4 Gợi ý đặt tên thương hiệu mỹ phẩm hay và ý nghĩa

  • 15/03/2022
  • 1574

Đặt tên thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng trong chiến dịch quảng cáo và xây dựng thương hiệu. Dưới đây là 4 gợi ý đặt tên thương hiệu mỹ phẩm bạn cần biết

Trước khi biết đến chất lượng, giá cả sản phẩm hay thái độ phục vụ của nhân viên, thì tên shop mỹ phẩm chính là một trong yếu tố tạo ấn tượng đầu tiên với khách hàng. Vậy làm sao để đặt chọn được một cái tên hay và ý nghĩa? Cùng điểm qua 4 gợi ý đặt tên thương hiệu mỹ phẩm hay nhất ngay sau đây nhé.

Tóm tắt:
1. Đặt tên độc lạ
2. Tên nước ngoài
3. Tên viết tắt
4. Đặt tên theo nguồn gốc

1. Gợi ý đặt tên thương hiệu mỹ phẩm độc đáo, mới lạ

Mỹ phẩm là một trong những ngành có mức độ cạnh tranh cao nhất hiện nay. Giữa hàng nghìn các shop mỹ phẩm khác nhau, bạn cần đặt một cái tên đủ ấn tượng để khách hàng có thể nhớ đến.

Những cái tên như: Chợ tình của Boo, Nàng Gốm, Góc của Rư, Meoheoo… chính là ví dụ điển hình. Chỉ cần đọc qua, cũng gợi cho bạn sự tò mò muốn khám phá.

Hay như tên "Mặt hoa da phấn" - chuỗi cửa hàng mỹ phẩm khá nổi tiếng ở Tp. HCM. Với cách đặt tên tạo sự gợi nhớ này, dù khách chưa mua hàng vẫn ghi nhớ thương hiệu của bạn rất lâu vì sự đặc biệt của nó.

2. Gợi ý đặt tên thương hiệu mỹ phẩm bằng tiếng nước ngoài

Nhiều chủ shop chọn đặt tên bằng tiếng nước ngoài cho cửa hàng của mình, vừa tạo sự mới lạ vừa tạo sự “sang chảnh”, đánh vào tâm lý “sính ngoại” của người tiêu dùng Việt.

Chưa bàn đến chất lượng sản phẩm, rõ ràng các cửa hàng của Beauty Koala, DaiZy Coner, Sakura, The Face Shop... luôn tạo ra cảm giác “đẳng cấp” hơn so với những cái tên thuần Việt.

3. Gợi ý đặt tên thương hiệu mỹ phẩm viết tắt

Thay vì phải vắt óc suy nghĩ những cái tên dài dòng, bạn hoàn toàn có thể chọn một tên viết tắt. Đó có thể là một câu nói hay slogan yêu thích, chữ cái đầu trong tên của những thành viên đồng sáng lập, hoặc viết tắt tên của bạn.

Ví dụ tên hãng mỹ phẩm nổi tiếng MAC chính là từ viết tắt của Make-up Art Cosmetic, còn hãng E.L.F xuất phát từ Eyes.Lips.Face.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ghép hai từ thành một, ví dụ như Minh Lan có thể viết thành Mila, rất đơn giản nhưng không kém phần ý nghĩa.

4. Gợi ý đặt tên theo nguồn gốc sản phẩm

Đối với mỹ phẩm, nguồn gốc sản phẩm luôn là một trong những yếu tố được khách hàng quan tâm hàng đầu. Một cái tên gắn liền với nguồn gốc không những làm nổi bật đặc tính mà còn là một lời khẳng định về chất lượng để khách hàng có thể yên tâm hơn khi sử dụng.

Ví dụ như: Mỹ phẩm thiên nhiên, mỹ phẩm Hàn Quốc, mỹ phẩm nhập khẩu, mỹ phẩm handmade…

Trên đây chỉ là 4 trong số rất nhiều ý tưởng đặt tên cho cửa hàng mỹ phẩm, bạn có thể tham khảo thêm những gợi ý khác như: đặt theo tên chủ shop, đặt tên theo trào lưu, đặt tên tạo sự gợi nhớ… Hi vọng qua bài viết sẽ phần nào giúp bạn chọn được một cái tên ưng ý.