Vòng tròn màu sắc và cách pha màu

  • 12/11/2020
  • 58788

Hiểu về vòng tròn màu sắc là điểm khởi đầu trong thiết kế, trang trí, pha màu cũng như các hình thức nghệ thuật chú trọng màu sắc như:Hội họa, in ấn, trời trang

Vòng màu sắc sẽ giúp bạn pha màu dễ dàng hơn, nhanh chóng tạo ra được những màu sắc thú vị, đúng với mong muốn của mình. Đặc biệt trong hôi họa, pha màu, in ấn, bạn sẽ cảm thấy rất thú vị khi pha ra được những màu giống trong thiết kế hay đơn giản là mix đồ với quần áo nhiều màu sắc mặc thường ngày. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vòng tròn màu sắc này nhé.

Tóm tắt:

1. Vòng màu sắc là gì?
2. Cách pha màu
   2.1 Pha màu nóng
   2.2 Pha màu lạnh
   2.3 Pha màu trung tính
   2.4 Pha màu tương đồng
   2.5 Pha màu dương tính
   2.6 Pha màu ấm tính
   2.7 Pha màu tương phản
   2.8 pha màu chủ đạo
   2.9 Pha màu độc sắc
   2.10 Pha màu hấp thụ

Bánh xe màu sắc cơ bản
Bánh xe màu sắc cơ bản

1. Vòng tròn màu sắc là gì?

Nó tạo ra từ 12 sắc thái màu hoặc mở rộng hơn theo quy tắc giao thoa màu với nhau. 12 sắc thái màu cơ bản trong vòng tròn màu sắc bao gồm: Màu cấp 1(cơ bản), màu cấp 2, màu cấp 3. 

Ý nghĩa của vòng màu sắc
Ý nghĩa của vòng màu sắc

Màu cấp 1: Gồm 3 màu cơ bản, theo lý thuyết thì khi pha trộn chúng với nhau theo tỉ lệ nhất định sẽ tạo ra tất cả các màu còn lại. Đặc biệt, 3 màu này trộn cùng tỉ lệ với nhau sẽ cho ra màu đen.

  • Màu đỏ - Red
  • Màu vàng - Yellow
  • Màu xanh dương - Blue

Màu cấp 2: Màu cấp 2 gồm 3 màu: Màu Cam - Orange , Màu xanh lá - Green và Màu Tím - Purple. Được tạo ra bằng cách pha 2 màu cơ bản với nhau. Lưu ý: Pha với tỉ lệ bằng nhau

  • Màu Cam - Orange (  Pha màu đỏ + Màu vàng )
  • Màu xanh lá - Green ( Pha màu vàng + Màu xanh )
  • Màu Tím - Purple ( Pha màu xanh + Màu đỏ)

Màu cấp 3: Màu cấp 3 gồm có 6 màu: Màu cam vàng - yellow orange, Màu cam đỏ - orange red, Màu tím lam - Blue violet, Màu tím đỏ - Red violet, màu lục lam - Blue green và Màu Lục vàng - Yellow green. Cũng tương tự như trên, những màu cấp 1 và cấp 2 đứng cạnh nhau được pha theo tỉ lệ bằng nhau sẽ cho ra màu cấp 3. 

  • Màu cam vàng - yellow orange. ( Pha Màu Cam - Orange + Màu vàng - Yellow)
  • Màu cam đỏ - orange red ( Pha Màu đỏ - Red + Màu Cam - Orange )
  • Màu tím lam - Blue violet ( Pha Màu xanh dương - Blue + Màu Tím - Purple )
  • Màu tím đỏ - Red violet ( Pha Màu đỏ - Red + Màu Tím - Purple )
  • màu lục lam - Blue green ( Pha Màu xanh dương - Blue + Màu xanh lá - Green )
  • Màu Lục vàng - Yellow green ( Pha Màu vàng - Yellow + Màu xanh lá - Green )

Tóm lại: Từ 12 màu thuộc 3 cấp độ nói trên gộp thành vòng tròn màu sắc, độ đậm nhạt của màu sắc khi ta pha thêm màu trắng hoặc không pha màu trắng. Từ vòng tròn màu này sẽ gợi ý cho chúng ta cách phối màu sắc theo nhiều tỉ lệ khác nhau để tạo ra những màu mong muốn của mình. Ngoài ra, chúng ta còn có thể tạo ra màu bậc 4,5,6,... Bằng cách pha cách pha các phân lượng màu bằng màu giữa các màu liền kề trong bánh xe tròn màu sắc.

Phối màu quần áo theo màu tương phản
Phối màu quần áo theo màu tương phản

2. Pha màu trong vòng tròn màu sắc

Dựa vào vòng tròn màu mà người ta phân thành các gam màu như: Màu nóng, lạnh, trung trính, màu tương phản, màu tương đồng,... Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé:

Màu nóng lạnh trong vòng tròn màu sắc
Màu nóng lạnh trong vòng tròn màu sắc

2.1 Pha màu nóng

Là những màu gây nên cảm giác nóng, ấm, kích thích thị giác, gồm các màu ngã đỏ như: Màu đỏ, màu vàng, màu cam vàng, màu cam đỏ.

