In lưới là gì?In khung là gì?

  • 06/08/2020
  • 4152

In lưới hay in khung là phương pháp in ấn được sử dụng rất phổ biến trong sản xuất công nghiệp. Vậy in lưới là gì?In khung là gì?Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé

In lưới là một trong những kỹ thuật in ấn được sử dụng rất phổ biến nhất hiện nay. Kỹ thuật in lưới còn có tên gọi thông dụng khác là in lụa, do giới thợ in đặt ra bởi vì lưới sử dụng để làm khung in bằng tơ lụa. Sau này, lưới lụa dần được thay thế bằng các vật liệu khác như vải sợi nhân tạo, lưới kim loại... Nếu như bạn đang thắc mắc tự hỏi rằng in lưới là gì? In khung là gì?Ưu nhược điểm của nó là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé.

Tóm tắt:

1. In lưới là gì?
2. In khung là gì?
3. Lưới in là gì?
4. Bàn in và dao gạt in lụa
   4.1 Bàn in lụa
   4.2 Dao gạt in lụa
5. Quy trình in lưới là gì?

Phương pháp in lưới là gì?
Phương pháp in lưới là gì?

1. In lưới là gì?

In lưới(hay in lụa) là kỹ thuật in màu theo nguyên lý thấm mực qua khung lưới rồi in lên vật liệu. Khung lưới được làm bằng gỗ hoặc nhôm và được bọc một mặt bằng lưới có lỗ rất nhỏ, mực in sẽ được gạt trên mặt lưới bằng dao cao su chuyên dụng dể gạt mực, một phần nhỏ mực được thấm qua khung lưới và in lên bề mặt vật liệu cần in. Kỹ thuật in này có thể áp dụng trên rất nhiều loại vật liệu như: giấy, vải, túi nylon, gỗ, thủy tinh, gốm sứ, kim loại...

Lúc đầu, phương pháp in lưới được làm hoàn toàn bằng thủ công, sau này người ta áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào ngành in ấn, giúp tự động hóa và nâng cao độ chính xác và chất lượng hình in lên rất nhiều.

Kỹ thuật in lưới trên áo thun
Kỹ thuật in lưới trên áo thun

2. In khung là gì?

In khung là kỹ thuật in được sử dụng rất phổ biến trong sản xuất công nghiệp, nó được sử dụng để in hình, logo, nhãn hiệu, hướng dẫn sử dụng... lên sản phẩm. Sở dĩ nó được gọi là in khung vì trong quá trình chuẩn bị in, người ta phải sử dụng khung in bằng gỗ, nhôm và căng lên một lớp lụa trên khung. Hình khung in lụa là hình chữ nhật, hình vuông và có những đặc điểm sau đây:

  • Chất liệu làm khung in: Hiện nay chủ yêu được làm bằng nhôm, gỗ, nhựa, sắt nhẹ... Nhưng trên thị trường chủ yếu sử dụng 2 loại vật liệu là: khung nhôm và khung gỗ.
  • Hình dáng khung in: Trên thực tế thì có rất nhiều loại khung in lụa như: Khung in hình chữ nhật, hình vuông, hình chữ nhật 2 ngăn, hình cong... Nhưng loại khung sử dụng phổ biến nhất là khung in hình chữ nhật, bởi vì dễ sử dụng và sản xuất.
  • Thiết diện khung: Thiết diện khung cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn khung, cạnh khung được làm bằng các thành gỗ hoặc nhôm hình vuông hoặc hình chữ nhật. Đối với cạnh khung hình chữ nhật thì có 2 cách ghép đó là theo thiết diện đứng và ghép theo thiết diện ngang. -Cách ghép khung: Đối với khung gỗ thì người ta có 2 cách ghép đó là ghép vát và ghép mộng. Ghép vát được sử dụng phổ biến hơn vì độ bền cao, tiết kiệm thời gian sản xuất. Còn đối với khung nhôm thì được hàn vuông góc với nhau.
  • Độ vênh của khung: Khi mua khung bạn nhớ kiểm tra đội vênh của khung bằng cách để lên mặt phẳng xem có đều không nhé. Thường thì khung nhôm ít bị vênh hơn khung gỗ.

In khung là gì?
In khung là gì?

3. Lưới in lụa là gì?

Lưới in lụa được làm chủ yếu bằng sợi hóa học bởi vì độ bền cao, dễ sử dụng. Việc lựa chọn mắc lưới khi in đóng vai trò quyết định đến chất lượng hình in, ảnh hưởng đến độ mịn, sắc nét của hình in. Những thông số quan trọng khi chọn lưới in lụa là độ mịn của lưới, ký hiệu là "T(chỉ số) hoặc N(chỉ số)" và tỉ lệ đường kính của sợi và độ rộng của mắt lưới.

