Dụng cụ thêu tay cơ bản cho người học

  • 15/06/2021
  • 3969

Dụng cụ thêu tay cơ bản gồm có:Kim,chỉ,khung thêu và các phụ kiện liên quan đến thêu thùa.Cùng tìm hiểu rõ hơn về các dụng cụ thêu tay trong bài viết này nhé

Thêu tay là bộ môn nghệ thuật đòi hỏi kĩ năng rất cao cùng niềm đam mê nghệ thuật sâu sắc. Các sản phẩm thêu tay không chỉ đơn thuần là hàng hóa, mà nó còn là tác phẩm nghệ thuật. Hiện nay có rất nhiều chị em bước vào nghề thêu tay vẫn luôn phân vân không biết mình cần chuẩn bị dụng cụ thêu tay gì? Trong bài viết sau đây, đồng phục Song Phú sẽ giới thiệu đến các chị em cần chuẩn bị dụng cụ thêu tay gì trước khi bắt đầu vào nghề.

Tóm tắt:

1. Dụng cụ thêu tay cơ bản
2. Một số mẹo nhỏ khi học thêu tay
   2.1 Thêu tay áo
   2.2 Thêu họa tiết trên vải
   2.3 Cách dùng chỉ thêu
   2.4 Cách dùng kim thêu
   2.5 Phối màu chỉ thêu

Sét dụng cụ thêu tay
Sét dụng cụ thêu tay

1. Dụng cụ thêu tay cơ bản

Chỉ thêu:

Lợi thế lớn nhất khi thêu tay đó là chỉ thêu có rất nhiều màu sắc với chất lượng cực tốt. Chính nhờ sự đa dạng này mà những tác phẩm tranh thêu tay thường có sự phối màu rất tốt, tạo nên sự uyển chuyển, hài hòa, sống động như thật. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chỉ thêu với nhiều màu sắc khác nhau, nhưng tốt nhất các bạn nên sử dụng chỉ cotton vì dễ thêu, giá rẻ và có nhiều màu sắc chọn lựa.

Khung thêu:

Khung thêu có tác dụng làm căng mặt vải giúp bạn thêu dễ dàng hơn. Khung thêu cũng có rất nhiều kích thước để các bạn lựa chọn. Khi mới bắt đầu thêu các bạn nên mua 2-3 cái khung nhỏ để thêu được nhiều vị trí trên vải mà không cần phải tháo ra, lắp vào làm biến dạng hình thêu.

Khung thêu tay tròn
Khung thêu tay tròn

Kim thêu:

Đã có chỉ thêu thì chắc chắn phải có kim thêu rồi. Kim dùng để thêu tay có rất nhiều loại với kích thước khác nhau để phù hợp với từng loại chỉ. Nên chọn kim thường từ số 8 đến số 11, kim DMC, Kim Đức,...

Kim thêu tay
Kim thêu tay

Kéo cắt chỉ:

Kéo cắt chỉ hoặc kéo bấm chỉ là dụng cụ thêu tay rất cần thiết giúp bạn cắt chỉ dễ dàng hơn khi cần chuyển màu thêu hoặc loại bỏ chỉ thừa không cần thiết.

Kéo cắt chỉ
Kéo cắt chỉ

Bút vẽ trên vải:

Bút dùng để vẽ hình cần thêu trên vải.Nếu như bạn không có năng khiếu vẽ thì hãy in hình cần thêu ra giấy, sau đó đục lỗ kim trên đường nét cần thêu, đặt lên tấm vải và dùng bút tô lên phần đục lỗ để lấy dấu. Sau khi thêu theo đường mực vẽ của bút, các bạn chỉ cần lấy nước thấm nhẹ, đường bút vẽ trên vải sẽ sạch ngay.

2. Một số mẹo nhỏ khi học thêu tay

Thêu tay là công việc mất khá nhiều thời gian, dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp các bạn có thể thêu tay dễ dàng hơn:

2.1 Thêu tay áo

Thêu tay trên cổ áo bị khuyết khi căn khung, thì chúng ta khâu thêm miến vải vào phần thiếu rồi căng khung bình thường, sau khi thêu xong thì tháo miếng vải ra.

Thêu trên tay áo thì phải tháo tay áo ra thêu, sau đó ráp lại.

Thêu phần bầu ngực là nơi vải cao nhô hẳn lên nên khi căng khung thì điểm bầu ngực đó nên căng sát mép khung tròn.

Thêu trên vải thun co giãn thì lót một miếng giấy sau vải, căn khung rồi mới thêu, cách này sẽ giúp hình thêu không bị biến dạng.

Một số mẹo nhỏ khi thêu tay
Một số mẹo nhỏ khi thêu tay

2.2 Thêu họa tiết trên vải

Vẽ trực tiếp: Sử dụng bút vẽ trên vải để vẽ trực tiếp hình cần thêu lên vải.

In bằng giấy than: Đặt giấy than nhẹ nhàng lên vải, đặt tờ giấy có hình cần thêu lên trên, dùng bút đồ lại những đường cần thêu. Ấn viết càng mạnh thì đường in rõ nét và dễ thêu hơn.

In bằng giấy can: Hoạ tiết được vẽ trên giấy can , sau đó dùng kim xâm lỗ theo nét vẽ , hoà dung dịch dầu hoả và bột màu khô rồi nhúng miếng mút hay miếng vải vào , vắt bớt nước , xoa trên giấy can được đặt sẵn trên nền vải cần in. Với cách dùng giấy can ta cũng có thể dùng bút nhũ để tô theo nét kim xâm.

2.3 Cách dùng chỉ thêu

Sử dụng chỉ cotton mang đến vẻ đẹp mộc mạc, đơn giản, nhưng không kém phần tinh tế. Chỉ cotton thường được sử dụng thêu lên nền vải dày, vải có độ thô, ít co giãn.

Sử dụng chỉ tơ cho những họa tiết thêu sắc nét, sang trọng và phù hợp thêu trên vải mỏng, mềm mại, có độ bóng cao.

Không có quy định nào về việc lựa chọn chỉ thêu cả, mà chỉ đơn giản là theo sở thích cá nhân và thế mạnh cuuar mình.

2.4 Cách dùng kim thêu

Khi thêu trên vải dày thì dùng kim to để tăng mật độ sợi chỉ lên.

Khi thêu trên vải mỏng thì chọn kim nhỏ và tất nhiêu dùng ít sợi chỉ hơn.

Kim số 11(10) phù hợp thêu lượt vặn, đâm xô, bó hạt, đấu đầu,...

Kim số 8-9 phù hợp thêu mũi sa hạt, móc xích.

2.5 Phối màu chỉ thêu

khi ta có khả năng tưởng tượng ta hãy tưởng tưởng khi ánh sáng mặt trời chiếu từ hướng nào về hoạ tiết thì chỗ nào bị chiếu vào màu sẽ sáng hơn, chỗ nào bị che khuất màu sẽ đậm hơn 

khi ta không biết phối như thế nào thì nhìn ảnh thật của hoạ tiết và làm theo , đánh dấu khoanh vùng vị trí của màu để thay màu chỉ 

khi ta không có khả năng sáng tạo về màu sắc thì hãy làm theo tông màu ( cùng tông có độ đậm nhạt )

khi ta có khả năng thẩm mỹ về màu sắc thì ta tự do pha màu

Hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ trên đây của đồng phục Song Phú đã giúp các bạn biết cách lựa chọn dụng cụ thêu tay cho mình. Mời các bạn ghé thăm website đồng phục Song Phú để tham khảo thêm nhiều bài viết hay về cách thêu tay nhé.

Tags : thêu tay