In lụa trên giấy,thiệp cưới,bao bì giấy

  • 13/11/2020
  • 3227

In lụa(in lưới) trên giấy là một trong những phương pháp in ấn phổ biến nhất hiện nay.Vậy in lụa thiệp cưới, bao bì, túi giấy dễ không?Cùng tìm hiểu sau đây nhé

In lụa trên giấy là kỹ thuật in ấn đã xuất hiện từ rất lâu và được sử dụng rất phổ biến trong ngành in ấn, quảng cáo như: in lụa thiệp cưới, túi giấy, bao bì, lịch treo tường, danh thiếp,... Mặc dù kỹ thuật in lưới trên giấy khá phổ biến hiện nay, thế nhưng vẫn có nhiều người thắc mắc không biết in lụa trên giấy là gì? Có khó không? Nếu như các bạn đang thắc mắc điều này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Tóm tắt:

1. In lụa trên giấy là gì?
2. Ưu điểm của in lưới trên giấy
3. Hướng dẫn in lụa trên giấy
4. In lụa trên thiệp cưới

In lụa trên túi giấy
In lụa trên túi giấy

1. In lụa trên giấy là gì?

In lụa trên giấy cũng giống như kỹ thuật in lụa trên các vật liệu khác, đều cần phải có bàn in, bản in và mực để in ấn. Nhìn chung thì kỹ thuật in lụa trên giấy tương đối dễ hơn trên các vật liệu khác, bởi vì giấy dễ bám mực, mau khô nên không cần phải tốn nhiều thời gian sấy khô sản phẩm.

Giấy là loại nguyên liệu được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống nên có rất nhiều ứng dụng in lụa trên giấy như:

  • In thiệp cưới, thiệp sinh nhật, thiệp noel, thiệp chúc mừng,...
  • In bao bì sản phẩm, túi giấy, giấy gói quà,...
  • In lịch treo tường, in logo, in tên thương hiệu
  • In danh thiếp, tờ rơi, poster, giấy quảng cáo,...
  • In thùng giấy, hộp giấy, tem, nhãn, mã vạch, phiếu bảo hành,...

In lụa trên thiệp, tem, nhãn
In lụa trên thiệp, tem, nhãn giấy

2. Ưu điểm của in lưới trên giấy

In lưới trên giấy được ứng dụng trên nhiều sản phẩm khác nhau như: In trên thiệp cưới, bao bì, tem nhãn, hộp giấy,... Dưới đây nhà những ưu điểm nổi bật của phương pháp in này:

Ưu điểm:

  • Giá rẻ: So với kỹ thuật in ấn khác thì in lụa trên giấy có giá thành rẻ, phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc muốn tự in cho sản phẩm của mình.
  • Tốn ít chi phí: Để mở xưởng in lụa trên giấy tốn rất ít chi phí, kỹ thuật in ấn cũng khá đơn giản dễ học.

Nhược điểm:

  • Chất lượng tạm ổn: Chất lượng hình in lụa trên giấy có thể tạm chấp nhận được, nếu so với hình in offset hay in kỹ thuật số thì hình in không đẹp bằng.
  • Tốn thời gian in: Quy trình thủ công nên tốn nhiều thời gian in, không hiệu quả khi in số lượng lớn.

Ưu điểm của in lụa trên giấy
Ưu điểm của in lụa trên giấy

3. Hướng dẫn in lụa trên giấy

Cũng tương tự như kỹ thuật in lụa trên các vật liệu khác, in lụa trên giấy cũng cần các vật tư sau đây:

Chuẩn bị vật tư để in lụa trên giấy:

  • Bản in lụa(hướng dẫn chụp bản in lụa tại nhà)
  • Mực Tobo in trên giấy
  • Bàn in lụa
  • Dao gạt mực
  • Dung môi và chất phụ gia
  • Quy trình in lụa trên giấy

Bước 1: Chuẩn bị

  • Gắp khuôn in lụa vào bàn in, nhớ dáng bagwn keo lại những vị trí góc cạnh trong khuôn để mực không bị lọt ra ngoài khi in. 
  • Bản in và dao gạt mực phải được lao thật sạch bằng xăng hoặc dầu hôi.
  • Điều chỉnh khuôn lụa thấp xuống vừa tầm làm việc.

