Mở xưởng in lưới thủ công 2-10triệu tại nhà

  • 07/11/2020
  • 4899

Mở xưởng in lưới thủ công tại nhà đem lại nhiều ưu thế cạnh tranh cho bạn, vậy cách mở xưởng in lưới thủ công ở nhà chi phí thấp như thế nào?Cùng tìm hiểu nhé

Hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn các vật tư cần thiết để tự in lưới thủ công ở nhà  2-5 triệu hoặc mở xưởng in lưới thủ công quy mô nhỏ từ 10 triệu đổ lại. Chắc chắn đây là kiến thức bổ ích nhất cho những ai muốn tự mở xưởng in lưới riêng tại nhà cho mình, mà không cần tốn nhiều chi phí ban đầu. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau dây nhé

Tóm tắt:

1. Chọn kích thước bàn in lưới
2. Khuôn in lưới thủ công
   2.1 Khuôn gỗ in lưới
   2.2 Khuôn nhôm in lưới
3. Các loại lưới in lụa
4. Máng tráng keo in lưới
5. Dao gạt mực in lưới
6. Các vật tư khác trong in lưới
7. Mực in lưới
8. Chất phụ trợ in lưới

Tự mở xưởng in lưới thủ công tại nhà
Tự mở xưởng in lưới thủ công tại nhà

1. Chọn kích thước bàn in lưới

Quy mô nhỏ, từ  2 - 5 triệu: Thì nên mua bàn có kẹp Apollo cố định 1 đầu, mặt bàn bằng phẳng và có khung lụa gắn bên trên, có thể bật lên xuống bằng tay, đồng thời cũng có nút để điều chỉnh khoản cách so với mặt bàn in. Giá thành loại bàn đơn này giao động từ 200 - 500k/ cái.

Quy mô vừa, từ 5 - 10 triệu: Đặt làm bàn in có chân đế cố định, tùy vào diện tích và số lượng sản phẩm mỗi lần in mà có kích thước bàn in khác nhau. Giá thành đóng bàn in giao động từ 2 - 5 triệu.

Vật tư ngành in: Tùy theo quy mô sản xuất mà mua sắm số lượng vật tư phù hợp. Dưới đây là những vật tư cơ bản ngành in bạn nên nắm rõ.

Bàn in lưới gắp kẹp Apollo
Bàn in lưới gắp kẹp Apollo

Bàn in lưới thủ công tại nhà
Bàn in lưới thủ công tại nhà

2. Khuôn in lưới thủ công

Hiện nay có 2 loại khung là khung gỗ và khung nhôm, dưới đây là những đặc điểm để bạn lựa chọn.

2.1 Khuôn gỗ in lưới 

Khuôn gỗ in lụa có giá rẻ, dễ sử dụng, chỉ sử dụng được 1-2 lần căng lụa và độ căn thấm. Khung gỗ phù hợp sử dụng in vải, giày dép, thiệp cưới,... 

  • Giá thành: Giá rẻ nhất trong các loại khuôn in
  • Kích thước khuôn: Các loại khuôn gỗ hiện nay: W2030, W3030, W3040, W4060, W4080, hoặc có thể đặt theo kích thước yêu cầu.
  • Thời gian sử dụng: Ngắn, độ bền không cao.
  • Ứng dụng: Chuyên sử dụng để in sản phẩm đơn giản, ít chi tiết, chủ yếu trên các chất liệu như: Vải, giày dép, bao bì, túi ninon, thiệp cưới,...

Khuôn gỗ in lưới
Khuôn gỗ in lưới

2.2 Khuôn nhôm in lưới

Khuôn làm bằng nhôm có độ bền cao, chất lượng tốt, giá thành cao hơn khuôn gỗ một chút nhưng bù lại có thể sử dụng lâu dài. Khuôn nhôm in lụa được sử dụng phổ biến tại các xưởng in lớn nhỏ, được các thợ in yêu thích sử dụng hơn khuôn gỗ truyền thống.

  • Giá thành: Khuôn nhôm chất lượng tốt, độ bền cao nên có giá thành cao hơn khuôn gỗ, 
  • Kích thước khuôn: Được sử dụng phổ biến nhất là T2525 T2538, T3050, G2538, G3050,... Có thể đặt gia công kích thước theo yêu cầu. Ngoài ra còn có các phụ kiện đi kèm như: Đế nhựa hoặc đế gỗ, tay cầm, thanh chữ T,...
  • Thời gian sử dụng: có thể lên đến 3 năm.
  • Ứng dụng: Phù hợp sử dụng để in vải, áo thun, túi xách, thùng giấy, nhựa, nhãn mác, in ấn quảng cáo,... 

