Cách làm khuôn in lụa thủ công
- 14/11/2020
- 3362
Hai chất liệu làm khuôn in lụa phổ biến nhất hiện nay là khuôn gỗ và khuôn nhôm, sau đây là cách làm khuôn in lụa thủ công đơn giản nhất để bạn tham khảo
Hiện nay có rất nhiều loại chất liệu làm khuôn in lụa như: Khuôn nhựa, khuôn gỗ, khuôn nhôm, Khuôn sắt,... Nhưng trong đó, sử dụng phổ biến nhất là khuôn nhôm và khuôn gỗ. Nếu như các bạn đang thắc mắc cách làm khuôn in lụa như thế nào? Thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Tóm tắt:
1. Chất liệu làm khuôn in lụa 2. Hình dáng làm khuôn in lụa 3. Tiết diện làm khuôn in lụa 4. Kiểm tra độ vên của khuôn lụa
Cách làm khuôn in lụa
1. Chất liệu làm khuôn in lụa
Tùy vào nhu cầu sử dụng mà các bạn lựa chọn chất liệu làm khuôn in lụa khác nhau, tuy nhiên chất liệu làm khuôn in phổ biến nhất là khuôn gỗ và khuôn nhôm:
1.1 Khuôn gỗ in lụa
Gỗ là chất liệu làm khuôn in từ rất lâu đời, đến nay vẫn được sử dụng phổ biến bởi vì giá thành rẻ, dễ sử dụng. Tuy nhiên, lực căng lụa trên khuôn không cao, độ bền khuôn gỗ thấp, chỉ có thể sử dụng căn lưới 1-2 lần. Dưới đây là những đặc điểm của nó:
- Độ bền thấp: Thời gian sử dụng không được lâu, khó bảo quản.
- Kích thước khuôn: Các loại kích thước khuôn gỗ phổ biến hiện nay: W2030, W3030, W3040, W4060, W4080,... Ngoài ra có thể đặt làm theo yêu cầu.
- Giá rẻ: Đây là loại giá rẻ nhất trong các loại khuôn in.
- Ứng dụng: Chủ yếu sử dụng để in hình đơn giản 1-2 màu, ít chi tiết và chủ yếu trên các vật liệu như: Giấy, vải, giày dép, túi, bao bì,...
- Làm khuôn: Khuôn gỗ được làm bằng cách ghép mộng.
Khuông gỗ in lụa
1.2 Khuôn nhôm in lụa
Khuôn nhôm có chất lượng căng lưới tốt hơn, độ bền cao hơn khuon gỗ. Nếu như bạn cần in chồng nhiều màu sắc với nhau thì khuôn nhôm là lựa chọn tốt nhất. Dưới đây là đặc điểm nổi bật của khuôn nhôm:
- Độ bền cao: Làm từ kim loại nên không bị mối mọt như khuôn gỗ, chất lượng khuôn ổn định, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, thời gian sử dụng lâu dài.
- Tái sử dụng nhiều lần: Nhờ độ bền cao, nên khuôn nhôm có thể căng lưới sử dụng nhiều lần.
- Giá thành: Khuôn nhuôm tất nhiên giá cao hơn khuôn gỗ, nhưng vẫn ở mức chấp nhận được.
- Khó căn lụa: Khuôn nhôm thường căn lụa bằng máy, khó căn bằng tay hơn khuôn gỗ.
Khuôn nhôm in lụa
2. Hình dáng làm khuôn in lụa
Tùy theo cách sử dụng mà các bạn có thể làm khuôn in lụa có hình dáng, kích thước khác nhau. Dưới đây là 4 cách làm khuôn in lụa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:
2.1 Khuôn in lụa hình chữ nhật
Khuôn hình chữ nhật là loại khuôn in được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, nhiều người chọn sử dụng loại này vì dễ làm, dễ sử dụng, giúp tiết kiệm chi phí. Các kích thước khuôn nhôm hình chữ nhật sử dụng phổ biến hiện nay là: W2030, W3030, W3040, W4060, W4080,... Hoặc có thể đặt làm theo kích thước yêu cầu.
