Thêu lướt vặn là gì?Tất tần tật về thêu lướt vặn
- 19/07/2021
- 6410
Thêu lướt vặn(Stem Stitch) hay còn gọi là "thêu thụt lùi". Mũi thêu lướt vặn được ứng dụng nhiều để thêu đường viền, cành lá, hoa và các họa tiết trang trí
Mũi thêu lướt vặn(Stem Stitch) có lẽ là một trong những mũi thêu cơ bản và dễ thực hiện nhất. Tuy nhiên, thực tế lại có rất nhiều mũi thêu tương tự như mũi thêu lướt vặn, khiến nhiều người nhầm lẫn khi học. Vì vậy, bài viết này sẽ hướng dẫn tất tần tật về mũi thêu lướt vặn(Stem Stitch) để bạn tham khảo.
Tóm tắt:
1. Hướng dẫn mũi thêu lướt vặn 2. Mũi lướt vặn và mũi outline stitch 3. Thêu đường cong bằng mũi thêu lướt vặn 4. Thêu góc bằng mũi thêu lướt vặn
Hướng dẫn thêu mũi lướt vặn
1. Hướng dẫn mũi thêu lướt vặn(Stem Stitch)
Cách thêu lướt vặn - Hình 1
Bước 1: Đưa kim lên tại điểm đầu tiên và tạo một đường thêu thẳng, sau đó đưa kim lên một lần nữa và lần này là ở giữa đường may đầu tiên.
Bước 2: Thực hiện một đường thêu thẳng khác.
Cách thêu lướt vặn - Hình 2
Bước 3: Tiếp tục đưa kim lên một lần nữa tại điểm kết thúc của đường thêu trước đó. Tiếp tục để hoàn thành hết đường thêu.
Bước 4: Sau khi hoàn thành đường thêu lướt vặn sẽ giống như thế này.
2. Mũi thêu lướt vặn(Stem Stitch) và mũi thêu outline stitch
Nếu nhìn sơ qua thì mũi thêu outline stitch giống hệt như mũi thêu lướt vặn(Stem stitch), ngoại trừ việc thêu từ trái sang phải, kim sẽ đi dưới đường chỉ đang làm việc.
Trong hình dưới, dòng trên cùng là đường thêu outline stitch và bên dưới là đường thêu lướt vặn. Bạn có thể thấy, chúng không khác nhau, ngoại trừ cách duy chuyển hướng kim khi thêu.
So sánh mũi thêu lướt vặn và mũi thêu outline stitch
3. Thêu đường cong bằng mũi thêu lướt vặn
Bí quyết để thêu đường cong bằng mũi thêu lướt vặn là sử dụng mũi thêu nhỏ hơn. Đường cong càng thắt chặt, thì mũi thêu của bạn càng nhỏ.
Thêu đường cong bằng mũi lướt vặn
4. Thêu góc bằng mũi thêu lướt vặn
Thông thường, sau khi hoàn thành mũi thêu lướt vặn ở điểm cuối ở gốc, bạn không thể thực sự bắt đầu một đường mới từ cùng một điểm. Trong trường hợp này, chỉ cần bắt đầu một đường thêu khác để tạo một đường may thẳng từ hướng khác.
Lúc này, sẽ có vấn đề phát sinh. Đó là phần đầu và phần cuối của đường thêu quá mỏng so với phần thân. Điều này xảy ra khá thường xuyên và không được chú ý. Hãy để tôi chỉ cho bạn cách bắt đầu và kết thúc đường thêu lướt vặn mà không bị như vậy.
Cách bo góc bằng mũi lướt vặn
Tôi sẽ bắt đầu làm một ví dụ minh họa sau đây:
Hướng dẫn bo góc bằng mũi thêu lướt vặn - Hình 1
Bước 1: Mũi thêu đầu tiên bạn thực hiện bằng 1/2 khích thước đường thêu lướt vặn mà bạn định thêu cho đường thẳng này. Có thể hiểu đơn giản là đường thêu lướt vặn của bạn là 0.5cm thì đường thêu đầu tiên sẽ là 0.25cm. Và sau đó bắt đầu mũi thêu lướt vặn 0.5cm.
Bước 2: Thực hiện mũi thêu thứ hai gấp đôi mũi thêu đầu tiên và tất cả các mũi thêu còn lại có kích thước bằng mũi thêu thứ 2 cho đến khi kết thúc.
Bước 3: Sau khi thêu đến điểm cuối, bạn vẫn đâm kim vào điểm cuối của mũi thêu trước đó và thêu một đường thẳng đến điểm hoàn thiện, một lần nữa. Vì vậy, về cơ bản, bạn đâm kim vào điểm đầu và điểm cuối của đường thêu hai lần. Đó là một mũi thêu nhỏ, một mũi thêu thường.
Bước 4: Một đường thêu lướt vặn hoàn chỉnh.
Sau khi kết thúc đường thêu lướt vặn thứ nhất với độ dày đường thêu đều nhau. Vậy còn đường thêu lướt vặn thứ 2 bắt đầu như thế nào đây? Bạn sẽ bắt đầu ở đâu?
Rất đơn giản, khi kim đi ra mặt sau tại điểm gốc, bạn chỉ cần luồn kim xuống một trong các mặt sau mũi thêu kế cận và đưa kim lên điểm gốc. Sau đó bắt đầu thêu mũi lướt vặn như cách bạn thêu đường đầu tiên. Hoàn thành đường thêu và bạn sẽ có một đường thêu lướt vặn bo gốc hoàn chỉnh.
Hướng dẫn bo góc bằng mũi thêu lướt vặn - Hình 2
Trên đây là tất tần tật kiến thức về mũi thêu lướt vặn, hy vọng rằng đã có thể giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình. Mời bạn ghé thăm website: đồng phục Song Phú để tham khảo thêm nhiều bài viết hay hơn nữa nhé.