Phương pháp in lụa mực nước, mực dầu
- 21/11/2020
- 5298
Phương pháp in lụa ngày càng được sử dụng phổ biến rộng rãi, sau đây là hướng dẫn in lụa chi tiết, dễ hiểu cho những bạn muốn học in lụa tại nhà nhanh chóng
Phương pháp in lụa trên vải, quần áo, giấy, thiệp cưới, túi nilon,... Ngày càng được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên vẫn có nhiều bạn thắc mắc không biết phương pháp in lụa là gì? In lụa có dễ không? Hướng dẫn in lụa tại nhà như thế nào? Nếu như các bạn đang thắc mắc điều này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Tóm tắt:
1. In lụa là gì? 2. Phương pháp in lụa tại nhà 3. Phương pháp chụp bản in lụa 3.1 Hướng dẫn chụp bản in mực nước 3.2 Hướng dẫn chụp bản in mực dầu 4. Phương pháp pha mực in lụa 4.1 Hướng dẫn pha chướng nước 4.2 Hướng dẫn pha dẻo in lụa 4.3 Hướng dẫn mực in giấy
In lụa trên khẩu trang
1. In lụa là gì?
In lụa nghe có vẻ xa lạ với nhiều người, tuy nhiên đây là kỹ thuật in ấn đã xuất hiện từ rất lâu đời, hình thức in là cho mực thấm qua khuôn lụa rồi in lên bề mặt vật liệu, giống như pha trà bằng túi lọc. Mục đích của việc in qua tấm lưới lụa là để hình in đẹp, mềm mại và sắc nét hơn. Phương pháp in lụa được áp dụng trên nhiều loại vật liệu như: In trên giấy, vải, quần áo, nhựa, gỗ, gốm sứ,... Hay thậm chí còn sử dụng để in trên gạch men dể tạo hoa văn.
Có nhiều bạn thắc mắc không biết tự học in lụa tại nhà có được không? Hoàn toàn có thể nhé, nếu như các bạn quyết tâm theo sát hướng dẫn, tài liệu, video trên mạng, đồng thời thường xuyên rèn luyện kỹ năng in của mình tại nhà. Thật ra học in lụa chỉ khó cho những bạn mới bắt đầu tìm hiểu thôi, chứ vào nghề rồi thì đa số phải tự học hỏi kinh nghiệm trong quá trình làm, nếu muốn rút ngắn thời gian thì các bạn có thể đăng ký tham gia một khóa học in lụa nào đó gần chổ mình.
Phương pháp in lụa
2. Phương pháp in lụa tại nhà
Mong muốn của bạn là in trên chất liệu, sản phẩm gì? Thì cần áp dụng phương pháp in ấn phù hợp. Đối với in lụa cũng vậy, tùy vào sản phẩm in ấn mà có sự lựa chọn kỹ thuật in khác nhau, nhưng nhìn chung thì cũng đều phải in qua khuôn lụa, dưới đây là các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Tiến hành chụp bản in lụa
- Bước 2: Pha màu mực in lụa
- Bước 3: In lụa trên sản phẩm
- Bước 4: Tẩy bản in
Lưu ý: Khi in lụa trên vải thun, vải cotton, vải pe, poly thì nên chọn loại mực gốc nước, bởi đặc tính mềm mại, dễ in, thân thiện với môi trường. Ngoài ra có một số loại vải có thể sử dụng loại mực khác như: Mực chướng nước, mực gốc dầu,...
In lụa tại nhà
3. Phương pháp chụp bản in lụa
Chụp bản in lụa có 2 loại là bản in lụa mực nước và bản in lụa mực dầu. Sau đây mình xin hướng dẫn các bạn cách chụp bản 2 loại khuôn in này.
3.1 Hướng dẫn chụp bản in mực nước
Khuôn in mực nước sử các loại mực có pha thêm nước để làm loãn khi in, ví dụ: như mực nước in trên vải, in áo thun, in thạch cao,... Người ta đều sử dụng loại khuôn in này. Ngoài ra, cũng có loại vải in bằng mực dầu và khi đó cần chụp bản in mực dầu.
Dụng cụ chụp bản:
- Khuôn nhôm 40x60cm đã căn lưới sẵn, khuôn này có thể in được khổ A5, A4, A3 nên được sử dụng phổ biến nhất. Lụa in mực nước nên chọn lụa 1100 hoặc lụa 1200.
- Máng tráng keo là dụng cụ để pha keo chụp bản tráng lên khuôn in.
- Keo cảm quang chụp bản in mực nước và bột bắt sáng.
- Bàn kính có đèn bên dưới để chụp bản.
- Băng keo, thước, bông gòn,máy sấy,...
Hướng dẫn chụp bản:
- Đổ keo vào máng, pha thêm bột bắt sáng khoản 1-2%, trộn cho tan hết.
- Dùng máng tráng keo lên 2 mặt của lưới in, nhớ tráng thật mỏng, không để đọng giọt keo nào trên khuôn.
- Dùng máy sấy để làm thật khô bản, sờ tay không còn dính nữa là được.Lưu ý: Các bước trên nên làm trong phòng có ánh sáng yếu.
- Bản khô xong, dáng tờ film cần in lên khuôn, sau đó đặt lên bàn đèn, phủ tấm vải đen, đề 1 tấm kính và vật nặng 5-10kg lên trên, mở đèn trong 2-3 phút.
- Sau 2-3 phút, lấy ra xịt nhẹ bằng vòi nước, phần che bởi film sẽ bị tan ra tạo lỗ rỗng trên khuôn, còn phần bị chiếu sáng sẽ không bị tan, vậy là xong.