Lưu ý: Có rất nhiều loại khuôn in có đặc điểm tiện lợi hơn khuôn hình chữ nhật rất nhiều, các bạn chỉ nên chọn loại khuôn này khi in máy hoặc in thủ công.
Khuôn in lụa hình chữ nhật
2.2 Khuôn in lụa có chân
Cũng giống như khuôn in hình chữ nhật nhưng được gắn thêm 2 chân hoặc 4 chân bên dưới với mục đích định vị bản in, loại khuôn này chuyên sử dụng để in thủ công hoặc bán thủ công. Các bạn cũng có thể tạo ra loại khuôn này bằng cách gắn thêm chân định vị cho khuôn in hình chữ nhật, nếu như khuôn gỗ thì chỉ cần gắn thêm cây đinh vặn là được, còn khuôn nhôm thì yêu cầu bên làm khuôn đóng sẵn chân hay lắp ốc vít sẵn luôn.
Lưu ý: Thường thì người ta chỉ làm khuôn có 2 chân định vị, nếu như bạn muốn làm cả 4 chân thì nhớ dặn dò người làm khuôn trước.
Bàn in và khuôn in lụa có chân
2.3 Khuôn đôi in lụa
Đây là loại khuôn khá đặc biệt, mang nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Dễ định vị khuôn vào đúng vị trí cần cần
- In được hình có kích thước lớn
- giữ vệ sinh được phần bản lề của khuôn in
- Có thêm 1 chổ rộng rãi để gác dao gạt mực in.
Lưu ý: Giá thành làm khuôn đôi cao hơn khuôn bình thường, khuôn có hình dạng đặc biệt nên ít được sử dụng phổ biến để in lụa thủ công.
2.4 Khuôn in lụa đặc biệt
Khuôn in hình cong: Chuyên sử dụng để in trên vật liệu hình cong hoặc hình tròn như: Thùng nhựa, bình nhựa, ly,...
Khuôn in thùng sơn: Được thiết kế với 3 cạnh bình thường là 1 cạnh hình chữ L, với mục đích để hình in ôm sát vào mép thùng sơn hơn.
3. Thiết diện làm khuôn in lụa
Thiết diện thanh gỗ hoặc thanh nhôm làm khuôn chủ yếu là hình vuông. Tuy nhiên, những khuôn có kích thước lớn thì phải chọn thiết thiết diện thanh làm khuôn hình chữ nhật và đặt nằm ngang, giúp tăng độ cứng cho khuôn.
Lưu ý: Có thể chọn thiết diện thanh làm khuôn hình chữ nhật và để nằm đứng, sẽ giúp thành khuôn cao hơn, ít bị chảy mực ra ngoài, nhưng đồng nghĩa phải vệ sinh bản mệt, khó thao tác hơn.
Lựa chọn thiết diện thanh làm khuôn in lụa
4. Kiểm tra độ vên của khuôn lụa
Khu làm khuôn các bạn nên để khuôn nằm trên mặt phẳng, kiểm tra xem có bị cong vênh chổ nào không. Thường thì khuôn nhôm ít bị vênh hơn khuôn gỗ, nhưng nếu bị vênh thì rất khó sửa. Tốt nhất các bạn nên tìm chổ làm khuôn in lụa uy tín để mua, tuy giá hơi đắt hơn một chút nhưng chất lượng khuôn đảm bảo, an toàn khi sử dụng lâu dài.
Hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ trên đây của đồng phục Song Phú đã có thể giúp bạn dễ dàng hiểu được cách làm khuôn in lụa rồi phải không nào. Nếu như các bạn còn có thắc mắc gì liên quan đến khuôn in lụa thì hãy liên hệ ngay với Song Phú để được hỗ trợ giải đáp nhé.