Mực in lưới là gì? Có bao nhiêu loại?
- 06/11/2020
- 3691
Ngoài kỹ thuật in lưới thì mực in lưới cũng đóng vai trò quyết định đối với chất lượng hình in. Vậy mực in lưới là gì? Có bao nhiêu loại mực in lưới hiện nay
Mực in lưới là thành phần quyết định chất lượng hình in có tốt hay không, có lẽ vì vậy mà việc lựa chọn mực in đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình in ấn, giúp nâng cao chất lượng, tối ưu giá thành và lợi nhuận. Nếu như các bạn đang thắc mắc không biết mực in lưới là gì? Có bao nhiêu loại mực in lưới và các loại mực in lưới phổ biến hiện nay thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Tóm tắt:
1. Mực in lưới trên vải 2. Mực in lưới plastisol trên vải 3. Mực in lưới gốc dầu 4. Mực in lưới UV 5. Mực in chuyển nhiệt Sublimation 6. Lỗi thường gặp khi in lưới
Mực in lưới là gì?
1. Mực in lưới trên vải
Mực in lưới trên vải hay còn gọi là mực gốc nước, các loại mực này có đặc tính là có thể hoàn toan trong nước ở nhiệt độ thường và được sử dụng để in trược tiếp lên các chất liệu làm từ xenluloza như: Vải thun cotton, vải cotton pha, vải poly, vải PE, vải viscose,... Nhóm mực nước có độ bán dính rất tốt, khô ngay ở nhiệt độ thường mà không cần phải gia nhiệt hay ánh sáng.
Đặc điểm: Của mực gốc nước là có màu trắng, phải pha loãng bằng nước trước khi sử dụng, muốn in màu gì khác với màu trắng thì phải pha thêm cốt màu đó. Do đặc tính này mà mực nước bám dính kém hơn so với mực dầu nhưng lại rất dễ in và thân thiện với môi trường hơn. Trên thị trường hiện nay chủ yếu sử dụng 2 loại là mực dẻo và mực nước, trong đó, mực dẻo sẽ tạo bề mặt nổi lên trên bề mặt vật liệu, còn mực nước sẽ chìm vào trong bề mặt vật liệu in.
Tên gọi: Của các loại mực gốc nước bán phổ biến ở Việt Nam là: Furukawa, Shinakamura, ColorLab, Matsui,...
Mực nước in lưới trên vải
Áo thun in bằng mực dẻo nước
2. Mực in lưới plastisol trên vải
Mực plastisol in lưới là loại mực gốc dầu nhẹ, có thể nhận ra ngay thông qua độ bóng láng, không thấm nước. Mực plastisol có bề mặt in đẹp, độ bám dính tốt nên thường được sử dụng để in trực tiếp lên các chất liệu vải. Đặc biệt, Mực plastisol rất phù hợp sử dụng để in trên vải may áo đá banh, đồ thể thao cần chất lượng in tốt.
Đặc điểm: Của mực plastisol là có độ bám dính tốt hơn mực nước, bề mặt in rất đẹp, ít bị bong tróc, có thể tạo được một số hiệu ứng như: Làm mờ, in mỏng, in cao(Pha thêm keo HD), hay làm keo ép foil. Tuy nhiên, loại mực này có điểm yếu là không tự khô ở nhiệt độ thường mà cần gia nhiệt từ 160 độ C trở lên trong thời gian 5-10 giây.
Mực Plastisol từng màu riêng biệt
In cao bằng mực plastisol
3. Mực in lưới gốc dầu
Mực in gốc dầu là loại mực có nguồn gốc từ dầu mỏ, đặc trưng của loại mực gốc dầu là có mùi dầu, mùi nặng là mực UV, còn loại mùi nhẹ là mực Plastisol và eco-solven. Mực gốc dầu chuyên sử dụng để in trên các vật liệu nhựa như: Áo mưa, túi nilon, dép xốp, bao bì,...
Đặc điểm: Của mực in lụa gốc dầu là độ bám dính tốt hơn mực nước nhưng độ độc hại lại cao hơn. Lưu ý: Khi in bằng mực dầu thì cần chế bản bằng keo chụp bản chuyên sử dụng in dầu mới in được.
