Cách chụp bản in lụa tại nhà

  • 12/11/2020
  • 3897

Hiện nay có rất nhiều bạn thắc mắc cách chụp bản in lụa tại nhà thế nào? Nếu như các bạn đang thắc mắc điều này thì hãy cùng xem qua bài viết sau đây nhé

Tự chụp bản in lụa tại nhà là cách đơn giản nhất để tiết kiệm chi phí và rất kinh tế khi in số lượng ít. Dụng cụ rất đơn giản, Chỉ cần 1 khuôn căn lưới sẵn và keo cảm quang và 1 cái bàn kính có đặt bóng đèn bên dưới là có thể dễ dàng chụp được bản in lụa một cách dễ dàng. Nếu như các bạn đang thắc mắc cách chụp bản in lụa như thế nào thì hãy cùng đồng phục Song Phú tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Tóm tắt:

1. Keo cảm quang chụp bảng in lụa
2. Các loại keo cảm quang
3. Hướng dẫn cách chụp bản in lụa

Chụp bản in lụa tại nhà
Chụp bản in lụa tại nhà

1. Keo cảm quang chụp bảng in lụa

Nhờ sử dụng keo cảm quang nên việc chụp bản trở nên đơn giản hơn rất nhiều so với trước kia, chỉ cần mua keo cảm quang và bột bắt sáng bán ở cửa hàng vật tư in ấn là có thể tiến hàng chụp bản dễ dàng. Dưới đây là đặc điểm của từng loại keo cảm quang:

Thành phần chính của keo chụp bản:

  • Bột bắt sáng: Có màu cam hoặc nâu, dạng bột, bán theo lạng và được đựng trong túi hoặc hủ màu đen.
  • Keo cảm quang: Là dạng keo sệt có nhiều màu sắc khác nhau(phổ biến là màu xanh). 

Lưu ý: Nếu người bán chỉ đưa cho bạn keo cảm quang thôi thì phải hỏi rõ lại là có cần pha thêm bột bắt sáng nữa không nhé. Bởi vì cũng có loại pha sẵn bột bắt sáng rồi. Nếu người bán đưa đủ 2 loại ở trên thì bạn phải pha với nhau khi sử dụng.

Keo cảm quang xanh và bột bắt sáng
Keo cảm quang xanh và bột bắt sáng

2. Các loại keo cảm quang

Tùy vào loại mực sử dụng mà keo cảm quang được chia thành các loại sau đây:

  • Keo cảm quang màu xanh: Đây là loại keo giá rẻ đang được sử dụng phổ biến trên thị trường. Tên gọi của loại keo này là Supertext SB 40, nguồn gốc từ Đài Loan, rất thân thiện với môi trường và rất phù hợp để chụp bản in lụa tại các xưởng in gia công.
  • Keo cảm quang Plus: Gồm 2 loại: Keo Plus 6000 và keo Plus 7000. Loại này giá cao hơn keo xanh, chất lượng tốt hơn, dễ chụp bản và cho ra hình ảnh sắc nét, độ bền cao.
  • Keo cảm quang UDC-HV: Keo màu tím, có độ bền với hóa chất cao, hình chụp đẹp và chỉ mới được sử dụng phổ biến trong thời gian vài năm trở lại đây.
  • Keo cảm quang T101: Đây là keo lưỡng tính, vừa có thể chụp bản in mực nước vừa có thể chụp bản in mực dầu, giá bán cũng không cao lắm.
  • Keo cảm quang 149: Cũng là keo lưỡng tính, chuyên sử dụng để chụp bản in cao, dễ tẩy rữa, thời gian khô bản nhanh, giá thành cũng không rẻ lắm.
  • Keo cảm quang ULAno 731: Keo dạng dầu có độ bền cao, chuyên sử dụng để in cham(tram) nhuyễn, các chi tiết nhỏ hình in nhỏ và khó trên vải, giá bán khá cao.

Tóm lại: Tùy theo nhu cầu sử dụng mà khách hàng có lựa chọn phù hợp để tiết kiệm chi phí, thời gian, mà vẫn tạo được sản phẩm đẹp, chất lượng.

3. Hướng dẫn cách chụp bản in lụa

Dụng cụ chuẩn bị chụp bản in lụa:

  • Khuôn in lụa đã căng lưới
  • Keo cảm quang và bột bắt sáng
  • Bàn chụp(bàn kính có đèn bên dưới)
  • Máng tráng keo 
  • Máy sấy tóc

Quy trình chụp bản in lụa bằng keo cảm quang gồm 6 bước sau đây:

Bước 1: Làm film in lụa

  • Hình cần in lụa sẽ được vẽ trên phần mềm corel, tách màu và in ra giấy can hoặc giấy film nhựa để chụp bản.

Chuẩn bị film chụp bản
Chuẩn bị film chụp bản

Bước 2: Pha keo cảm quang

  • Đổ keo cảm quang ra máng keo, rắc một ít bộ bắt sáng lên trên và trộn đều để bột tan hết.

Pha keo cảm quang
Pha keo cảm quang

Bước 3: Tráng keo lên khuôn lưới

  • Dùng máng tráng keo để tráng một lớp keo trên lưới, nhớ tráng đều cả 2 mặt. Sau đó dùng máy sấy tóc để sấy khô. Lưu ý: Phải tiến hành thao tác tráng keo trong phòng tối có ánh sáng mờ.

Cách tráng keo cảm quang lên khuôn in mực nước
Cách tráng keo cảm quang lên khuôn in mực nước

Cách tráng keo cảm quan lên khuôn in mực dầu
Cách tráng keo cảm quan lên khuôn in mực dầu

Bước 4: Chụp bản

  • Sau khi bản đã khô, tiến hành dáng film cần chụp lên khuôn và đặt lên bàn có đèn bên dưới. Nhớ dùng tấm vải màu đen phủ lên trên khuôn in và đặt một tấm kính hoặc miến gỗ phẵng lên trên để khuôn không bị xê dịch. Sau đó bật đèn chiếu sáng bên dưới bàn chụp để khoản 2-3 phút.

Chụp bản bằng bàn đèn
Chụp bản bằng bàn đèn

Bước 5: Xịt bản

  • Sau khi chụp xong, dùng vòi sen xịt nhẹ lên bản in, phần bị che bởi film in không được chiếu sáng sẽ tan ra tạo lỗ rỗng trên khuôn và phần được chiếu sáng sẽ khô lại không bị tan khi xịt nước nhẹ.

Xịt bản in
Xịt bản in

Bước 6: Phơi bản

  • Sau khi xịt bản xong thì đem phơi khô bản là có thể sử dụng để in được. Để tăng độ bền cho bản in, thợi in thường bôi giấm(nước cứng) và phơi khô bản thêm một lần nữa để tăng độ bền.

Bản in sau khu chụp xong
Bản in sau khu chụp xong

Hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ nhỏ trên đây của đồng phục Song Phú đã có thể giúp bạn dễ dàng hiểu được cách chụp bản in lụa rồi phải không nào. Nếu như các bạn còn có thắc mắc gì liên quan đến chụp bản in lụa thì hãy liên hệ ngay với Song Phú để được hỗ trợ giải đáp nhé. CẢM ƠN BẠN ĐÃ XEM BÀI VIẾT

Tags : in lụa