2.2 Pha màu lạnh

Là những màu gây cảm giác mát mẻ, dễ chịu, lạnh lẽo, gồm các màu ngã xanh như: Màu lục, màu vàng lục, màu lục lam, làm lam, màu tím làm, màu tím đỏ, màu tím.

2.3 Pha màu trung tính

Là những màu kết hợp giữa trắng và đen tạo ra như màu xám hoặc những màu không thuộc nóng và lạnh như: Màu xám do đen pha với trắng, màu xám do 2 màu tương phản pha với nhau, màu xám do 3 màu chính pha với nhau.

Màu trung tính là những màu pha với nhau tạo thành màu xám
Màu trung tính là những màu pha với nhau tạo thành màu xám

2.4 Pha màu tương đồng

Là những màu trông khá giống nhau, là nhóm màu đứng cạnh nhau trong vòng tròn màu sắc. Ví dụ: Màu đỏ vàng bổ trợ cho màu đỏ.

Màu tương đồng là những màu nằm liền kề nhau
Màu tương đồng là những màu nằm liền kề nhau

2.5 Pha màu dương tính

Là những màu tạo ra từ nguồn sáng. Ví dụ: 3 màu cơ bản đỏ + xanh da + xanh lá phối với nhau sẽ tạo ra màu trắng.

2.6 Pha màu âm tính

Là những màu hấp thụ ánh sáng. Ví dụ: Màu xanh lục + màu cánh sen + màu đỏ + màu vàng sẽ tạo ra màu nâu đen. 

Lưu ý: Khi phối màu dương tính cơ bản với nhau sẽ cho ra màu âm tính cơ bản, hiểu được điều nay sẽ giúp bạn có thể chỉnh sửa tông màu mà không cần phải pha lại.

2.7 Màu tương phản

Đó là các màu đối kháng nhau, khi chúng đứng cạnh nhau sẽ cùng làm nổi bật nhau. Trên vòng tròn màu đó là các màu đối xứng qua tâm vòng tròn.

Những màu tương phản nằm đối diện nhau trong vòng tròn màu sắc
Những màu tương phản nằm đối diện nhau trong vòng tròn màu sắc

2.8 Màu chủ đạo

Màu chiếm diện tích trội nhất trong toàn bộ không gian thiết kế, chi phối toàn bộ hoà sắc của không gian. Một không gian trang trí có màu chủ đạo như một bản nhạc có chủ âm. Màu chủ đạo còn tuỳ thuộc vào đề tài, không gian, thời gian, vị trí sử dụng, tâm sinh lý người sử dụng, ý đồ, tình cảm.

Màu chủ đạo 2021 là màu vàng và màu xám
Màu chủ đạo 2021 là màu vàng và màu xám

2.9 Màu độc sắc

Là tên gọi của loại không gian thiết kế chỉ sử dụng một màu pha với trắng và đen tạo sự liên kết các sắc độ một cách tinh tế.

Màu độc sắc là 1 màu duy nhất pha đậm hoặc nhạt
Màu độc sắc là 1 màu duy nhất pha đậm hoặc nhạt

2.10 Màu hấp thụ

Trong in ấn, khu ta dùng mực có màu để tạo ra các phần tử in rồi chiếu lên trên nó với các nguồn sáng quang phổ màu sắc khác nhau (ví dụ như màu trắng là loại có vùng quang phổ nhiều nhất), thì mực này sẽ hoàn toàn hấp thụ một vài vùng quang phổ và sau đó tạp ra đặng trưng riêng cho màu sắc mực in.

Hiệu ứng hập thụ màu sắc của màu
Hiệu ứng hập thụ màu sắc của màu

Ví dụ: bạn có một logo muốn in lên giấy trắng, rồi khi đem ra ngoài trời, ánh sáng tự nhiên của mặt trời chiếu lên logo. Mắt người nhìn được 7 cùng quang phổ của ánh sáng mặt trời là tím, lam, chàm, lục, vàng, cam, đỏ. 7 vùng này khi chiếu lên logo, thì màu xanh mực chỉ phản xạ ra đúng quang phổ màu xanh lên mắt chúng ta, còn các vùng khác thì sẽ hoàn toàn hấp thụ. Vì vậy nên chúng ta mới thấy logo có màu xanh.
 

Hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ nhỏ trên đây của đồng phục Song Phú đã có thể giúp bạn dễ dàng hiểu được vòng tròn màu sắc là gì rồi phải không nào. Nếu như các bạn còn có thắc mắc gì liên quan đến phối màu thì hãy liên hệ với Song Phú để được hỗ trợ giải đáp nhé. CẢM ƠN BẠN ĐÃ XEM BÀI VIẾT.