Khuôn nhôm in lưới
Khuôn nhôm in lưới

3. Các loại lưới in lụa

Hiện nay có rất nhiều loại lưới in lụa trên thị trường có xuất xứ khác nhau như: Lụa đài loan(IST, VS), Lụa nhật(Unirich), Lụa Thụy Sỹ(Unirich, Sefar,...), Lụa ý(Saati),... Ví dụ:Lưới in lụa IST 55T/60 160 CM, có nghĩa là hãng lụa Đài Loan, mật độ 55 sợi/cm, đường kính sợi 60 micron và khổ 160cm, nếu có thêm chữ YE phía sau là lụa màu vàng.

Hai cách gọi trị số lưới in lụa hiện nay là:

  • Số sợi/cm2: 32T, 49T, 77T, 100T, 120T,...
  • Số sợi/Inche vuông: 800, 900, 1000,...

Các loại lưới in lụa
Các loại lưới in lụa

4. Máng tráng keo in lưới

Các bạn nên mua loại máng nhôm chuyên dụng, nếu có điều kiện mua loại inox thì càng tốt, giá khoản 200k/1,5 tấc, chiều dài máng khoản 10cm, 15cm, 20cm, 30cm,... nên chọn loại có kích thước nhỏ hơn bản in để dễ thao tác. Nếu chưa có kinh nghiệm thì đừng nghĩ đến cách tráng keo bằng thước, miến nhựa, lá bài làm gì cho mất thời gian nhé. 

Ngoài ra, nên đầu tư 1 cái máy sấy tóc để sấy bản(bắt buộc), sắm máy xịt nước để tẩy bản(5-7 triệu) nếu có điều kiện, không thì mua cái xoa tưới cây gắp vào vòi nước để xịt cũng được.

Máng tráng keo chụp bản
Máng tráng keo chụp bản

Có thể sử dụng vòi xoa để tẩy bản
Có thể sử dụng vòi xoa để tẩy bản

5. Dao gạt mực in lưới

Nếu có điều kiện thì mua dao cao xu cán nhôm dùng lâu dài, quy mô nhỏ thì nên dùng cán gỗ giá rẻ cho tiện. Các loại dao gạt phổ biến hiện nay là: Ortech(của mỹ), Shino(của nhật) và dao Việt Nam(màu đen không có tên). Các bạn nên chọn dạo gạt của Nhật hoặc Mỹ sài cho tốt nhé, mua 1 m rồi cắt làm 3-4 cây ngắn để sài dần.

  • Lưỡi dao gồm 3 loại: PO(dao lưỡi bằng - nên chọn cái này), dạo P2 hoặc PS(lưới nhọn dùng in máy).
  • Độ cứng của dao: Khoản 65SH - 85SH, tùy vào vật liệu in mà có lựa chọn khác nhau.
  • Độ dày dao: Dao mỏng được sử dụng phổ biến nhất, dạo dày sử dụng để in mực dầu hoặc các loại mực khó in.

Dao gạt mực trong in lưới
Dao gạt mực trong in lưới

6. Các vật tư khác trong in lưới

Các thứ linh tinh như: Khóa vặn ốc, đinh, tu vít, thố nhựa trộn màu, keo dán, bông gòn, dao rọc giấy thì tự nhua nếu cần nhé. Ngoài ra, còn các hóa chất đi kèm nếu cần thì hãy mua như: soul tẩy bản, javen tẩy bản, bột bắt sáng, keo chụp bản, nước cứng(giấm công nghiệp),...

7. Mực in lưới

Mực in lưới thì gặp đâu mua đó, tùy vào loại vật liệu in mà lựa chọn mực in phù hợp. Nếu như chưa có kinh nghiệp thì xem bài viết mực in lụa tại đây: 

>>>CÁC LOẠI MỰC IN LƯỚI<<<

Mực in lưới plastisol
Mực in lưới plastisol

8. Chất phụ trợ in lưới

Ngoài ra còn một số hóa chất phụ trợ như: Dung môi, chất tăng bám, chất chống dính, chất cầm màu(bin), chất tạo bóng, chất chống bọt,... Nếu chưa có kinh nghiệm thì nhờ bên bán tư vấn nên mua loại nào sử dụng nhé.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây của đồng phục Song Phú đã có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vật tư ngành in lưới thủ công và cách mở xưởng in lưới quy mô nhỏ phù hợp. Nếu như các bạn còn có thắc mắc gì liên quan đến vật tư in lưới thì hãy liên hệ ngay với Song Phú để được hỗ trợ miễn phí nhé. CẢM ƠN BẠN ĐÃ XEM BÀI VIẾT

Tags : in lưới