- Ví dụ: Lưới T50 hay N50 có nghĩa là có 50 sợi/cm và 2000 lỗ/cm2. Khi in mực nước trên giấy thì ngườ ta dùng lưới cỡ từ: T90-T140. Khi in trên vải thì sử dụng lưới T30-T100. In trên bao bì thì dùng lưới T120-T180.

4. Bàn in và dao gạt in lụa là gì?

Bàn in lụa:

Bàn in lụa được làm bằng gỗ, thủy tinh hoặc bằng kim loại. Bàn in đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo độ chính xác cho hình in trên vật liệu. Yêu cầu khi đóng bàn in đó là phẳng, chắn chắn, ổn định khi in sản phẩm. Trong một số trường hợp, người ta có thể làm bàn in góc nghiêng, có rãnh tràn để người thợ in có thể dễ dàng thao tác in trên vật liệu hơn.

Bàn in lụa bằng gỗ và thủy tinh
Bàn in lụa bằng gỗ và thủy tinh

Bàn in lụa  góc nghiêng
Bàn in lụa  góc nghiêng

Dao gạt mực:

Dao gạt mực được làm bằng cao su, có tác dụng để phết mực thấm qua lưới in và chuyển lên mặt vật liệu cần in. Gọi là dao gạt mực nhưng thực chất nó rất mềm, không hề sắc bén chút nào, đơn giản chỉ là miến cao xu gắn trên cán gỗ hoặc inox để kéo mực trên lưới.

Dao gạt in lụa tay nhôm và tay gỗ
Dao gạt in lụa tay nhôm và tay gỗ

Kỹ thuật gạt mực trên bản in lưới
Kỹ thuật gạt mực trên bản in lưới

5. Quy trình in lưới là gì?

Phương pháp in lưới được áp dụng trên rất nhiều vật liệu khác nhau như: Giấy, vải, bao bì, gỗ, kim loại... Nhưng nhìn chung thì đều tuân theo quy trình dưới đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị bản in: bản in được làm bằng gỗ hoặc nhôm, được bọc lưới một mặt phơi khô. Tiếp theo đó là phim dùng để chụp bản, keo chụp bản và bột bắt sáng.
  • Bước 2: Chụp bản(chuyển hình ảnh cần in lên khung): Để chụp bản in, người ta tiến hành pha keo chụp bản với một ít bột bắt sáng, tiến hành phủ một lớp mỏng lên lưới in và sấy khô trong điều kiện ánh sáng yếu. Sau đó dáng tấm phim(giấy scan hoặc phim nhựa) dùng để chụp bản lên khung lưới và đặt lên bàn chụp có đèn sáng mạnh bên dưới trong 2-3 phút, sau đó xịt nhẹ qua vòi nước. Phần keo chụp bị ánh sáng mạnh chiếu vào sẽ cứng lại không bị tan, còn phần được che chắn bởi phim chụp bản sẽ mềm ra khi xịt bằng vòi nước nhẹ, giúp tạo phần rỗng trên bản in. Sau đó sấy khô bản là có thể sử dụng để in được.
  • Bước 3: Pha mực: Mực in lụa thủ công, được thợ pha hoàn toàn bằng tay, chất liệu pha mực phải phù hợp với từng chất liệu được in.
  • Bước 4: Canh tay kê và in lên sản phẩm: Sau khi đã có bản in và mực in rồi, người ta sẽ tiến hành canh tay kê để định vị khung in và tiến hành in lên sản phẩm. Độ đẹp và chuẩn xác của hình in phụ thuộc vào chất liệu mực in và kỹ thuật in của thợ in.
  • Bước 5: Tẩy bản: Sau khi in xong, thợ in sẽ tiến hành rửa bản in sạch sẽ, để chuẩn bị cho lần in sau.

Quy trình in lưới trên áo thun
Quy trình in lưới trên áo thun

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây của đồng phục Song Phú đã có thể giúp bạn hiểu được phương pháp in lưới là gì, in khung là gì rồi phải không nào, qua đó giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về kỹ thuật in lưới này. Nếu như các bạn còn có thắc mắc gì liên quan đến phương pháp in lụa thì hãy liên hệ ngay với Song Phú nhé. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trong thời gian nhanh chóng.

Tags : in lụa