Các công nghệ in lưới hiện nay

  • 04/11/2020
  • 3007

Công nghệ in lưới có lẽ đã không còn xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người không biết cách in lưới là gì?Cách làm khuôn in lưới thế nào?

Công nghệ in lưới là một trong những phương pháp in ấn được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, chuyên sử dụng để in trên vải, trên giấy, túi nilon, thiệp cưới,... Vậy có bao giờ bạn thắc mắc tự hỏi rằng in cách lưới là gì? Cách làm khuôn in lưới như thế nào? hay dạy in lưới ở đâu không? Vậy thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Tóm tắt:

1. Cách in lưới cơ bản
2. Cách làm khuôn in lưới thế nào?
   2.1 Cách làm khuôn in lưới
   2.2 Chụp phim in lưới
3. Công nghệ in lưới hiện nay
4. Dạy in lưới ở đâu?

Mẫu in lưới trên áo thun thời trang
Mẫu in lưới trên áo thun thời trang

1. Cách in lưới cơ bản

In lưới(in lụa) là một trong những kỹ thuật in ấn cơ bản nhất hiện nay, mặc dù kỹ thuật này đã xuất hiện từ rất lâu nhưng vẫn được sử dụng rất phổ biến, một phần là nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong in lưới, đã giúp nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩn nên được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Cách in lưới cơ bản hiện nay:

  • Bước 1: Hình cần in sẽ được chụp lên mặt khuôn lưới có các lỗ nhỏ li ti, độ rộng khít của mắt lưới phụ thuộc vào mực in.
  • Bước 2: Thợ in sẽ kéo dao in trên lưới để mực lọt xuống và bám trên bề mặt vật liệu cần in như: Giấy, vải, nilon,...
  • Bước 3: Sau khi in xong, bản in sẽ được rửa sạch và để dành cho lần in sau.

Cách in lưới cơ bản
Cách in lưới cơ bản

  • A: Mực in lưới
  • B: Dao gạt mực
  • C: Phần lưới được làm rỗng
  • D: Phần lưới được bít keo
  • E: Khuôn lưới có thể bằng gỗ hoặc nhôm
  • F: Hình in lưới trên sản phẩm

2. Cách làm khuôn in lưới thế nào?

Khuôn in lưới được làm chủ yêu bằng gỗ hoặc kim loại nhẹ, trên mặt khuôn sẽ được căng 1 tấm lưới lụa mỏng để mực in có thể thấm qua khi in. Quy trình chụp phim lên khuôn là bít những chổ không cần in và chừa ra những chổ rỗng để mực in thấm xuyên qua. Dưới đây là cách làm khuôn in lưới cơ bản:

2.1 Làm khuôn in lưới

Khuôn in lưới đóng vai trò rất quan trọng trong kỹ thuật in lưới, dưới đây là các bước cơ bản để làm khuôn in:

  • Xác định kích thước khuôn in: Khuôn in lưới hiện nay chủ yếu là hình chữ nhật, kích thước khung tùy thuộc vào kích thước hình cần in trên sản phẩm. Chiều dài khuôn là chiều dài hình in cộng thêm 10-15cm khoản cách 2 đầu hình in so với phần lưới bên trong. Chiều rộng của khuôn in phải lớn hơn chiều rộng của hình in từ 5-6cm, tính từ mép khuôn tới mép ngoài hình in.
  • Chọn tiết diện khuôn in: Chiều rộng của tiết diện thành khuôn bằng hoặc cao hơn chiều cao của chúng, bởi vì nếu chiều rộng tiết diện khuôn quá nhỏ thì khi căng khuôn lưới, thành khuôn sẽ bị cong và chiều cao thành khuôn quá lớn sẽ gây khó khăn gạt mực in.
  • Làm khuôn in lưới bằng gỗ: Các bạn có thể sử dụng thanh gỗ tiết diện 7,5x5cm hoặc 5x4cm hoặc 4x3cm hoặc 2,5x2,5cm, lựa chọn kích thước thanh gỗ phụ thuộc vào kích thước khung in lớn hay nhỏ. Thanh gỗ làm khuôn phải được làm nhẵn bề mặt, gỗ làm khuôn phải có độ dài bằng nhau. Sử dụng phương pháp ghép mộng khi làm khuôn gỗ sẽ chắc chắn hơn, khi bắng đinh thì lưu ý bắng chéo vào nhau, từ thành gỗ ngoài xuyên qua mộng rồi đến thanh gỗ dưới. Sau đó làm nhẵn mặt khuôn và căn lưới lên phía trên.
  • Làm khuôn lưới bằng nhôm: Cắt các thanh nhôm thành 4 đoạn, sau đó dùng máy hàng các góc lại với nhau, sau khi hàn chết gốc xong thì dùng máy mài nhẵn bề mặt khuôn. Sau đó tiến hành căng lụa trên khuôn in.

Bàn in lưới cơ bản
Bàn in lưới cơ bản

2.2 Chụp phim in lưới

Hiện nay phương pháp chụp phim bằng keo cảm quan được sử dụng phổ biến nhất, với phương pháp này thợ in có thể sao chép hầu như tất cả các hình ảnh mà vẫn giữ được kích thước chân thực của nó. Chụp phim in lưới đựa chia làm 2 công đoạn đó là: Thiết kế và chụp bản in lưới.

