Các loại vải may áo thun đồng phục được sử dụng phổ biến hiện nay
- 03/12/2022
- 861
Xu hướng may áo đồng phục thân thiện với môi trường ngày càng được ưa chuộng. Cùng tìm hiểu cách phân loại vải may áo thun đồng phục ngay sau đây nhé.
Đồng phục công ty là một loại trang phục đặc biệt được sử dụng để mặc đi làm hằng ngày. Thiết kế áo đồng phục công ty cần dựa trên tính chất và đặc điểm của công việc, ngành nghề khác nhau sẽ phù hợp với loại trang phục khác nhau. Vậy có tất cả bao nhiêu lại vải may áo thun đồng phục được sử dụng hiện nay? Hãy cùng đồng phục tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Áo đồng phục cổ bẻ may bằng vải thun cá sấu
Tìm hiểu thêm: Top 30+ Các loại vải thun bán chạy nhất hiện nay
1. Chất liệu vải cotton may áo thun đồng phục
Xu hướng hiện nay của các doanh nghiệp là sử dụng áo đồng phục thân thiện với môi trường. Vì vậy, chất liệu vải thun cotton rất được ưa chuộng sử dụng trong hầu hết thiết kế, chiếm hơn 70% các loại áo đồng phục được sử dụng hiện nay.
- Chất liêu vải thun này có đặc điểm là làm từ sợi cotton (sơi bông) tự nhiên nên không chứa chất độc hại, an toàn với sức khỏe người sử dụng. Điểm hạn chế của loại chất liệu vải cotton này là độ bền không cao nên thường sử dụng trong môi trường bình thường.
- Hiện nay, chất liệu cotton được sử dụng để dệt ra rất nhiều loại vải, màu sắc khác nhau để khách hàng chọn lựa. Dưới đây là một số chất liệu vải thun cotton được sử dụng phổ biến để may áo đồng phục:
- Phân loại vải theo thành phần cotton:
- Vải thun cotton 100%: Thành phần 100% Cotton, hoặc có pha 3%-5% spandex
- Vải thun cotton CVC: Thành phần65% Cotton – 35% polyester
- Vải thun cotton TC: Thành phần là 35% cotton và 65% PE
- Vải thun Rayon (vải Viscose,vải thun dẻo visco): Thành phần là sợi Viscose (hay còn gọi là sợi rayon) làm từ bột gỗ, tre, nứa
- Vải thun Bamboo (vải sợi tre): Thành phần là sợi Rayon (tổng hợp xenlulose từ cây tre)
- Vải thun Modal: Thành phần là sợi Rayon (tổng hợp từ xenlulose cây sồi)
- Phân loại theo cách dệt ta có các loại vải thun cotton sau đây:
- Vải thun cá sấu: Thành phần là cotton 100% hoặc cotton pha polyester
- Vải thun cá mập: cotton 100% hoặc cotton pha polyester
- Vải thun Jersey (còn được gọi là vải Single Jersey, sẹc xây, vải thun trơn), bao gồm các loại vải: Vải thun trơn, vải thun interlock và vải thun Rib(borip)
- Ưu điểm: của vải thun cotton là bề mặt vải rất đẹp, mềm mại, co giãn tốt nên được sử dụng để may áo đồng phục, quần áo thời trang, đầm váy, chăn drap, gối, nệm,... Đặc biệt, hình in trên vải cotton rất sáng màu, có khả năng quảng bá thương hiệu rất tốt.
- Hạn chế: Do làm từ sợi thiên nhiên nên giá thành cao. Độ bền của vải không cao, rất dễ bị nhăn sau khi giặt nên cần phải bảo quản cẩn thận.
Chất liệu vải cá sấu poly may áo thun đồng phục
Tìm hiểu thêm: Chất cotton là gì?Ưu điểm chất liệu cotton là gì?
2. Chất liệu vải polyester may áo thun đồng phục
Sợi polyester có đặc tính nhẹ, dễ sản xuất và độ bền cao nên được sử dụng rất phổ biến để dệt vải may quần áo. Chất liệu polyester sử dụng để dệt ra rất nhiều loại vải khác nhau:
Phân lại vải theo thành phần sợi polyester:
- - Vải Polyester(vải poly): Thành phần là Polyester sợi dài, hoặc có pha thêm Spandex để tăng co giãn
- - Vải thun PE(Vải Su): Thành phần là Polyester sợi ngắn, có pha thêm sợi spandex để tăng thêm độ co giãn.
- - Vải thun nylon: Thành phần là sợi Nylon, hoặc có pha thêm Spandex để tăng co giãn
- - Vải thun Microfiber: Thành phần là các sợi nhân tạo như Polyester, hoặc nylon nhưng sợi Microber rất mảnh, chỉ bằng 1/5 sợi tóc nên vải rất mịn, mềm.
Phân loại theo cách dệt vải:
- - Vải cá sấu poly (cá sấu thái): Thành phần là 100% sợi poly hoặc pha thêm sợi Spandex để tăng co giãn.
- - Vải cá mập poly: Thành phần là 100% sợi poly
- - Vải Thun da cá (hay vải vảy cá, vải French Terry): Thành phần là 100% sợi polyester. Thường dùng dể may áo khoác, áo lạnh, áo chống rét hoặc chống nắng.
- - Vải thun mè: Thành phần là 100% sợi polyester
- - Vải thun lạnh: Thành phần là 100% sợi polyester hoặc pha thêm sợi Spandex để tăng co giãn.
- - Vải bóng cào: Thành phần thường là sợi nhân tạo (polyester, nylon). Vải khá nhẹ và bền thường dùng may quần áo thể thao, áo gió.
- - Vải Thun Lycra (vải Spandex): Thành phần là sợi polyester pha với sợi co giãn Spandex với tỉ lệ cao (khoản 30%) để tăng độ co giãn. Chất vải này thường sử dụng để may đồ bơi, quần áo tập gym, đồ thể thao.
- Ưu điểm: Chất liệu vải thun polyester có độ bền rất cao, có khả năng thoát ẩm, chống nước, chống bám bẩn, nấm mốc và vi khuẩn rất tốt, có lẽ vì vậy mà chất liệu vải thun poly thường được sử dụng để may quần áo thể thao hoặc áo đồng phục có độ bền cao. Ngoài ra, bền mặt vải trơn bóng rất đẹp, không có lông, không bị nhăn hoặc co rút trong quá trình sử dụng. Đặc biệt, chất liệu vải này rất phù hợp để in chuyển nhiệt trên áo.
- Nhược điểm: Do tính hấp thụ nhiệt của sợi poly nên mặc lâu ngoài trời nắng sẽ có cảm giác hơi nóng bức khó chịu. Tuy nhiên, nếu sử dụng làm vải may áo thun đồng phục cho nhân viên văn phòng thì rất mát mẻ, dễ chịu.
Mẫu áo thun đồng phục đẹp
Tìm hiểu thêm: Thun poly là gì?Nhận biết vải thun poly và PE
Tóm lại, việc sử dụng chất liệu vải may áo thun đồng phục đòi hỏi phải hiểu rõ đặc điểm của chúng, đồng thời phải có tư duy đột phá và khả năng sáng tạo sao cho thiết kế ấn tượng nhất. Nếu bạn có bất kỳ điều gì cần hỗ trợ tư vấn về lựa chọn chất liệu vải hay thiết kế áo đồng phục thì hãy để các chuyên gia của đồng phục Song Phú giúp bạn giải đáp nhé.