- Đem khuôn in mới làm xong phơi khô là dùng được. Mẹo nhỏ: Bôi thêm 1 lớp dấm(nước cứng) lên khuôn phơi khô lần nữa để tăng độ bền cho khuôn.
Cách chụp bản in lụa
3.2 Hướng dẫn chụp bản in mực dầu
Bản in mực dầu dùng để in các sản phẩm như: Giấy, nhựa, áo mưa, túi nilon, thiệp cưới, ly thủy tinh,... Dụng cụ chuẩn bị và cách lên keo cũng giống như làm bản in mực nước ở trên(Lưu ý: Sử dụng keo cảm quan chụp bản mực dầu).
Nên sử dụng khuôn gỗ để làm bản in mực dầu, do tính chất in khác với in mực nước nên không cần phải dùng khuôn nhôm. Lụa in giấy nên chọn loại 180, in trên bao bì, túi nilon chọn loại 160, in trên ly chọn lụa 140. Trong đó, lụa 180 thưa hơn lụa 160 và 140, tuy nhiên để tiện lợi, các bạn cho duy nhất lụa 180 để tiện in trên tất cả vật liệu luôn.
Cách pha keo: Pha 100gram keo xanh thì thêm 1/3 muỗn cà phê bột sáng, chiếm khoản 3-4% keo, sau đó đánh cho tan hết. Hạn sử dụng keo đã pha bột sáng là 1 tháng nếu bảo quản đúng cách.
Cách tráng keo: Đổ một ít keo lên khuôn, dùng dao gạt, thước đo độ, lá bài, tấm card nhựa,... để tráng keo đều trên 2 mặt. Tuyệt đối không để gọt keo nào còn sót lại. Sau đó sấy khô rồi đem chụp bản giống như chụp bản in mực nước ở trên.
Chụp bản in lụa mực dầu
4. Phương pháp pha mực in lụa
4.1 Hướng dẫn pha chướng in lụa trên vải:
Chướng hay còn được hiểu là hồ nở, khi pha với nước sẽ trương nở lên gấp 20-50 lần tùy theo từng loại, công thức pha chướng in mực nước như sau:
Vật liệu chuẩn bị: Chướng A200, binder 816(bin mỹ), cốt màu, fixer(tăng bám mược nước). Lưu ý: Mới học pha thì mua ít ít thôi nhé.
Cách pha:
- Chướng A200 1kg pha với 18 lít nước, nếu là chướng Anh thì 1kg pha với 58 lít nước, pha chướng nước phải ngâm 2-6 ngày để chướng có thời gian trương nở.
- Bin Mỹ và fixer là chất cầm màu và tăng bám nên không được pha thiếu nhé.
Ví dụ: 1kg chướng A200 + 18 lít nước + 5 lít binder(bin mỹ) + 0.5 lít fixer + cốt màu( khi nào in mới pha, không quá 10%).
Lưu ý 1: Không bỏ tất cả pha chung mà cần phải làm từng bước, Chướng + nước + Binder làm 1 thùng to để dành(thời gian sử dụng 2 năm), khi in sẽ múc ra một ít pha với fixer và cốt màu để in nhé. Đặc biệt, khi in nhớ bỏ fixer vào nếu muốn màu bán lên được vật liệu. Còn màu thì in màu chỉ pha cốt màu đó, nếu in màu xám trắng thì bỏ chút xíu dẻo in màu nước vào để được màu như ý.
Lưu ý 2: Chướng mực nước chỉ thích hợp sử dụng in trên vải sáng màu, chứ không in trên vải màu đậm được vì màu vải sẽ nổi lên hình in. Ưu điểm của in chướng nước là in liên tục không cần phải sấy khô mới in được. Nhược điểm: Màu in sẽ giảm độ đậm sau khi khô(khoản 30-50%) vì vậy nên cần in test trước nhé, thêm nữa là không in chồng màu được như in dẻo.
Chướng nước in lụa
4.2 Hướng dẫn pha màu dẻo in mực nước:
Pha màu nhạt: 50% dẻo + 50% bóng + 1% chất chống dính đặc biệt + cốt màu(10-20%). Không nên pha 100% dẻo vì sẽ tốn rất nhiều màu để pha ra màu ưng ý.
Pha màu đậm: 70% bóng và 30% dẻo + cốt màu. Công thức này thích hợp để pha màu đỏ, màu tím, màu đen, màu xanh. Đặc biệt, màu đen thì pha 95% dẻo + 5% bóng. Màu trắng thì 95% + 5% bóng là được rồi.
Pha mực dẻo in lụa
4.3 Hướng dẫn mực in giấy:
Công thức: Mực tobo 100% + 60% chướng dầu + dầu hôi 10% + chất nhanh khô sicatif 1%.
In lụa trên túi nilon
Xem thêm cách in mực dầu trên giấy: In lụa trên giấy,thiệp cưới,bao bì giấy
Xem thêm hướng dẫn in mực nước trên vải: In lụa trên áo thun,áo bóng đá
Kỹ thuật in lụa trên áo thun
Hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ trên đây của đồng phục Song Phú đã có thể giúp bạn dễ dàng hiểu được Phương pháp in lụa rồi phải không nào. Nếu như các bạn còn có thắc mắc gì liên quan đến hướng dẫn in lụa thì hãy liên hệ ngay với Song Phú để được hỗ trợ giải đáp thêm nhé. CẢM ƠN BẠN ĐÃ XEM BÀI VIẾT