cho rằng đó là chi phí cho cán bộ mà không nghĩ tới hậu quả sau đó. Việc chúng ta tự làm hồ sơ này không những giúp chúng ta trang bị thêm kiến thức mà còn tiết kiệm được chi phí nữa.
Tại sao mình lại nói vậy? vì thực ra hồ sơ yêu cầu, thiết bị yêu cầu cũng không hề phức tạp, chúng ta hoàn toàn có thể tự làm mà không tốn quá nhiều thời gian.
Các yêu cầu thường được cán bộ đưa ra đó là:
- Lập hồ sơ quản lsy công tác PCCC
- Trang bị các thiết bị PCCC (tiêu lệnh + bình chữa cháy)
- Lập phương án PCCC cho cơ sở
- Cử nhân viên đi học về PCCC
2. Các thiết bị PCCC thường được yêu cầu
Tùy vào hoàn cảnh và môi trường hoạt động mà yêu cầu về PCCC sẽ khác nhau, thường thì mình thấy nếu là công ty nhỏ, văn phòng nhỏ trong điều kiện thoát nạn tốt thì cần trang bị bình chữa cháy 4kg và bảng tiêu lệnh & nội dung PCCC
Ngoài ra sẽ còn yêu cầu khác nữa, mình sẽ liệu kê một số cái có thể được yêu cầu trong các công ty nhỏ:
- Tiêu lệnh & bảng nội quy PCCC (có nhiều tầng thì 1 tầng 1 bộ)
- Bình chữa cháy dạng bột 4kg - diện tích lớn có thể thêm bình PCCC CO2 nữa,
- Quần áo chữa cháy nguyên bộ (văn phòng đặt trong tòa nhà có yêu cầu này)
- Búa phá cửa - nếu lối đi có nhiều cửa & kính
Bảng tiêu lệnh PCC
Bình PCCC thường dùng
3. Ý nghĩa của Hồ sơ quản lý công tác PCCC
Dùng để thống kê về phương tiện & con người để phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở - đây cũng là hồ sơ để cán bộ quản lý đánh giá xem cơ sở, công ty đã hiểu, nắm rõ yêu cầu về PCCC hay chưa.
Hồ sơ này đề cập đến các nội dung sau:
- Quyết định thành lập đội PCCC cơ sở
- Danh sách lực lượng PCCC
- Thống kê phương tiện PCCC
- Quyết định về việc ban hành nội quy PCCC của cơ sơ & bảng nội quy PCCC
Hồ sơ PCCC mục đích để cơ sở nắm rõ hơn về PCCC
4. Ý nghĩa của phương án chữa cháy của cơ sở
Dùng để lên kế hoạch thực tập phương án PCCC tại cơ sở với sự giám sát và hướng dẫn của cán bộ quản lý PCCC địa phương. Về mặt ý nghĩa là vậy, nhưng đối với các công ty nhỏ việc thực tập là điều xa xỉ, bởi vì không có nhiều điều kiện về tài chính, nhân lực để làm điều này.
Chúng ta có thể lập hồ sơ để hiểu rõ hơn về quy trình này, để có thể hiểu hơn về cách hoạt động khi có sự cố thực tế xảy ra.
Ý nghĩa của việc lập phương án PCCC đó là:
- Nắm rõ tình hình về nhân lực và phương tiện PCCC của cơ sở
- Nắm rõ vị trí địa lý, cách vận hành nếu xảy ra đám cháy
- Các xử lý, cứu hộ nếu có sự cố cháy nổ xảy ra
- Kiểm tra xem phương án như vậy có hợp lý hay chưa hợp lý
5. Cử nhân viên đi học PCCC & cứu nạn cứu hộ
Khi nào thì đi học PCCC?
Mỗi công ty đều phải cử đi học PCCC tùy vào số lượng và sắp xếp của công ty, cơ sở - số lượng nhiều hay ít thường nằm trong quy định và quyết định của cán bộ quản lý PCCC. Vì sao? vì theo quy định thì sẽ khá là nhiều người đi học, có thể là bắt đi học hết.
Học ở đâu? thời gian bao lâu? giá bao nhiêu?
Thời gian học là 2 ngày, 4 buổi và học tại cơ sở PCCC & cứu nạn của quận mình đặt công ty. Chi phí là 150.000 vnđ/ người.
Khi nào thì học cứu nạn, cứu hộ?
Cứu nạn, cứu hộ thì sẽ yêu cầu ít hơn so với học PCCC, lớp cứu nạn cứu hộ dành cho người quản lý, đứng đầu của công ty, cơ sở.
nhân viên đi học PCCC
6. Góp ý về việc PCCC
Trong quá trình kinh doanh thì việc phải vướng các quy tắc về an toàn thực phẩm, an toàn PCCC, Thuế... nói chung là rất nhiều các yêu cầu về hành chính, tiêu chuẩn... nhưng đối với mỗi doanh nghiệp, công ty thì điều kiện về tài chính, môi trường làm việc ... đặt biệt là với những doanh nghiệp mới thì sẽ có nhiều khó khăn và chưa quen với các thủ tục hành chính nhiều như hiện nay.
Và PCCC cũng là một trong những yêu cầu đó, cũng là nỗi lo lắng cho những ai chưa có kinh nghiệm, chưa tương tác nhiều với các cơ quan nhà nước về hành chính. Nhưng đã mở doanh nghiệp, công ty thì điều này thực tế là khó tránh khỏi, chúng ta cần phải trang bị thêm nhiều kiến thức để hiểu rõ thêm về những thủ tục xung quanh chúng ta, hiểu hơn về cách vận hành, cách làm việc, cửa sau cửa trước... của hệ thống hành chính xung quanh chúng ta.
Theo kinh nghiệm của mình và tham khảo từ những người đi trước, thì đối với các thủ tục hành chính, chúng ta tuân thủ được phần nào thì cố gắng tuân thủ để tránh phát sinh không tốt về sau, còn cái nào mà không giải quyết nổi hoặc quá khó khăn thì cứ đối mặt với thực tế, luôn có cách giải quyết cho bạn, dù là cửa sau hay cửa trước cũng sẽ có cách cho bạn, bạn cứ tiến lên, giải quyết hết những cái trước mắt, không phải cả nể hay cuối đầu trước ai cả, mọi thứ luôn diễn ra 2 chiều, không ai muốn ép chết chúng ta, chỉ là chúng ta phải cân đối lợi ích giữa các bên mà thôi.
Đây là ý kiến cá nhân thôi, có thể đúng, có thể sai, rất mong được góp ý từ các bạn.
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm, chúc các bạn giải quyết được vấn đề của mình theo hướng tích cực nhất.