Máy in lưới là gì?Các loại máy in lưới hiện nay
- 04/11/2020
- 4641
Máy in lưới thủ công và máy in lưới tự động ngày càng được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên vẫn có nhiều người thắc mắc không biết máy in lưới là gì?
Mỗi khi nhắc đến phương pháp in lưới(in lụa) thì mọi người thường liên tưởng ngay đến hình ảnh công nhân sử dụng những công cụ đơn giản để in những sản phẩm không quá khó như: bao bì, thiệp, túi giấy, áo thun,... và cho năng suất thấp. Thật ra, điều này chỉ đúng cho những mô hình kinh doanh nhỏ, nhưng ở các xưởng in lớn thì có rất nhiều loại máy in lưới tự động, năng xuất in cao gấp nhiều lần, mà chất lượng lại đẹp, đồng bộ hơn, cần ít nhân công hơn, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh. Hôm nay, đồng phục Song Phú xin giới thiệu đến các bạn kỹ thuật in lưới và các loại máy in lưới thủ công, máy in lưới tự động phổ biến hiện nay.
Tóm tắt:
1. Kỹ thuật in lưới là gì? 2. Lợi ích máy in lưới là gì? 3. Các loại máy in lưới hiện nay 3.1 Máy in lưới dạng phẳng 3.2 Máy in lưới dạng xoay 3.3 Máy in lưới dạng tròn
Máy in lưới tại xưởng in gia công
1. Kỹ thuật in lưới là gì?
In lưới(in lụa) là kỹ thuật in ấn dựa trên nguyên lý thấm một phần mực xuyên qua khuôn in khi gạt và in lên trên bề mặt vật liệu bên dưới nó. kỹ thuật in lưới có thể áp dụng trên rất nhiều loại vật liệu khác nhau như: Giấy, túi nilon, vải, thủy tin, gỗ, kim loại,...
Kỹ thuật in lưới đã xuất hiện hơn 1000 năm trước và được sử dụng phổ biến ở Châu Âu từ năm 1925, chủ yếu là để in tên giấy, bao bì, da, kim loại,... Kỹ thuật in lụa được phân loại theo cách thức sử dụng khuôn in và được chia làm các kiểu sau đây:
- In trên bàn thủ công: Đây là phương pháp in lụa truyền thống, sử dụng những dụng cụ đơn giản để in sản phẩm. Dùng để in số lượng ít, chất lượng phụ thuộc vào tay nghề thợ in.
- In bán thủ công: Là phương pháp in trên máy in lưới thủ công, bán tự động, giúp tối ưu các công đoạn in, tăng độ chính xác và năng xuất. Sử dụng bàn in bán tự động giúp thợ in cắt giảm nhiều công đoạn không cần thiết, nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm.
- In trên máy in tự động: Là phương pháp in trên máy in lưới tự động, cho năng xuất cao gấp nhiều lần soi với in thủ công, chất lượng hình in tốt, cần rất ít công nhân nhưng có thể in được số lượng rất lớn.
Kỹ thuật in lưới thủ công
2. Lợi ích của máy in lưới là gì?
Hiện nay, máy in lưới thủ công và máy in lưới tự động được sử dụng khá phổ biến tại các xưởng in gia công lớn nhỏ, dưới đây là những lợi ích chúng đem lại:
Ưu điểm:
- Chất lượng in tốt: Các sản phẩm in bằng máy in lưới có chất lượng và màu sắc tốt hơn in thủ công rất nhiều.
- Năng suất cao: Nhờ áp dụng máy móc hiện đại vào trong in ấn nên năng xuất tăng lên rất nhiều lần so với phương pháp in truyền thống.
- Giảm nhân lực: Quá trình vận hành máy in cũng khá đơn giản, giúp tiết kiệm nhân công và thời gian tạo ra sản phẩm.
- Tiết kiệm chi phí: Khi in số lượng lớn bằng máy in lưới giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí vật tư, thời gian in, làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư cao: Để có được chiếc máy in lụa chất lượng đòi hỏi người mua phải bỏ chi phí ban đầu ra khá lớn.
- Đòi hỏi kinh nghiệm: Khi vận hành máy in lưới, người thợ phải biết cách vận hành máy, biết cách sửa những lỗi nhỏ nếu gặp phải
Máy in lưới tự động
3. Các loại máy in lưới hiện nay
Máy in lưới thủ công và máy in lưới tự động ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các xưởng in gia công, có thể sử dụng để in các sảm phẩm đơn giản như: túi nhựa, thiệp, bao bì... Cho đến các sản phẩm phức tạp như: In trên vải, thạch cao, kim loại, gạch men,... Dưới đây là 3 dạng máy in lưới sử dụng phổ biến hiện nay.
3.1 Máy in lưới dạng phẳng
Loại máy này được sử dụng phổ biến để in các sản phẩm đơn giản như: In trên giấy, bao bì, thiệp cưới,... Ngoài ra máy in lưới dạng phẳng còn được sử dụng để in trên các vật liệu khó như: Thạch cao, kiếm loại, nhựa có kích thước lớn.
Máy in lưới dạng phẳng thủ công
3.2 Máy in lưới dạng xoay
Máy in lưới dạng xoay được sử dụng nhiều để in các sản phẩm cần độ đồng đều về chất lượng, cũng như số lượng như: In trên vải, giấy dáng tường, bao bì,... Máy in lưới dạng xoay có một trục cố định, xung quanh là các cụm in xếp nối thành hình vòng tròn. Máy in lưới dạng xoay có thể in tự động hoặc in theo kiểu bán tự động.
Máy in lưới dạng xoay thủ công
Máy in lưới dạng xoay tự động
3.3 Máy in lưới dạng tròn
Chuyên sử dụng để in các sản phẩm dạng tròn, bề mặt cong như: Ly thủy tinh, cốc giấy, cốc nhựa, thùng sơn,... Do chỉ in trên các sản phẩm hình trụ nên máy in lưới dạng tròn không được sử dụng phổ biến như các loại máy in lưới khác.
Máy in lưới dạng tròn thủ công
Máy in lưới dạng tròn tự động
Mong rằng với những thông tin chia sẻ nhỏ trên đây của đồng phục Song Phú đã có thể giúp bạn dễ dàng hiểu được máy in lưới tự động, máy in lưới thủ công là gì rồi phải không nào. Nếu như các bạn còn có thắc mắc gì liên quan đến kỹ thuật in lưới thì hãy liên hệ ngay với Song Phú để được giải đáp thắc mắc nhé. CẢM ƠN BẠN ĐÃ XEM BÀI VIẾT