  • Thiết kế: Hình cần in sẽ được thiết kế trên máy tính bằng phần mềm corel, sau đó tách lớp màu in rồi in ra giấy can hoặc phim nhựa, mỗi màu in sẽ làm một phim tương ứng để chuyển tải lên từng khuôn in lưới.
  • Chụp bản in lưới: Quy trình này được tiến hành trong phòng tối, lưới lụa sẽ được quét 1 lớp keo cảm quan, sau đó đặt phim cần in lên lưới và chiếu ánh sáng lên khuôn in, sau đó dùng nước xoa nhẹ lên khuôn in, phần bị che bởi hình in sẽ bị tan trong nước(do không được chiếu sáng) và phần không bị che sẽ không bị tan đi. Thao tác làm rỗng hình cần in trên lưới là kỹ thuật chụp bản in lưới.

Kỹ thuật in lưới
Kỹ thuật in lưới

3. Công nghệ in lưới hiện nay

Hiện nay, công nghệ in lưới được áp dụng trên rất nhiều sản phẩm khác nhau như: In trên vải, trên giấy, gỗ, nilon, thủy tinh,... Ngoài ra còn được sử dụng để in trên gốm sứ, gách men. Dưới đây là quy trình in lưới thường thấy:

  • Làm khuôn in: Bản in có thể được làm bằng gỗ hoặc nhôm, sau đó căng một lớp lưới mỏng bên trên.
  • Chụp bản: Để tiến hành chụp bản in lưới, người ta tiến hành pha keo cảm quang với bột bắt sáng, sau đó quét một lớp mỏng lên khuôn lưới, dáng phim cần in lên trên và đặt lên bàn có đèn sáng mạnh bên dưới trong 2-3 phút, xịt nhẹ qua nước, phầm keo bị ánh sáng chiếu vào sẽ không bị tan, còn phần keo bị che chắn bởi phim sẽ bị tan hết, tạo phần rỗng trên bảng in. Sau đó phơi khô và in được.
  • Pha màu: Màu in được pha hoàn toàn bằng tay, công thức pha màu: 90% chướng in + 10% cốt màu.
  • Canh tay kê và in: Sau khi đã có bản in, thợ in sẽ tiến hành định vị khuôn in, canh tay kê và in thử lên sản phẩm, độ đẹp của hình in phụ thuộc vào chất liệu và tay nghề thợ in.
  • Tẩy bản: Sau khi in xong, bảng in sẽ được tẩy sách để dành cho lần in sau.

Công nghệ in lưới bằng tay
Công nghệ in lưới bằng tay

Công nghệ in lưới bằng máy
Công nghệ in lưới bằng máy

4. Dạy in lưới ở đâu?

Phương pháp in lưới đòi hỏi người thợ in phải có tay nghề cao, nắm vững kiến thức pha chế màu in. Nếu như bạn muốn tìm hiểu hoặc học thêm nghề in lụa thì cần phải có thầy dạy rõ ràng, bởi vì in lụa là kỹ thuật nghề truyền nghề chứ không có tài liệu chính xác, đầy đủ để bạn tham khảo. 

"Dạy in lưới ở đâu?" là câu hỏi được rất nhiều bạn tìm kiếm hiện nay, nếu như các bạn chưa biết bắt đầu học in lưới như thế nào thì có thể tham khảo tại đây. Lưu ý: Các bạn bên tìm đến những nơi dạy in lưới gần chổ mình nhất để tiện đi lại nhé.

Học nghề in lưới ở đâu?
Học nghề in lưới ở đâu?

Dạy in lụa Đức Tuấn - TPHCM:

  • Cơ sở 1:   78/4 Phạm Văn Chiêu, P.14, Q. Gò Vấp. TPHCM
  • Cơ sở 2: 97/2  Nguyễn Thị Tú – P. Bình Hưng Hòa B – Q. Bình Tân – Tphcm ( Ngay ngã 4 Gò Mây ” Lê Trọng Tấn” nối dài)
  • Hotline: 0962.17.3938.

Dạy in lụa Trần Vũ - Hà Nội:

  • Địa chỉ: Ngõ 12, Phố Mễ Trì Hạ, Nam Từ Liêm Hà Nội
  • Hotline: 0973928989

Dạy in lụa tại áo thun XU XU - Đồng Nai:

  • Địa chỉ: 20/9B, KP.6, P. Tam Hiệp, TP. Biên Hòa, Đồng Nai
  • Hotline: 076 771 0030

Hy vọng rằng những thông tin chia sẻ nhỏ trên đây của đồng phục Song Phú đã có thể giúp bạn dễ dàng hiểu được cách in lưới cơ bản rồi phải không nào, nếu như các bạn còn có thắc mắc gì liên quan đến cách làm khuôn in lưới, công nghệ in lưới hay dạy in lưới ở đâu thì hãy liên hệ ngay với Song Phú để được hỗ trợ thêm nhé. CẢM ƠN BẠN ĐÃ XEM BÀI VIẾT

Tags : in lưới