Mực in dầu
Túi nilon in bằng mực dầu
4. Mực in lưới UV
Mực in lưới UV cũng là mực gốc dầu, đặc tính của loại mực này là phải sấy bằng tia UV(tử ngoại) thì mực mới khô được. Hiện nay Mực UV được sử dụng phổ biến trong in ấn kỹ thuật số như: để in decal, biển quảng cáo, đồ điện tử, chai lọ,hàng dệt may,... Ngoài ra, còn được sử dụng trong in offset, in lưới.
Đặc điểm: Của mực in lưới UV là độ bám dính tốt, có thể in được trên rất nhiều vật liệu, mực UV có một ưu điểm nữa là có độ trong suốt hoàn hảo hơn các loại mực khác, có thể tạo hiệu ứng bóng mờ, tạo gồ hạt, cham trên bề mặt rất tốt.
Mực UV được sử dụng phổ biến trong in kỹ thuật số
5. Mực in chuyển nhiệt Sublimation
Mực Sublimation là loại mực chuyên sử dụng để in chuyển nhiệt trên vải, nhựa, gốm sứ, thủy tinh,... Đặc điểm của loại mực này là cần in lên 1 tờ giấy chuyên sử dụng để in chuyển nhiệt, sau đó ép lên bề mặt vật liệu cần in và gia nhiệt để mực thăng hoa chuyển sang bề mặt vật liệu ấy.
In ép nhiệt trên áo thun
6. Lỗi thường gặp khi in lưới
Khi in lưới thì bạn sẽ gặp rất nhiều vấn đề phát sinh, đôi khi do bất cẩn hoặc chưa có kinh nghiệp xử lý hết tất cả các lỗi. Dưới đây là một số lỗi cơ bản thường gặp nhất khi mua lụa và cách khắc phục:
- Bít lưới: Mực bị khô nhanh bít các lỗ lưới. Nguyên nhân là do mắt lưới nhỏ nên hạt mực không thấm qua được mà ít lại trên lượi hoặc thời gian in quá lâu khiến lưới bị bít lại, ảnh hưởng đến hình in. Cách xử lý, lấy hết mực ra khỏi bản, dùng nước(đối với mực nước) hoặc dung môi(đối với mực dầu) để tẩy sạch bản rồi tiếp tục in nếu nguyên nhân là do bản để lâu bị khô hoặc chế lại bản lưới thưa hơn để in.
- Hình in bị nhòe, có răng cưa: Nguyên nhân là lớp mực trước chưa khô, dùng lực quá mạnh hoặc lưới bị chùng. Cách xử lý: Tẩy bản in và tiếp tục in tiếp với lực kéo nhẹ nhàng hơn và xấy khô các lớp mực trước khi in tiếp hoặc chế lại bản lưới căng đều hơn.
- Mực in xuống không đều: Nguyên nhân là do lực tay gạt không đều hoặc bề mặt in không bằng phẳng. Cách xử lý: Kiểm tra mặt khuôn in và bàn in phù hợp không, chú ý độ nhớt mực vừa phải đúng theo tiêu chuẩn.
- Lột vỏ cam: Nguyên nhân: Lớp mực cũ và mới không tương thích với nhau. Cách xử lý: Kiểm tra mực in có tương thích hay không.
- Xuất hiện dây đai sau khi in xong: Nguyên nhân do sấy nhiệt độ quá cao. Cách xử lý: Chú ý đến nhiệt độ xấy tiêu chuẩn của từng loại mực khác nhau.
- Nhiễm màu: Nguyên nhân là do vải nhuộm chất lượng kém gây nhiễm màu lên hình in, cách xử lý là sử dụng lớp lót chống nhiễm bên dưới rồi mới in hình lên.
Hy vọng rằng những thông tin chia sẻ nhỏ trên đây của đồng phục Song Phú đã có thể giúp bạn dễ dàng hiểu được mực in lưới là gì? và các loại mực in lưới sử dụng phổ biến hiện nay rồi phải không nào. Nếu như các bạn còn có thắc mắc gì liên quan đến mực lưới, in lụa thì hãy liên hệ ngay với Song Phú để được hỗ trợ giải đáp nhé. CẢM ƠN BẠN ĐÃ XEM BÀI VIẾT