Bước 2: Pha mực. Có 2 cách pha mực in lụa trên giấy thường và giấy cao cấp, dưới đây là cách pha mực trên giấy thường.

  • Chuẩn bị: Mực Tobo in trên giấy, chướng dầu, chất nhanh khô(sicatif), dầu hôi và xăng A83.
  • Cách pha: Mực Tobo 100% pha với chướng dầu(khoản 60% so với mực Tobo) trộn đều, rồi pha thêm dầu hôi(khoản 10% so với mực Tobo) tiếp tục trộn đều và pha thêm 1% chất nhanh khô(sicatif), nếu thấy màu hơi đặc thì pha thêm một ít xăng A83 cho lãng. 

Bước 3: Tiến hành in

  • Sau khi pha mực in theo đúng công thức thì đổ một ít lên khuôn lụa, gạt đều để mực thấm qua lưới rồi dính lên mặt giấy cần in. Kiểm ta kỹ lưỡng xem màu sắc đã đạt chuẩn chưa, rồi canh chính xác vị trí để đặt giấy vào in.
  • Khi in nhớ gạt mực đều tay từ trên xuống, giữ khuôn cố định không bị bật lên hay xê dịch. Sau khi in xong đem giấy phơi khô rồi tiếp tục in cái khác.

Bước 4: Vệ sinh khuôn

  • Sau khi in xong cần lau thật sạch khuôn dể dành lần sau in tiếp, lưới phải được lau thật sạch bằng dầu hôi hoặc xăng, cuối cùng tẩm bông dầu ông già để lao cho đến khi không thấy mực in bám trên bông

Bàn in lụa thủ công và bàn in lụa bán thủ công
Bàn in lụa thủ công và bàn in lụa bán thủ công

4. In lụa trên thiệp cưới

Kỹ thuật in lụa được áp dụng rất phổ biến để in thiệp cưới và mực in sử dụng cũng là mực Tobo của Trung Quốc. Nếu như các bạn nắm rõ kỹ thuật in lụa trên thiệp cưới và cách pha chế mực sẽ giúp giảm được chi phí và hạn giá thành sản phẩm, mà vẫn đảm bảo được chất lượng tốt.

Kỹ thuật in lụa trên thiệp cưới
Kỹ thuật in lụa trên thiệp cưới

Pha mực in lụa thiệp cưới: Phương pháp pha mực in lụa trên thiệp cưới cũng tương tự như cách pha mực ở trên, gồm: Mực tobo 100% + 60% chướng dầu + dầu hôi 10% + chất nhanh khô sicatif 1%. 

Kỹ thuật in lụa thiệp cưới: gồm các dụng cụ: Bàn in lụa, khuôn in lụa, mực Tobo và một số chất phụ gia khác. Quy trình in lụa thiệp cưới cũng tương tự như đã hướng dẫn ở trên. Tuy nhiên, Mực in lưới trên thiệp cưới có rất nhiều chủng loại khác nhau như: Mực bóng, mực mờ, mực đục, mực trongg, mực dạ quang, mực kim tuyến, mực lam quang,...

Hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ nhỏ trên đây của đồng phục Song Phú đã có thể giúp bạn dễ dàng hiểu được kỹ thuật in lụa trên giấy, in lụa thiệp cưới rồi phải không nào. Nếu như các bạn còn có thắc mắc gì liên quan đến kỹ thuật in lưới trên giấy thì hãy liên hệ ngay với Song Phú để được giải đáp nhé. CẢM ƠN BẠN ĐÃ XEM BÀI VIẾT

Tags : in lụa