Công nghệ in lụa và in nhiệt là gì?

  • 07/01/2021
  • 2724

Công nghệ in lụa và in chuyển nhiệt được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Vậy công nghệ in lụa và in chuyển nhiệt cái nào tốt hơn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé

Trong thời gian vừa qua có rất nhiều bạn thắc mắc công nghệ in lụa và in chuyển nhiệt là gì? Tại sao gọi công nghệ in lụa là in nổi và in chuyển nhiệt là in chìm? In lụa và in chuyển nhiệt cái nào tốt hơn? Cùng xem qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé.

Tóm tắt:

1. Công nghệ in lụa trên áo thun
2. Công nghệ in chuyển nhiệt trên áo thun
3. Công nghệ in lụa và in nhiệt cái nào tốt hơn?

Công nghệ in lụa trên áo thun
Công nghệ in lụa trên áo thun

1. Công nghệ in lụa trên áo thun

Công nghệ in lụa hay còn gọi là in nổi, cũng có một số phương pháp in chuyển nhiệt làm hình ảnh nổi trên vải khá giống in lụa như: In decal nhiệt, in pet chuyển nhiệt nhưng khá tốn kém và ít được sử dụng phổ biến. Có thể nói in lụa là phương pháp in ấn rất lâu đời được sử dụng rất phổ biến trong ngành in ấn quần áo vì nó in được trên hầu hết tất cả các loại vải. Ưu điểm của công nghệ in lụa là độ bền hình in cao, giá thành rẻ khi in số lượng nhiều, phù hợp in họa tiết đơn giản và có thể in được trên mọi chất liệu vải.

Hạn chế của công nghệ in lụa là chỉ phù hợp in số lượng lớn vì chi phí chuẩn bị bản in khá cao.

Công nghệ in lụa thủ công
Công nghệ in lụa thủ công

Nguyên lý hoạt động của in lụa:

In lụa là công nghệ in trược tiếp lên bề mặt vật liệu, dưới tác động của dao gạt mực, mực in sẽ thấm một ít qua khuôn in rồi phủ trực tiếp lên bề mặt vật liệu cần in, mỗi khuôn in chỉ dùng để in một màu riêng lẻ. Ví dụ: In 4 màu trên áo thì dùng 4 khuôn in màu khác nhau, tùy vào mẫu thiết kế mà người thợi in dùng thứ tự in màu khác nhau.

Công đoạn in lụa thủ công, bán tự động hay tự động đều phải trải qua 4 bước sau đây: Làm khuôn in - định vị khuôn in - pha màu in - In lên vật liệu.

Ưu điểm: In lụa có giá thành rẻ, hình in có độ bền cao, bóng đẹp, có thể tạo nhiều hiệu ứng cho hình in như: In nổi, in bể, in nhủ, in kim tuyến,...

Nhược điểm: Phù hợp in số lượng nhiều, màu in bị giới hạn 4-5 màu, không in được màu chuyển sắc.

2. Công nghệ in chuyển nhiệt trên áo thun

Công nghệ in chuyển nhiệt hay còn gọi là in chìm, đây là một trong những phương pháp in ấn sử dụng phổ biến nhất hiện nay. In chuyển nhiệt có rất nhiều ưu điểm như: In được hình nhiều màu sắc, in ảnh 2D,3D, in màu chuyển sắc với hình ảnh y như thật. Đặc biệt, có một đặc điểm được rất nhiều khách hàng ưa chuộng là hình in chìm trong vải, không làm cứng vải như công nghệ in lụa và rất bền theo thời gian.

Nhược điểm của công nghệ in chuyển nhiệt là rất kén vải, chỉ thích hợp in trên vải PE, vải poly màu sáng như: Trắng, vàng, hồng phấn,... Không in được trên vải cotton và các loại vải tối màu như: Đen, xanh đen, đỏ đô, tím đậm,... Điều này cũng là câu trả lời tại sao một số yêu cầu của khách hàng về in chìm trên vải không được nhà sản xuất đáp ứng.

Công nghệ in chuyển nhiệt trên vải sáng màu
Công nghệ in chuyển nhiệt trên vải sáng màu

Nguyên lý hoạt động của in chuyển nhiệt:

In chuyển nhiệt là phương pháp in gián tiếp, dùng máy in phun kỹ thuật số có hỗ trợ mực in chuyển nhiệt để in hình cần in lên giấy chuyển nhiệt, rồi dùng máy ép nhiệt để chuyển hình in trên giấy lên bề mặt vật liệu cần in. 

Ưu điểm: Phù hợp in số lượng ít hoặc nhiều, không giới hạn màu sắc in, thời gian in nhanh, hình in chìm trong bề mặt vật liệu và độ bền rất cao.

Nhược điểm: Không in được trên vải cotton, vải tối màu hay các vật liệu màu tối, hình in không bóng đẹp bằng hình in lụa và giá thành cao hơn in lụa.

3. Công nghệ in lụa và in nhiệt cái nào tốt hơn?

Nếu như có ai đó nói in chuyển nhiệt tốt hơn in lụa thì không hoàn toàn đúng, bởi vì mỗi phương pháp in đều có ưu điểm riêng. 

Hình in lụa tại xưởng sản xuất
Hình in lụa tại xưởng sản xuất

So sánh về độ bền: Thì công nghệ in chuyển nhiệt có độ bền cao hơn hẳn vì hình in chìm vĩnh viễn trong sản phẩm, tuy nhiên in chuyển nhiệt chỉ phù hợp in trên chất liệu vải poly sáng màu, còn vải cotton, vải tối màu thì không in được. Công nghệ in lụa có độ bền hình in kém hơn một chút khoản 6 tháng, nếu bảo quản tốt thì độ bền lên đến 1 năm, nhưng bù lại phương pháp in lụa có thể in được trên tất cả các loại vải, kể cả vải cotton, vải tối màu.

So sánh về độ đẹp: Hình in chuyển nhiệt có thể in được màu chuyển sắc, hình 2D, 3D sống động như thật, điều này công nghệ in lụa không làm được. Nhưng họa tiết đơn giản, ít màu sắc thì hình in lụa có chất lượng tốt hơn hẳn, hình in có độ bóng, dày đẹp.

So sánh về giá: Giá in lụa hiện nay rẻ hơn in chuyển nhiệt khi in số lượng lớn.

Sau khi so sánh, chúng ta đều nhận thấy mỗi phương pháp in đều có những ưu nhược điểm của riêng mình. Do đó, việc kết hợp cả 2 công nghệ in lụa và in chuyển nhiệt sẽ giúp khắc phục được những hạn chế của nhau. Hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ trên đây của đồng phục Song Phú đã có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ in lụa và in chuyển nhiệt rồi phải không nào. Nếu như các bạn muốn sở hữu cho mình những chiếc áo thun đồng phục đẹp in bằng 2 phương pháp in ấn trên thì hãy liên hệ ngay với Song Phú để được tư vấn miễn phí nhé. CẢM ƠN BẠN ĐÃ XEM BÀI VIẾT

Tags : in lụa